Giáo án lớp 3 - Tuần 16
I. Mục tiêu :
- Đọc đúng các tiếng, từ khó : danh lợi, nóng lực, nồng nặc, nổi tiếng,.
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về tình cảm của người bệnh, sự tận tuỵ và lòng nhân hậu của Lãn Ông.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ :Hải Thượng Lãn Ông, danh lợi, bệnh đậu, tái phát,.
II. Các hoạt động dạy- học :
1. Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc
Các hoạt động dạy học. 1. ổn định. 2. Kiểm tra. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu, ghi đầu bài. * Hoạt động 1: Quan sát - Nhận xét. - GV cho HS quan sát và giới thiệu mẫu vật, kết hợp với hình gợi ý trong SGK. - GV yêu cầu học sinh nhận xét về đặc điểm của mẫu vật về. + Sự giống nhau, khác nhau về đặc điểm của một số đồ vật như chai, lọ, phích nước, bình đựng nước…. Sự giống nhau: có miệng, cổ, vai, thân, đáy. Khác nhau: ở tỉ lệ các bộ phận (to, nhỏ, rộng, hẹp, cao, thấp…) và các chi tiết- nắp đậy, quai xách, tay cầm…. Sự khác nhau về vị trí, tỉ lệ, độ đậm nhạt giữa các mẫu vật trong một mẫu vẽ. vị trí ở trước, ở sau. Kích thức to nhỏ, cao, thấp. Độ đậm nhạt. - GV: Các em hãy quan sát và so sánh tỉ lệ của mẫu vẽ. Khung hình chung, khung hình riêng, chiều cao, chiều ngang của từng mẫu vật. - GV đưa một số mẫu vật khác nhau (bố cục) ? Nên đặt mẫu vẽ gồm các vật nào? Sắp xếp mẫu vật vẽ ntn là hợp lí? - GV hướng dẫn HS đặt mẫu có bố cục đẹp để vẽ theo nhóm. Lưu ý: Đặt mẫu vẽ ở nơi thuận tiện để HS quan sát. * Hoạt động 2: Cách vẽ. - GV vừa HS vừa vẽ lên bảng về bố cục một bài vẽ để HS quan sát và nhận biết các bước vẽ. + Ước lượng và vẽ khung hình chung của mẫu (bố cục bài vẽ theo chiều dọc hay chiều ngang tờ giấy cho hợp lí) + Vẽ khung hình có từng mẫu vật. + Tìm tỉ lệ các bộ phận: miệng, cổ, vai, thân,… của mẫu vật. + Vẽ phác hình bằng các nét thẳng sau đó vẽ hình chi tiết cho giống mẫu. + Có thể vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hay bút chì màu. * Hoạt động 3: Thực hành- GV đặt mẫu vẽ lên bảng bàn. - HS thực hành vẽ. Lưu ý. vẽ đúng theo vị trí quan sát của từng người, không vẽ giống nhau. - GV gợi ý cho HS cách vẽ khung hình chung, khung hình từng mẫu vật. Vẽ phác hình bằng các nét thẳng. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá, - GV cùng HS chọn một số bài vẽ của HS gợi ý nhận xét xếp loại về. + Bố cục, hình vẽ có rõ đặc điểm, tỉ lệ sát với mẫu không, các độ đậm nhạt - GV nhận xét, bổ sung, chỉ ra ưu điểm, nhược điểm. 4. Củng cố - Dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về nhà tập vẽ trang trí các đồ vật mà em thích, sưu tầm tranh của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung trên sách báo. Ngày soạn: Thứ 3 ngày 4 tháng 12 năm 2012 Ngày dạy: Thứ 3 ngày 11 tháng 12 năm 2012 Tiếng việt – chính tả Thầy thuốc như mẹ hiền I. Mục tiêu. - Rèn cho học sinh có kỹ năng viết đúng viết đẹp. Yêu cầu học sinh viết đúng một đoạn trong bài: Thầy cúng đi bệnh viện. II. Chuẩn bị. Nội dung bài. III. Lên lớp. - GV phổ biến nhiệm vụ và yêu cầu giờ học. - GV cho học sinh đọc đoạn: “ Từ đầu …. bệnh không thuyên giảm" - Nội dung đoạn văn này nói lên điều gì ? - Học sinh nêu nội dung đoạn văn. ? Trong đoạn văn này có những từ nào dễ viết sai ? - Học sinh nêu các từ khó trong đoạn văn. - GV đọc cho học sinh luyện viết các từ khó trong đoạn văn. - GV lưu ý cho học sinh cách viết và trình bày bài viết. - GV đọc cho học sinh viết bài. - Học sinh viết xong GV cho học sinh đổi chéo vở cho nhau. - GV đọc cho học sinh soát lỗi. - Gọi học sinh nêu lỗi trong bài viết của bạn. - GV tổ chức cho học sinh sửa lỗi. IV. Củng cố – Dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về nhà tiết tục rèn luyện chữ viết.. ôn Toán giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp) I. Mục tiêu. Giúp học sinh: - Củng cố về cách tính một số phần trăm của một số. - Vận dụng giải một số bài toán đơn giản về tính một số phần trăm của một số. II.Đồ dùng dạy học : - HS chuẩn bị VBT : môn toán. III.Các hoạt động dạy học : 1) GV giới thiệu và nêu yêu cầu của giờ học. 2) GV định hướng kiến thức cần hoàn thiện cho HS. 3) Hoạt động tự học : - GV theo sát giúp đỡ HS yếu trong khi làm bài tập HS tự hoàn thiện một số bài tập của từng môn theo phần định hướng của GV. 4) Kiểm tra hoạt động tự học của HS - GV, HS khác nhận xét, chữa bài - GV chốt về cách tính một số phần trăm của một số Kết quả : (VBT trang 89 ) Bài 1 : 24 học sinh Bài 2 : 3015000 đồng Bài 3 : a) 600 cây; b)300 cây ; c)900 cây Bài 4 : 200000 đồng 5) Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét giờ học - HS chuẩn bị bài sau ___________________________________ Ngày soạn: Thứ 4 ngày 5 tháng 12 năm 2012 Ngày dạy: Thứ 4 ngày 12 tháng 12 năm 2012 Tiếng Việt Luyện tập tả người I. Mục tiêu : - Rèn luyện kĩ năng viết hoàn chỉnh một bài văn tả người. - Bài viết làm nổi bật các đặc điểm về ngoại hình, tính tình, hoạt động của người được miêu tả. II. Các hoạt động dạy học : 1. Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài. 2. Ôn tập kiến thức : Cấu tạo của bài văn tả người ? 3. Luyện tập Đề bài : Hãy tả người mà em yêu quý - GV cho HS xác định yêu cầu của bài. - GV gọi HS giới thiệu người định tả. - GV yêu cầu HS cần nêu được các ý theo yêu cầu của đề bài về tả người mà em yêu quý. - GV gợi ý đối với HS yếu. - Yêu cầu HS tự làm, GV theo sát giúp đỡ HS yếu. - GV gọi HS tiếp nối nhau đọc bài làm. - GV, HS khác nhận xét, bổ sung( nếu cần ) HS xác định yêu cầu của đề bài. HS tiếp nối phát biểu : ... Ví dụ : + Giới thiệu người định tả. + Hình dáng : cao cao, ... + Tính tình : + Em có kỉ niệm gì khó quên về người đó. HS làm bài cá nhân HS đọc bài làm trước lớp 4. Củng cố - dặn dò : GV đọc bài văn mẫu cho HS tham khảo - Nhận xét giờ học. ________________________________________ ôn Toán giải toán về tỉ số phần trăm I. Mục tiêu. Giúp học sinh: - Củng cố về cách tìm một số khi biết một phần trăm của nó. - Vận dụng giải các bài toán đơn giản dạng tìm một số khi biết một số phần trăm của nó. II. Đồ dùng dạy học : - HS chẩn bị VBT môn toán. III. Các hoạt động dạy học : 1) GV giới thiệu và nêu yêu cầu của giờ học. 2) GV định hướng kiến thức cần hoàn thiện cho HS. 3) Hoạt động tự học : - GV theo sát giúp đỡ HS yếu trong khi làm bài tập ( GV có thể hướng dẫn lại cách đọc đối với HS yếu) HS tự hoàn thiện một số bài tập của môn toán. 4) Kiểm tra hoạt động tự học của HS - GV, HS khác nhận xét, chữa bài - GV chốt về cách tính một số phần trăm của một số. Kết quả : (VBT trang 95 ) Bài 1 : theo thứ tự : 41,4 ; 0,5963; 0,135 Bài 2 : Đáp số : 36 kg gạo nếp Bài 3 : Đáp số 810 m2 Bài 4 : a) 100kg ; b) 12lít ; c) 1000m2 5) Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét giờ học - HS chuẩn bị bài sau Ngày soạn: Thứ 5 ngày 6 tháng 12 năm 2012 Ngày dạy: Thứ 5 ngày 13 tháng 12 năm 2012 Kĩ thuật Tiết Số 16: một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta I. Mục tiêu. HS cần phải: - Kể được một số giống gà và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. - Có ý thức nuôi gà. II. Đồ dùng dạy học. - Tranh ảnh minh hoạ đặc điểm hình dạng của một số giống gà tốt. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. ổn định. 2. Kiểm tra. 3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. b. Nội dung bài. * Hoạt động 1: Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta và địa phương. - GV: Hiện nay ở nước ta nuôi rất nhiều giống gà khác nhau. ? Em nào có thể kể tên một số giống gà mà em biết? - HS kể tên - GV ghi làm 3 nhóm: gà nội, gà nhập nội, gà lai. - GV kết luận: có nhiều giống gà nuôi ở nước ta như gà ri, gà đông cảo, gà ác…có giống gà nhập nội như gà tam hoàng, gà lơ go, gà rốt… * Hoạt động 2: Tìm hiểu một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. - HS thảo luận nhóm 4 - đọc thông tin trong SGK và dựa vào hiểu biết của mìnhđể trả lời câu hỏi. ? Em hãy nêu đặc điểm về hình dạng, ưu điểm và nhược điểm chủ yếu của giống gà ri, gà ác, gà lơ-go, gà Tam hoàng? ? Nêu của một số giống gà được nuôi nhiều ở địa phương em? - HS trao đổi thảo luận - ghi kết quả vào giấy. - Đai diện các nhóm nêu câu trả lời của nhóm mình. - HS - GV nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét tóm tắt ý chính của từng loại gà. - GV: ở nước ta hiện nay đang nuôi nhiều giống gà. Mỗi giống gà có đặc điểm, hình dạng và ưu nhược điểm riêng. Khi nuôi gà cần căn cứ vào mục đích nuôi và điều kiện chăn nuôi của GĐ để lựa chọn giống gà nuôi cho tốt phù hợp. 4. Củng cố, dặn dò. - GV hệ thống nội dung bài. - GV nhận xét tiết học - dặn về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. ôn luyện từ và câu Tổng kết vốn từ I. Mục tiêu : - HS liệt kê được những từ ngữ chỉ người, nghề nghiệp, các dân tộc anh em trên đất nước ; từ ngữ miêu tả hình dáng của người ; các câu thành ngư, tục ngữ, ca dao nói về quan hệ thầy trò, bè bạn. - Từ những từ ngữ miêu tả hình dáng của người, viết được đoạn văn miêu tả hình dáng của một người cụ thể. II.Các hoạt động dạy học : A.Kiểm tra bài cũ : HS làm bài tập 1 trong tiết LTVC trước. B.Dạy bài mới : 1) Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài. 2) Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1 : - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV giúp đỡ HS yếu khi làm bài. - GV, HS khác nhận xét, bổ sung. Bài tập 2 : - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. - GV ghi nhanh một số câu lên bảng. - GV nhận xét khen ngợi HS thuộc nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ. - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm trên giấy khổ to. Bài tập 3 : - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm làm bài trên giấy khổ to. - GV, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV khen ngợi nhóm HS tìm được nhiều từ miêu tả hình dáng của người. 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. HS tự làm rồi nối tiếp nhau trình bày trước lớp. Ví dụ : a) Ông, bà, cậu , anh, chị,em... b) Bạn thân, cô lao công,.. HS đối chiếu kết quả, tự chữa bài. 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. HS làm bài vào VBT nối tiếp nhau phát biểu: a) Anh em như thể tay chân Máu chảy ruột mềm b) + Không thầy đố mày làm nên + Kính thầy yêu bạn. 1 HS đọc to trước lớp. Mỗi nhóm làm 1-2 phần của bài. Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. a) Miêu tả mái tóc : bạc phơ, đen mượt b) Miêu tả đôi mắt : sáng long lanh, c) Miêu tả khuôn mặt : phúc hậu,... d) Miêu tả làn da : trắng hồng, ... e) Miêu tả vóc người : cân đối, mập mạp C. Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét giờ học ; HS chuẩn bị bài sau. ________________________________________ Kí duyệt của ban giám hiệu ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- GA CHIEU TUAN 16.doc