Giáo án Lớp 3 Tuần 32 - Đỗ Thị Thu Hương

I- Mục tiêu: Giúp HS:

- Củng cố cách thực hiện phép nhân, chia số có 5 chữ số với số có 1 chữ số và giải toán có lời văn.

- Rèn kỹ năng thực hiện phép tính và giải toán.

- Có sáng tạo khi làm bài.

II. Các hoạt động dạy và học chủ yếu.

1- Kiểm tra bài cũ(5'):

 - Học sinh tự nghĩ 1 phép chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số (có dư) Đặt tính và tính vào bảng con?

 

doc20 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 32 - Đỗ Thị Thu Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ịnh tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Bài 1: Có 9 thùng dầu như nhau chứa 414 l. Hỏi có 6 thùng như thế chứa được bao nhiêu lít dầu.
 Bài 2: Một đội công nhân trong 6 ngày sửa được 24 m đường. Hỏi nếu sửa 128m đường thì cần bao nhiêu ngày.
+ Có nhận xét gì về 2 bài toán này?
 Bài 3: An có 5 hộp bi như nhau đựng tổng cộng 120 viên bi. An cho bạn 2 hộp bi. Hỏi An còn lại bao nhiêu viên bi?
+ An cho bạn mấy hộp bi?
 + Số hộp bi đó tương ứng với bao nhiêu viên bi?
 Bài 4*: Dũng có 9 túi bi, Dũng cho bạn 18 viên bi thì Dũng còn lại 7 túi nguyên. Hỏi Dũng có bao nhiêu viên bi.
+ Dũng cho bạn 18 viên bi => tương ứng với mấy túi?
 + Số bi của 1 túi là bao nhiêu?
- Giáo viên chốt lại cách làm.
 Bài 5*: Không thực hiện phép tính hãy tìm X.( Dành cho HS khá giỏi)
 a- X x 172 = 172 x 8
 b- X x 48 + 132 = 48 x 7 + 132
 c- 423 - 48 : X = 423 - 48 : 6
- Giáo viên chốt lại:
* 2 tích bằng nhau, có 1 thừa số giống nhau thì thừa số còn lại cũng giống nhau.
* 2 thương bằng nhau, có số bị chia bằng nhau => số chia cũng bằng nhau.
* Tương tự 2 tổng, 2 hiệu cũng như vậy.
- Đọc bài toán.
- Nêu dạng toán.
- Trình bày bài làm vào vở.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Phân tích bài toán
- Chữa bài, nhận xét.
-...đều có dạng bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Nhưng bài 1 giải bằng 2 phép tính chia và nhân, bài 2 giải bằng hai phép tính chia.
-...Đọc bài toán.
-...Phân tích bài toán.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- Phân tích bài toán.
9 - 7 = 2 (túi)
18 : 2 = 9 (viên)
- Học sinh làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Trình bày bài làm vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
3- Củng cố - Dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học.
Buổi chiều
Luyện tập toán
Ôn: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
I. Mục tiêu
- Tiếp tục củng cố cho học sinh cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán. 
II. Chuẩn bị
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ.	
- Chữa bài tập tiết trước.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
B. Bài mới.	
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập. 
+ Bài 1: (cho học trung bình)
2 ô tô chở được 12000 kg hàng. Hỏi có 42000 kg hàng thì cần mấy ô tô để chở?
- Giáo viên nhận xét.
+ Bài 2: (cho học sinh khá giỏi)
May 5 bộ quần áo cần 10 m vải. Hỏi có 27 m vải thì may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo và còn thừa mấy dm vải?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
+ Bài 3: (Cho học sinh yếu)
Lắp 3 chiếc xe tải cần có 18 cái bánh. Hỏi có 30 bánh xe thì lắp được bao nhiêu xe tải?
3. Củng cố.
- Hỏi củng cố cách giải loại toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Ghi vở.
- Học sinh làm vở. 1 em nêu bài giải. Lớp nhận xét.
- Làm vở. 1 em chữa bài.
Lớp nhận xét.
- Học sinh thực hiện. Lớp nhận xét, chữa bài.
Luyện tập Tiếng Việt
LTVC: Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì?
. Mục tiêu 
- Tiếp tục học cánh sử dụng dấu hai chấm. Luyện tập về cách dùng dấu chấm.
- Rèn đặt câu và trả lời câu hỏi bằng gì.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ viết sẵn bài tập.
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ.
- Chữa bài tập tiết trước.
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng
* Hướng dẫn học sinh làm vở bài tập.
Bài 1: Cho học sinh đọc đề.
- Gọi 1 học sinh đọc lại đoạn văn.
(?) Trong bài có mấy dấu hai chấm?
(?) Dấu ":" thứ nhất được đặt trước cụm từ gì?
(?) Dấu ":" này dùng để làm gì?
(?) Dấu ":" thứ 2 có tác dụng gì?
(?) Dấu ":" thứ 3 có tác dụng gì?
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
Bài 2: Gọi học sinh đọc đề.
- Cho học sinh đọc thầm đoạn văn và điền dấu chấm thích hợp vào ô trống.
- Trình bày trước lớp.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Bài 3: Gọi học sinh đọc đề.
- Cho học sinh tự làm.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố.
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 em lên bảng. Lớp nhận xét.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- 1 em đọc.
- Có 3 dấu.
- ... câu nói của Bồ Chao.
- Báo hiệu lời nói của 1 nhân vật.
- Báo hiệu tiếp theo là lời giải thích cho sự việc.
- Báo hiệu tiếp theo là lời nói của Tu Hú.
- Nhắc lại.
- 1 em đọc.
- Học sinh thực hiện.
- Lớp nhận xét.
- 1 em đọc.
- Làm vở. 1 em chữa bài, lớp nhận xét.
Luyện tập Tiếng Việt
TLV: Thảo luận về bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng nói: Học sinh biết phối hợp với nhau để tổ chức họp nhóm trao đổi về chủ đề: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường. Bày tỏ được ý kiến riêng của mình những việc cần làm và những việc không nên làm.
- Rèn kĩ năng viết: Viết được 1 đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi học sinh đọc bài viết thư tiết trước.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng
* Hướng dẫn thực hiện bài tập trong vở bài tập.
Bài 1: 
- Chia lớp làm 3 nhóm. 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của đề.
(?) Nội dung cuộc họp là gì?
- Cho các nhóm thảo luận:
(?) Môi trường xung quanh em có gì tốt và chưa tốt?
(?) Những việc cần làm để bảo vệ môi trường là gì?
- Yêu cầu học sinh nêu lại trình tự cuộc họp nhóm.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh yếu.
- Giáo viên nhận xét chung.
3. Củng cố.
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 em kể. Lớp nhận xét.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- Học sinh chia theo 3 tổ.
- Học sinh đọc.
- Nhắc lại.
- Các nhóm thực hiện thảo luận theo các câu hỏi đã nêu.
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- học sinh làm bài, 3 em trình bày bài của mình, lớp nhận xét.
Thứ sáu ngày 24 tháng 4 năm 2009
toán
Luyện tập chung
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về giải toán liên quan đến rút về đơn vị và tính giá trị của biểu thức số.
	- Rèn luyện kỹ năng tính giá trị biểu thức số và giải toán có lời văn.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng: 
III- Các hoạt động dạy và học chủ yếu.
1- Kiểm tra bài cũ:
?+ Tự nghĩ một đề toán thuộc dạng toán " Bài toán liên quan đến rút về đơn vị"
 - Yêu cầu cả lớp giải bài toán vào giấy nháp.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Bài 1:
- Yêu cầu học sinh làm lần lượt vào giấy nháp các phép tính.
+ Bài toán củng cố lại kiến thức gì?
 + Muốn tính giá trị biểu thức có dấu ( ) làm như thế nào?
 Bài 2:
- Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán.
 5 tiết toán : 1 tuần.
 175 tiết toán.: ? tuần
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
Giáo viên chốt lại các bước giải của dạng toán" Bài toán liên quan đến rút về đơn vị"
 Bài 3: Giáo viên tóm tắt đề toán.
 3 người : 7500 đồng.
 2 người : ? đồng.
- Yêu cầu học sinh đặt đề toán theo tóm tắt
Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán .
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
-Yêu cầu học sinh làm bài.
 Bài 4:
- Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán.
+ Nhận xét các đơn vị đo có trong bài?
 + Để những đại lượng có cùng đơn vị đo cần phải làm như thế nào?
+ Muốn tính diện tích hình vuông cần biết gì?
 + Để tìm cạnh khi biết chu vi làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài => Đổi vở kiểm tra chéo.
+ Bài toán củng cố lại kiến thức gì? 
 + Muốn tính diện tích hình vuông làm như thế nào?
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài.
- 2 học sinh lên bảng làm.
- Tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc đơn và biểu thức gồm phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- Đọc đề toán.
- Phân tích bài toán.
- Nêu dạng toán.
- Trình bày bài làm vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- Học sinh đặt đề toán theo tóm tắt.
- Đây là dạng toán rút về đơn vị.
7500 : 3 = 2500 (đồng)
 2500 x 2 = 5000 (đồng)
 Đáp số: 5000 đồng.
-.. không cùng đơn vị đo.
-... đổi để chúng có cùng đơn vị đo.
- Cạnh hình vuông.
-...lấy chu vi chia 4.
Đổi 2 dm 4cm = 24 cm.
 24 : 4 = 6 (cm)
 6 x 6 = 36 (cm2)
 Đáp số: 36 cm2 
-...Cách tính diện tích hình vuông.
-... cạnh nhân cạnh
3- Củng cố - Dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học.
tập làm văn
Nói, viết về bảo vệ môi trờng
I - Mục tiêu.
	- Biết kể lại một việc làm để bảo vệ môi trường theo trình tự hợp lý. Viết được một đoạn văn ngắn (7-10 câu) kể lại việc làm trên.
	- Rèn kĩ năng nói với lời kể tự nhiên, và kỹ năng viết bài văn hợp lý, diễn đạt rõ ràng.
	- Có ý thức bảo vệ môi trường.
II- Đồ dùng: 
	- III- Các hoạt động dạy và học chủ yếu.
1- Giới thiệu bài.
2- Hướng dẫn làm bài tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
 Bài 1:
- Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
+ Yêu cầu chính của bài là gì?
 Giáo viên gạch chân dưới yêu cầu chính của bài.
Giáo viên phân nhóm: 4 học sinh một nhóm
+ Nêu tên đề tài nhóm mình chọn kể?
- Yêu cầu các nhóm trao đổi ý kiến về việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mà mình đã làm:
Chẳng hạn : Em đã làm việc tốt gì để góp phần bảo vệ môi trường? Việc tốt đó được làm ở đâu, vào lúc nào? Em đã tiến hành công việc đó ra sao? Kết quả như thế nào?
- Yêu cầu đại diện từng nhóm lên thi kể trước lớp.
 Bài 2:
- Yêu cầu học sinh trình bày những điều vừa nói vào vở .
Lưu ý: Cách dùng từ, sử dụng dấu câu cho chính xác.Đoạn văn ngắn nhưng trình tự phải hợp lí, diễn đạt rõ ràng.
- Yêu cầu một số học sinh đọc bài viết của mình.
- Đọc yêu cầu của bài.
- ..trao đổi ý kiến về câu hỏi" Em cần làm gì để bảo vệ môi trường"
- Các nhóm thảo luận trong2 phút =>Đại diện nhóm nêu tên đề tài nhóm mình chọn.
- Học sinh làm việc theo nhóm. 
- Học sinh kể trớc lớp.
- Các bạn trong nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Đọc bài viết trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
Ngoại ngữ
Gv chuyên soạn giảng
Hết tuần 32

File đính kèm:

  • docTUAN 32.doc
Bài giảng liên quan