Giáo án lớp 3 - Tuần 31

I. Mục tiêu :

 - Đọc đúng các từ, tiếng khó : giải truyền đơn, rủi, bồn chồn, lục đục, giắt trên lưng quần, rảo bước, xì xào, xách súng, rầm rầm, Mỹ Lồng.

 - Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng diễn tả đúng tâm trạng bồi hồi, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi đầu làm việc cho cách mạng.

II.Các hoạt động dạy học :

 1) GV nêu yêu cầu của giờ học.

 2) GV hướng dẫn HS luyện đọc.

a) Luyện đọc :

- GV yêu cầu HS khá đọc toàn bài.

- GV gọi 5 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài ( 2-3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm(rải truyền đơn, bồn chồn, lục đục, giắt trên lưng quần, .)

- GV gọi HS đọc phần chú giải

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp

- GV gọi HS đọc toàn bài

- GV đọc diễn cảm toàn bài

2 HS nối tiếp nhau đọc bài văn.

HS đọc bài theo trình tự :

+HS 1 : Từ đầu .không biết giấy gì.

+HS 2 : Tiếp .chạy rầm rầm.

+HS 3 : Phần còn lại

1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

HS cùng bàn luyện đọc từng đoạn.

2 HS đọc thành tiếng trước lớp.

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 dạy-học chủ yếu.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- Gợi ý HS nhận thấy :
+ vẽ về ước mơ là thể hiện mong muốn của người vẽ vè hiện tại hoặc tương lai qua hình ảnh và màu sắc (du lịch, đại dương, môi trường, bác sỹ, phi công,...)
- HS nêu ước mơ của mình.
- GV cho học sinh quan sát một số bức tranh để học sinh tham khảo.
* Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- Treo tranh, HS quan sát, nhận xét tranh để nhận ra sự đa dạng của nội dung đề tài. 
+ Chọn hình ảnh chính, phụ làm rõ đề tài.
+ Vẽ hình ảnh chính trước, sắp xếp cân đối.
+ Vẽ hình ảnh phụ cho tranh sinh động.
+ Vẽ màu theo ý thích (có màu đậm, màu nhạt)
* Hoạt động 3: Thực hành
- Cho HS vẽ cá nhân vào giấy. Nhắc:
+ Không vẽ nhiều hình ảnh tản mạn sẽ làm bài vụn vặt, không rõ trọng tâm.
- GV quan sát hướng dẫn học sinh tích cực, tự giac thực hành.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Chọn 1 số bài đẹp, chưa đẹp để nhận xét về : nội dung, sắp xếp, vẽ hình, vẽ màu
- HS nêu nhận xét theo cảm nhận riêng.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
- Tổng kết, chọn bài đẹp treo ở lớp.
1. Tìm, chọn nội dung đề tài
- Muốn sống trên cung trăng, dưới đáy đại dương, trái đất mãi mãi hoà bình, du lịch khắp hành tinh.
- Trở thành kỹ sư, bác sỹ, hoạ sỹ,...
2. Cách vẽ tranh
- Chọn hình ảnh chính, phụ làm rõ nội dung đề tài.
+ Vẽ h/ả chính trước, sắp xếp cân đối trong phần giấy.
+ Vẽ h/ả phụ cho tranh sinh động 
+ Vẽ màu : có mầu đậm, màu nhạt
3. Thực hành vẽ cá nhân 
4. Nhận xét, đánh giá
- Cách chọn nội dung (độc đáo, ý nghĩa thể hiện ước mơ)
- Cách sắp xếp hình ảnh (sinh động).
- Cách vẽ màu (hài hoà cớ đậm, nhạt)
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Vẽ tĩnh vật.
Soạn ngày: Thứ ba ngày 26 tháng 3 năm 2013
Ngày dạy: Thứ ba ngày 2 tháng 4 năm 2013
tiếng việt
Luyện viết bài " Công việc đầu tiên"
I. Mục tiêu : 
	 - Nghe - viết đúng chính tả một đoạn của bài "Công việc đầu tiên" 
	- Làm đúng bài tập chính tả viết hoa các danh hiệu, huân huy chương, giải thưởng
	- HS có ý thức trong giờ học
II.Các hoạt động dạy học : 
	A.Kiểm tra bài cũ : HS viết : Huân chương Sao vàng, Huân chương Quân công, Huân chương lao động.
	B.Dạy bài mới : 	1) Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài.
	2) Hướng dẫn HS nghe - viết : 
- GVgọi HS đọc đoạn viết chính tả bài "Công việc đầu tiên"
- Đoạn văn cho em biết điều gì ? 
- GV hướng dẫn HS viết một số từ khó :
giấu truyền đơn, thấp thỏm, giắt trên lưng quần, rải giấy nhiều quá, ...
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV chấm, nhận xét bài viết.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS khác đọc thầm.( Từ nhận công việc ... em ạ ) 
- HS nêu: ... 
HS viết từ khó vở nháp, bảng lớp theo hướng dẫn của GV.
- HS viết bài.
- HS đối chiếu với SGK, tự soát lỗi
3) Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét tiết học.
 - HS chuẩn bị bài sau.
__________________________________
Toán
Luyện tập về phép cộng, phép trừ
I. Mục tiêu : 
	- Củng cố, khắc sâu cho HS về cách cộng, trừ các số thập phân, phân số.
	- HS vận dụng vào làm bài tập chính xác, nhanh.
	- HS có ý thức trong giờ học.
II. Các hoạt động dạy học
	1) Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài
	 2) GV hướng dẫn HS làm một số bài tập sau :
Bài tập 1 : Tính :
a) 345627 + 270686 b) 142,6 - 56,9 
b) ; d) 
- GV cho HS tự làm bài
- GV nhận xét, chốt cách cộng, trừ số tự nhiên, số thập phân, phân số.
HS tự làm rồi chữa bài. Chẳng hạn : 
b) 142,6 
 56,9 
 85,7 
c) 
Bài tập 2 : Tính bằng cách thuận tiện nhất : 
3,96 + 0,32 + 0,68 ; 60 - 13,75 - 26,25 
 ; 
- GV giúp đỡ HS yếu khi làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài, chốt về cách tính thuận tiện đối với số thập phân, phân số
HS tự làm vào vở, 1 số HS lên bảng làm bài. Chẳng hạn : 
 60 - 13,75 - 26,25
 = 60 - ( 13,75 + 26,25 ) 
 = 60 - 40 
 = 20 
Bài tập 3 : Chiều rộng của một hình chữ nhật là , chiều dài của hình chữ nhật hơn chiều rộng dm. Tính chu vi của hình chữ nhật đó.
- GV gọi HS đọc lại bài toán.
- GV giúp đỡ HS yếu cách đổi hỗn số ra phân số
- GV nhận xét, chữa bài, chốt cách làm.
HS tự làm vào vở, một HS lên bảng làm bài. 
 3)Củng cố, dặn dò : GV nhận xét giờ học,
HS chuẩn bị bài sau.
Soạn ngày: Thứ tư ngày 27 tháng 3 năm 2013
Ngày dạy: Thứ tư ngày 3 tháng 4 năm 2013
Toán
Luyện tập về phép nhân
I. Mục tiêu : 
	- HS phải hoàn thiện kiến thức, kĩ năng về phép nhân.
	- HS có ý thức tự giác trong tiết tự học
II. Đồ dùng dạy học : HS chuẩn bị VBT : môn toán.
III. Các hoạt động dạy học : 
	 1) GV giới thiệu và nêu yêu cầu của giờ học.
 	 2) GV định hướng kiến thức cần hoàn thiện cho HS.
	 3) Hoạt động tự học : 
- GV theo sát giúp đỡ HS yếu trong khi làm bài tập.
HS tự hoàn thiện bài tập của từng môn theo phần định hướng của GV
 	4) Kiểm tra hoạt động tự học của HS :
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài
- GV chốt về cách nhân phân số, số thập phân, các tính chất của phép nhân.
Kết quả : (VBT trang 93 - 94 )
Bài 1 : a) 2200070 ; 159,66 
 44,1252 ; 4,6025
 b) ; 
 Bài 2 : a) 23,5 ; 47254 ; 0,47254 
 b) 6280 ; 9,9 ; 172,56 
Bài 3 : a) 5,87 ; b) 748 
Bài 4 : 120km
 5) Củng cố, dặn dò .
	- GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau
__________________________________________________________________
Tiếng Việt
Luyện tập về viết bài văn tả cảnh
I. Mục tiêu : 
	- Củng cố và khắc sâu cho HS kĩ năng lập dàn ý và viết được bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý ; thể hiện được những quan sát riêng ; dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng ; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II. Các hoạt động dạy học : 
	A. Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài
	B. GV hướng dẫn HS làm bài tập : 
1. Ôn tập phần lí thuyết : 
- GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh. 
- Cách miêu tả một cảnh vật ? 
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV khắc sâu cho HS cách viết bài văn tả cảnh
Một số HS trình bày trước lớp về cấu tạo của bài văn tả cảnh.
Tả từng bộ phân của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. 
2. Luyện tập : Làm bài văn miêu tả một trong các cảnh sau : 
a) Một ngày mới bắt đầu ở quê em.
b) Trường em trước buổi học.
- GV giúp đỡ HS yếu trong khi làm bài. 
- GV,HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, tuyên dương bài văn đủ ý, diễn đạt rõ ràng, trôi chảy, ...
HS chọn đề bài và tự làm rồi đọc bài viết của mình trước lớp. Chẳng hạn : ( đề b) 
Lúc nàu, từ cổng trường nhìn vào, sân trường thênh thang vắng lặng, hiện rõ trước mắt em, mấy cây bàng xanh tốt um tùm. Ngoài đây, học sinh đã lũ lượt đến. Các bạn nhỏ được cha mẹ chở. Các bạn lớn đi xe đạp hoặc đi bộ. Bạn nào cũng gọn gàng trong trang phục quen thuộc. .....
 C. Củng cố, dặn dò : GV nhận xét giờ học, HS xem lại bài tập.
_______________________________________
Soạn ngày: Thứ năm ngày 28 tháng 3 năm 2013
Ngày dạy: Thứ năm ngày 4 tháng 4 năm 2013
kĩ thuật
tiết số 31: Lắp rô bốt ( tiết 2)
I. Mục tiêu.
- Học sinh biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô bốt.
- Lắp được rô bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn kuyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết của rô bốt.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bộ đồ dung kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - Gọi HS nêu các bước lắp rô bốt.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
* Hoạt động 3. Thực hành lắp rô bốt.
a) Chọn chi tiết.
- GV cho học sinh chọn các chi thiết cần thiết để lắp rô bốt xếp vào nắp hộp.
- GV đôn đôc, kiểm tra học sinh.
b) Lắp từng bộ phận.
- GV gọi học sinh đọc lại phần ghi nhớ các bước lắp rô bốt cho cả lớp nghe.
- GV lưu ý dẫn học sinh khi lắp cần quan sát kĩ các bộ phần của rô bốt đọc và làm theo các bước đã hướng dẫn.
- Học sinh thực hành lắp từng bộ phần của rô bốt.
- GV quan sát lớp đôn đốc, hướng dẫn học sinh thực hành.
c) Lắp ráp rô bốt.
- Học sinh lắp ráp rô bốt theo các bước trong SGK.
- GV quan sát lớp đôn đốc, hướng dẫn học sinh thực hành.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà học và ghi nhớ quy trình lắp rô bốt, chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt
Luyện tập mở rộng vốn từ : Nam và nữ 
I. Mục tiêu : 
	- Củng cố, khắc sâu và nâng cao cho HS kĩ năng sử dụng các từ ngữ thuộc chủ đề nam và nữ để đặt câu, viết đoạn văn ngắn nói về 
	- HS vận dụng vào làm bài tập chính xác, nhanh.
II. Các hoạt động dạy học : 
	A. Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài
	B. GV hướng dẫn HS làm một số bài tập sau : 
Bài tập 1 : Chon từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ chấm : ( anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang ) 
Chị Võ Thị Sáu hiên ngang, .......... trước kẻ thù hung bạo.
Gương mặt chị ấy toát ra vẻ ........... , hiền lành
Trong hai cuộc kháng chiến, Đảng và Nhà nước ta đã tuyên dương các nữ ........... như : Nguyễn Thị Chiên, Tạ Thị Kiều, Kan Lịch.
Chị Nguyễn Thị út vừa đánh giặc giỏi, vừa ............công việc gia đình.
- GV gọi HS đọc lại yêu cầu của bài.
- GV gợi ý HS : dựa vào nội dung của mỗi câu để tìm từ thích hợp ....
- GV nhận xét, chữa bài.
HS tự làm bài rồi trình bày kết quả trước lớp. Đáp án : 
1. bất khuất ; 2. trung hậu 
3. anh hùng ; 4 đảm đang 
Bài tập 2 : Nối từ ở cột A với lời giải nghĩa tương ứng ở cột B : 
 1. Độ lượng a) nhân từ và hiền hậu 
 2. Nhường nhịn b) rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm 
 c) chịu phần thiệt thòi về mình để người khác 
 3. Nhân hậu được hưởng phần hơn trong quan hệ đối xử. 
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
HS tự làm rồi báo cáo kết quả trước lớp. 
Đáp án : 1- b ; 2 - c ; 3 - a
Bài tập 3 : Tìm và đặt câu với 2 câu tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. 
- GV giúp HS yếu khi làm bài
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài. 
HS tự làm rồi nối tiếp nhau đọc câu văn trớc lớp. Chẳng hạn : 
" Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh " là câu tục ngữ ca ngợi khí phách anh hùng của người phụ nữ Việt Nam. 
 C. Củng cố, dặn dò : GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau. 
Kí duyệt của ban giám hiệu
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docGA CHIEU TUAN 31.doc
Bài giảng liên quan