Giáo án lớp 3 - Tuần 20

I. Mục tiêu :

 - Đọc đúng các tiếng, từ khó : Linh Từ Quốc Mẫu, ứa nước mắt, xã tắc,chuyên quyền, quở trách.

 - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt các lời nhân vật.

 - Hiểu các từ ngữ khó : thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu,.

II.Các hoạt động dạy học :

 1) GV nêu yêu cầu của giờ học.

 2) GV hướng dẫn HS luyện đọc.

- GV yêu cầu HS khá đọc toàn bài

- GVgọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài

(2-3 lượt).GV chú ý sửa lỗi phát âm (lập nên, quở trách, xã tắc, Linh Từ Quốc Mẫu,.)

 - GV gọi HS đọc phần chú giải.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp

- GV gọi HS đọc toàn bài

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

2 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài.

HS đọc bài theo trình tự :

+ HS 1 : Trần Thủ Độ .ông mới tha cho

+ HS 2 : Một lần khác . thưởng cho

+ HS 3 : Phần còn lại

-1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

-HS cùng bàn luyện đọc từng đoạn.

-2 HS đọc thành tiếng trước lớp.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 tắc, Linh Từ Quốc Mẫu,...) 
 - GV gọi HS đọc phần chú giải.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- GV gọi HS đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
2 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài.
HS đọc bài theo trình tự : 
+ HS 1 : Trần Thủ Độ ...ông mới tha cho
+ HS 2 : Một lần khác ... thưởng cho 
+ HS 3 : Phần còn lại
-1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
-HS cùng bàn luyện đọc từng đoạn.
-2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
 3) Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau.
_______________________________________
mĩ thuật
Tiết Số 20. Vẽ theo mẫu: mẫu vẽ có hai - ba vật mẫu
I. Mục tiêu.
- HS biết quan sát, so sánh để tìm ra tỉ lệ, đặc điểm riêng và độ đậm nhạt của mẫu.
- HS vẽ được hình gần giống mẫu, bố cục cân đối.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của mẫu, bài vẽ.
II. Đồ dùng dạy- học.
- GV: mẫu vẽ, hình gợi ý cách vẽ.
- HS: Vở thực hành, chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
 - GV nhận xét - ghi điểm.
3. Bài mới. a. GTB. GV giới thiệu ghi đầu bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
*. Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét
- Bày mẫu, HS quan sát, nêu nhận xét về:
+ Tỉ lệ chung của mẫu? Vị trí, hình dáng, màu sắc, đặc điểm,... của lọ và quả.
+ So sánh tỉ lệ giữa các vật mẫu, giữa các bộ phận từng mẫu? Phần sáng và tối của mẫu?
* Hoạt động 2. Cách vẽ
- Treo bảng hình gợi ý, HS nhận xét bố cục
+ Hình vẽ quá nhỏ, to so với giấy? Cân đối, không cân đối ?
- HS nêu các bớc tiến hành bài vẽ theo mẫu
* Hoạt động 3: Thực hành
- GV đưa vật mẫu lên bàn để HS dễ quan sát.
- HS làm bài cá nhân vào vở thực hành
- Quan sát HS làm bài, nhắc HS: bố cục hình vẽ phù hợp tờ giấy, chú ý tỉ lệ các bộ phận, vẽ đậm nhạt.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Chọn bài hoàn thành ở những mức độ khác nhau, dán bảng
- HS nhận xét, đánh giá và xếp loại theo cảm nhận riêng.
- GV nhận xét chung, khen HS có bài vẽ đẹp
1.Quan sát, nhận xét:
- Vị trí vật mẫu
- Tỉ lệ của mẫu vẽ
- Hình dáng, đặc điểm vật mẫu.
- Độ đậm nhạt ở mẫu vẽ
2. Cách vẽ
- Vẽ khung hình chung của mẫu, khung hình riêng từng vật mẫu.
- Vẽ đường trục
- Tìm tỉ lệ, vẽ phác nét chính
- Vẽ chi tiết cho giống mẫu.
- Phác mảng đậm nhạt
- Hoàn thành bài vẽ
3. Thực hành
- Vẽ ấm tích và cái bát
4. Nhận xét, đánh giá
- Bố cục
- Hình vẽ
- Đậm nhạt
4. Củng cố - Dặn dò . 
- Chuẩn bị đất nặn cho bài sau: Nặn tạo dáng.
Soạn ngày: Thứ tư ngày 2 tháng 1 năm 2013
Ngày dạy: Thứ tư ngày 9 tháng 1 năm 2013
Tiếng Việt
Luyện tập tả người
I. Mục tiêu : 
	- Rèn luyện kĩ năng viết hoàn chỉnh một bài văn tả người.
	- Bài viết làm nổi bật các đặc điểm về ngoại hình, tính tình, hoạt động của người được miêu tả.
II. Các hoạt động dạy học : 
	1. Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài.
	2. Ôn tập kiến thức : Cấu tạo của bài văn tả người ? 
	3. Luyện tập
	Đề bài : Hãy tả người mà em yêu quý
- GV cho HS xác định yêu cầu của bài.
- GV gọi HS giới thiệu người định tả.
- GV yêu cầu HS cần nêu được các ý theo yêu cầu của đề bài về tả người mà em yêu quý.
- GV gợi ý đối với HS yếu. 
- Yêu cầu HS tự làm, GV theo sát giúp đỡ HS yếu.
- GV gọi HS tiếp nối nhau đọc bài làm.
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung( nếu cần )
HS xác định yêu cầu của đề bài.
HS tiếp nối phát biểu : ...
Ví dụ : 
+ Giới thiệu người định tả.
+ Hình dáng : cao cao, ...
+ Tính tình : 
+ Em có kỉ niệm gì khó quên về người đó.
HS làm bài cá nhân
HS đọc bài làm trước lớp 
 4. Củng cố - dặn dò : GV đọc bài văn mẫu cho HS tham khảo 
	 - Nhận xét giờ học.
toán
Luyện tập về chu vi, diện tích hình tròn
I. Mục tiêu : 
- Củng cố, khắc sâu và nâng cao cho HS về cách tính chu vi, diện tích hình tròn.
- HS vận dụng vào làm bài tập chính xác, nhanh.
II. Các hoạt động dạy học : 
	A. Kiểm tra bài cũ : 
 Tính diện tích của hình tròn biết đường kính d = 4 cm 
	B. Dạy bài mới : 	1) Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài.
	 2) Hướng dẫn HS làm một số bài tập sau
Bài 1 : Viết số đo thích hợp vào ô trống : 
Hình tròn 
 (1) 
 (2) 
Bán kính 
 3cm 
 0,6dm
Chu vi 
Diện tích 
- GV nhận xét chốt cách tính chu vi, diện tích hình tròn.
HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài.
2 HS lên bảng làm bài. Đáp án : 
Hình tròn 1 : 18,84cm ; 28,26cm2 
Hình tròn 2 : 3,768dm ; 1,1304dm2 
Bài 2 : Tính diện tích phần tô đậmcủa hình vuông ABCD ( theo hình bên )
 A B 
20cm
 D C 
GV gợi ý đối với HS yếu : 
+Tìm diện tích của hình vuông.
+Tìm diện tích của hình tròn.
+Tìm hiệu diện tích của hình vuông và hình tròn(diện tích phần tô đậm)
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài
HS cùng bàn trao đổi làm bài rồi chữa bài, một HS lên bảng làm bài. Cụ thể : 
Diện tích của hình vuông là : 
 20 20 = 400 ( cm2 ) 
bán kính của hình tròn là : 
 20 : 2 = 10 ( cm ) 
Diện tích của hình tròn là : 
 10 10 3,14 = 314 ( cm2 ) 
Diện tích phần tô đậm là : 
 400 - 314 = 86 ( cm2 )
Bài 3 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
Diện tích phần đã tô đậm của hình chữ nhật là : 
A. 6,785 cm2 C. 5,215cm2 
B. 13,85cm2 D. 6cm2 
- Khi chữa bài, GV yêu cầu HS nêu miệng cách làm.
- GV nhận xét, chốt cách làm.
 0,5cm 2cm 
 3cm 
HS cùng bàn trao đổi để khoanh vào kết quả đúng. đáp án : Khoanh vào C
 3) Củng cố - dặn dò : GV nhận xét giờ học.
 HS chuẩn bị bài sau.
Soạn ngày: Thứ năm ngày 3 tháng 1 năm 2013
Ngày dạy: Thứ năm ngày 10 tháng 1 năm 2013
kĩ thuật
tiết số 20. Chăm sóc gà.
I. Mục tiêu. HS cần phải.
- Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
- Biết cách chăm sóc gà. Có ý thức chăm sóc và bảo vệ gà.
II. Đồ dùng dạy học.
- Một số hình ảnh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. ? Nêu mục đích và ý nghĩa của viếc nuôi dưỡng gà ?
	- GV nhận xét - ghi điểm.
3. Bài mới. a. GTB. GV giới thiệu ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
* HĐ1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
	GV: Khi nuôi gà, ngoài việc cho gà ăn, uống chúng ta cần tiến hành một số công việc khác như sưởi ấm cho gà mới nở, che nắng che gió… tất cả các công việc đó gọi là chăm sóc gà.
- HS đọc mục 1 trong SGK.
? Em hãy nêu tác dụng và mục đích của việc chăm sóc gà?
- HS nêu- GV cùng lớp bổ sung cho đầy đủ.
* HĐ2: Tìm hiểu cách chăm sóc gà.
- HS đọc mục 2 trong SGk.
a. Sưởi ấm cho gà con.
- Cho HS quan sát H1 trong SGK.
? Gà con bị lạnh sẽ ntn?
( Kém ăn, dễ nhiễm bệnh đường hô hấp…)
? Dựa vào H1 em hãy nêu dụng cụ để sưởi ấm cho gà?
- HS nêu câu trả lời.
? ở GĐ em, địa phương em thường sưởi ấm cho gà con ntn?
- HS tự liên hệ VD: dùng điện, đốt bếp than, củi…
- GV nhận xét, bổ sung.
b. Chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà.
- HS đọc mục 2b.
? Em hãy nêu cách phòng nóng, phòng rét, phòng ẩm cho gà?
- HS nêu câu trả lời- GV n/x nêu tóm tắt t/d và cách phòng nóng, rét, ẩm cho gà.
? Nêu cách phòng nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà ở địa phương em, g/đ em?
- HS tự liên hệ.
KL. Gà không chịu được nóng quá, rét quá, ẩm quá và dễ bị ngộ độc bởi thức ăn có vị mặn…Khi nuôi gà cần chăm sóc gà bằng những cách như sưởi ấm, chống nóng, chống rét cho gà.
c. Phòng ngộ độc thức ăn cho gà.
- HS đọc mục 2 c.
? Dựa vào H2 em hãy kể tên những thức ăn gây ngộ độc cho gà?
- HS trao đổi nhóm đôi trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố, dặn dò.
- GV hệ thống nội dung bài - nhận xét tiết học.
- Dặnhọc sinh: về nhà vận dụng những điều đã học vào trong chăn nuôi ở GĐ em và chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt - LTVC
Luyện tập về câu ghép
I. Mục tiêu : 
	- Củng cố, khắc sâu và nâng cao kĩ năng cho HS đặt câu ghép có sử dụng cách nối các vế câu ghép bằng QHT và cặp QHT.
	- HS vận dụng vào làm bài tập chính xác, nhanh.
II.Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ : Lấy ví dụ về cách nối các vế câu ghép bằng QHT và cặp QHT? 
B. Dạy bài mới : 	1) Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài.
	2) GV hướng dẫn HS làm một số bài tạp sau
Bài tập 1 : Gạch một gạch dưới các vé câu, gạch hai gạch dưới các QHT, cặp QHT trong từng câu sau : 
- Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể.
- Nếu chúng em được về thủ đô thì chúng em nhất định đi thăm lăng Bác.
- Do nó học giỏi toán nên nó làm toán rất nhanh.
- Em làm xong bài tập rồi em mới đi chơi.
- GV gọi HS đọc ND và yêu cầu của bài tập.
- GV giúp HS yếu khi làm bài.
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt cách nối các vế của câu ghép bằng QHT và cặp QHT
1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
HS tự làm bài tập rồi chữa bài. Cụ thể : 
Do nó học giỏi toán nên nó làm toán rất nhanh
Bài tập 2 : Tìm QHT thích hợp để điền vào chỗ chấm trong từng câu dưới đây : 
a)Tôi khuyên nó ... nó vẫn không nghe.
b) Mưa rất to ... gió rất lớn.
c) Cậu đọc ... tớ đọc.
d) Tại vườn trường, tổ 1 đang vun gốc ... tổ 2 đang tỉa cành.
GV yêu cầu HS tự làm bài. 
- GV gợi ý cho HS : dựa vào nội dung của từng vế câu để tìm QHT cho đúng.
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt về cách nối các vế của câu ghép bằng QHT.
HS cùng bàn trao đổi, làm bài rồi chữa bài. Cụ thể : 
c) Cậu đọc hay tớ đọc.
 Đáp án : a)Nhưng ( hoặc mà) ; b) Và
 d) Còn
Bài tập 3 : Tìm cặp QHT thích hợp với chỗ chấm trong từng câu sau : 
a) ...tôi đạt danh hiệu "học sinh xuất sắc " ...bố mẹ tôi thưởng cho tôi chiếc cặp mới
b) ...trời mưa ... lớp ta hoãn đi cắm trại.
c) ... gia đình gặp nhiều khó khăn ... bạn Hạnh vẫn phấn đấu học giỏi.
d) ... trẻ con thích bộ phim Tây du kí ... người lớn cũng rất thích.
- GV yêu cầu HS tự làm. 
- GV gợi ý đối với HS yếu : dựa vào nội dung của mỗi vế câu....
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung.
HS tự làm rồi chữa bài. Cụ thể : 
b) Vì trời mưa nên lớp ta hoãn đi cắm trại
c) Tuy gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng bạn Hạnh vẫn phấn đấu học giỏi.
Bài tập 4 : Đặt 2 câu ghép có sử dụng QHT và cặp QHT.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đặt câu đúng, hay.
HS tự làm rồi nối tiếp đọc câu mình đặt trước lớp. Ví dụ : Tuy Hoa học giỏi nhưng bạn ấy không bao giờ kênh kiệu.
 3) Củng cố - dặn dò : GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau.
Kí duyệt của ban giám hiệu
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGA CHIEU TUAN 20.doc