Giáo án lớp 3 - Tuần 33

LUYỆN ĐỌC BÀI: LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM

I. Mục tiêu :

- Đọc đúng : quyền, giải trí, lành mạnh, khuyết tật, khó khăn, nếp sống, .

- Đọc với giọng rành mạch, rõ ràng, thể hiện rõ nội dung của từng điều luật. Nhấn mạnh ở những thông tin cơ bản và quan trọng trong bài.

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn.

II. Các hoạt động dạy học :

 1) GV nêu yêu cầu của giờ học.

 2) GV hướng dẫn HS luyện đọc.

- GV yêu cầu HS đọc từng điều luật và bổn phận của trẻ em, GV theo dõi sửa lỗi phát âm( lành mạnh, khuyết tật, khó khăn, nếp sống, .)

- GV giúp đỡ HS yếu khi luyện đọc.

- GV theo dõi, nhận xét cách đọc

- GV đặt câu hỏi về nội dung của bài.

- GV uốn nắn, tuyên dương HS đọc đúng, đọc hay. + HS đọc tiếp nối trước lớp các điều luật ( 2- 3 lần )

 

 

+ HS luyện đọc theo bàn

+ HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.

+ HS nêu trước lớp.

+ Một số HS thi đọc diễn cảm trước lớp.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
uan sát hình ảnh về trại. Hỏi :
+ Hội trại được tổ chức vào dịp nào ? ở đâu ?
+ Trại gồm phần chính nào ? Vật liệu dựng trại
* Hoạt động 2. Cách trang trí trại
- Treo hình gợi ý, HS nhận ra cách trang trí :
+ Cổng trại : vẽ cổng, hàng rào, hình trang trí, màu.
+ Lều trại : lựa chọn hình hài hoà, có ND
* Hoạt động 3. Thực hành
- HS làm bài cá nhân vào vở thực hành
- Quan sát HS làm bài, gợi ý HS cách vẽ hình và trang trí : bố cục hình vẽ phù hợp tờ giấy, chú ý tỉ lệ các bộ phận, vẽ đậm nhạt.
- Cho HS lựa chọn : vẽ - xé dán bằng giấy màu
* Hoạt động 4. Nhận xét, đánh giá
- Chọn bài hoàn thành ở những mức độ khác nhau, dán bảng
- HS nhận xét, đánh giá và xếp loại theo cảm nhận riêng.
- Khen HS có bài vẽ đẹp, chọn làm ĐDDH
1.Quan sát, nhận xét:
- Hội trại : vào dịp lễ, tết, nghỉ hè,... là hình thức sinh hoạt tập thể vui tươi, bổ ích
- Các phần chính : cổng trại, lều trại
- Vật liệu : trte, nứa, vải, pa nô, giấy màu, hồ dán, giây,...
2. Cách trang trí trại
 - Trang trí cổng trại :
+ Vẽ hình cổng, rào : đối xứng hay không đối xứng
+ Vẽ hình trang trí theo ý thích (hình vẽ, chữ, cờ, hoa,...)
+ Vẽ màu (tươi vui, rực rỡ)
- Trang trí lều trại :
+ Vẽ hình lều trại cân đối với giấy
+ Trang trí lều trại : hoa, lá, chim. mây trời, múa hát, đá bóng,...
3. Thực hành
- Tạo hình dáng chung cho cổng - lều trại
- Trang trí : bố cục, hoạ tiết, màu sắc
4. Nhận xét, đánh giá
- Bố cục
- Hình vẽ
- Màu sắc
4. Củng cố - Dặn dò. 
- Tìm hiểu, quan sát các hình ảnh về đề tài yêu thích.
- Bài sau : Vẽ tranh Đề tài tự chọn.
Soạn ngày: Thứ ba ngày 9 tháng 4 năm 2013
Ngày dạy: Thứ ba ngày 16 tháng 4 năm 2013
tiếng việt
Luyện viết bài: luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 
I. Mục tiêu : Giúp HS : 
	 - Nghe - viết đúng chính tả một đoạn của bài "Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em " 
	- HS có ý thức trong giờ học
II. Các hoạt động dạy học : 
	1) Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài.
	2) Hướng dẫn HS nghe - viết : 
- GVgọi HS đọc đoạn viết chính tả bài " Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em "
- Em hãy nêu nội dung cơ của từng điều luật ?
. 
- GV hướng dẫn HS viết một số từ khó : quyền, giải trí, lành mạnh,…
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV chấm, nhận xét bài viết.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS khác đọc thầm.(Điều 16, điều 17) 
- HS trình bày trước lớp : ....
HS viết từ khó vở nháp, bảng lớp theo hướng dẫn của GV.
- HS viết bài.
- HS đối chiếu với SGK, tự soát lỗi
 5) Củng cố - dặn dò : GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau 
__________________________________
ôn Toán
luyện tập 
I. Mục tiêu : Giúp HS.,
- Tiếp tục rèn kĩ năng tính diện tích và thể tích một số hình đã học 
- HS có ý thức tự giác trong tiết tự học
II. Đồ dùng dạy học : HS chuẩn bị VBT
III.Các hoạt động dạy học : 
	 1) GV giới thiệu và nêu yêu cầu của giờ học.
 	 2) GV định hướng kiến thức cần hoàn thiện cho HS.
	 3) Hoạt động tự học : 
- GV theo sát giúp đỡ HS yếu trong khi làm bài tập.
HS tự hoàn thiện bài tập theo phần định hướng của GV
 	4) Kiểm tra hoạt động tự học của HS :
GV,HS khác nhận xét, chữa bài
- GV chốt về cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của HHCN, HLP
Kết quả : (VBT trang 107 - 108 )
Bài 1 : a) Hình 1 : 256cm2 ; 384cm2 ; 512cm3
 Hình 2 : 9m2 ; 13,5m2 ; 3,375m3 
b) Hình 1 : 100cm2 ; 124cm2 ; 120cm3 
 Hình 2 : 4,8m2 ; 6,96m2 ; 1,728m3 
Bài 2 : Chiều cao của bể là 0,8m 
Bài 3 : a) 8000cm3 ; b) 2400cm2 
Bài 4 : Khoanh vào D. 
 5) Củng cố - dặn dò : GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau 
___________________________________
Soạn ngày: Thứ tư ngày 10 tháng 4 năm 2013
Ngày dạy: Thứ tư ngày 17 tháng 4 năm 2013
Tiếng Việt
Luyện tập viết bài văn tả người
I. Mục tiêu : 
	- Củng cố và khắc sâu cho HS kĩ năng lập dàn ý và viết được bài văn tả người hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý ; thể hiện được những quan sát riêng ; dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng ; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II. Các hoạt động dạy học : 
	A. Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài
	B. GV hướng dẫn HS làm bài tập : 
1. Ôn tập phần lí thuyết : 
- GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người 
- Cách miêu tả người. 
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV khắc sâu cho HS cách viết bài văn tả người.
Một số HS trình bày trước lớp về cấu tạo của bài văn tả người.
Tả hình dáng rồi tả tính nết, ...hoặc xen tả tính nết trong khi tả hình dáng.
2. Luyện tập : 
	 Hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 25 dòng ) về người thân yêu nhất của em.
-GV gợi ý đối với HS yếu khi xác định yêu cầu của đề. 
- GV giúp đỡ HS yếu trong khi làm bài. 
- GV,HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, tuyên dương bài văn đủ ý, diễn đạt rõ ràng, trôi chảy, ...
HS giới thiệu người định tả trước lớp.
HS tự làm rồi đọc bài viết của mình trước lớp. Chẳng hạn :
 Tả bà nội
Nội em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Vóc người cao cao. Tuy lưng hơi còng nhưng bà vẫn đi lại bình thường. Tóc nội em đã rụng nhiều, lơ thơ phần trắng nhiều hơn phần đen. ..... 
	 C. Củng cố, dặn dò : GV nhận xét giờ học, HS xem lại bài tập.
_______________________________________
ôn Toán
luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Tiếp tục giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn kĩ năng tính diện tích , V một số hình đã học.
- HS có ý thức tự giác trong tiết tự học
II. Đồ dùng dạy học : HS chuẩn bị VBT 
III. Các hoạt động dạy học : 
	 1) GV giới thiệu và nêu yêu cầu của giờ học.
 	 2) GV định hướng kiến thức cần hoàn thiện cho HS.
	 3) Hoạt động tự học : 
- GV theo sát giúp đỡ HS yếu trong khi làm bài tập
- HS khá giỏi làm thêm bài 395 vở BTT trang 71.
HS tự hoàn thiện bài tập của từng môn theo phần định hướng của GV
 	4) Kiểm tra hoạt động tự học của HS :
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài
- GV chốt về cách diện tích hình chữ nhật, hình tam giác, hình vuông.
Kết quả : (VBT trang 100 - 101 )
Bài 1 : 1500kg rau
Bài 2 : Chu vi : 180cm 
 Diện tích : 2100m2
Bài 3 : Cạnh đáy hình tam giác : 60m
 5) Củng cố, dặn dò : GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau
Soạn ngày: Thứ năm ngày 11 tháng 4 năm 2013
Ngày dạy: Thứ năm ngày 18 tháng 4 năm 2013
kỹ thuật
Tiết số 33. Lắp ghép mô hình tự chọn 
I. Mục tiêu: HS cần phải.
- Lắp được mô hình đã chọn.
- Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được.
II. Đồ dùng dạy học.
- Lắp sẵn máy bừa, băng chuyền. Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
* Hoạt động 1. Chọn mô hình lắp ghép
- HS dựa gợi ý SGK, chọn một mô hình lắp ghép. Quan sát, nghiên cứu mô hình, hình vẽ. 
- HS nêu mô hình đã chọn
* Hoạt động 2. Thực hành lắp mô hình đã chọn (máy bừa, băng chuyền)
a. Chọn chi tiết
- HS chọn đủ từng loại chi tiết theo SGK (máy bừa hoặc băng chuyền). 
- Xếp các chi tiết vào nắp hộp theo từng loại.
b. Lắp từng bộ phận
- HS quan sát SGK, nêu các bộ phận cần lắp.
+ Máy bừa : xe kéo + bộ phận bừa
+ Băng chuyền : giá đỡ băng chuyền + băng chuyền.
- HS lắp từng bộ phận theo nhóm.
c. Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh
- HS nêu các bước lắp ráp máy bừa- băng chuyền . 1 HS làm mẫu. 
- Kiểm tra sự chuyển động của xe.
d. Tháo rời các chi tiết xếp vào hộp
- Tháo từng bộ phận, chi tiết ngược với trình tự lắp. Xếp chi tiết vào hộp theo vị trí quy định.
* Hoạt động 3. Đánh giá sản phẩm
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Tổ chức HS đánh giá theo tiêu chuẩn SGK.
1. Chọn mô hình
- Lắp máy bừa
- Lắp băng chuyền
2. Thực hành
a. Chọn các chi tiết (mẫu SGK)
b. Lắp từng bộ phận
- Máy bừa :
 + lắp xe kéo 
 + lắp bộ phận bừa
- Băng chuyền :
 + lắp giá đỡ băng chuyền 
 + lắp băng chuyền.
c. Lắp ráp máy bừa, băng chuyền
 ( SGK)
d. Tháo rời các chi tiết, xếp vào hộp.
3. Đánh giá
- Hoàn thành (A): Lắp mô hình tự chọn đúng thời gian, quy trình kĩ thuật
- Hoàn thành tốt (A+) : Hoàn thành sớm, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật, sáng tạo. 
4. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét, đánh giá kết quả thực hành cả năm.
Tiếng Việt
Luyện tập về dấu câu 
I. Mục tiêu : 
	- Củng cố và khắc sâu cho HS về kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.
	- HS vận dụng vào làm bài tập chính xác, nhanh.
	- HS có ý thức trong giờ học.
II. Các hoạt động dạy học : 
	A. Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài
	B. GV hướng dẫn HS làm một số bài tập sau : 
Bài tập 1 : Điền vào ô trống dấu câu thích hợp. 
	a) Bà chủ nhà vui vẻ đón khách 
	- Thưa bác, mời bác vào chơi !
	b) Mọi người đứng dậy reo mừng Bác Hồ đã đến !
	c) Có quãng nắng xuyên xuống biển, óng ánh đủ màu xanh lá mạ, tím phớt, xanh biếc, ...
	d) Tiếng còi của trọng tài vang lên trận đấu bóng bắt đầu.
- GV yêu cầu HS nói rõ vì sao em chọn dấu câu ấy khi chữa bài.
- GV nhận xét, chốt tác dụng của dấu hai chấm.
HS tự làm rồi trình bày trước lớp. 
Chẳng hạn : 
a) Bà chủ vui vẻ đón khách : 
 Thưa bác, mời ác vao chơi !
Đáp án : tất cả các ô trống đều điền dấu hai chấm.
Bài tập 2 : Tìm dấu hai chấm dùng sai trong đoạn văn tả một người bạn. Chép lại đoạn văn sau khi đã lỗi sử dụng dấu hai chấm. 	
	Tuấn năm nay 11 tuổi. Vóc dáng Tuấn : mảnh dẻ, nước da : trắng hồng, môi
đỏ như môi con gái. Mái tóc : hơi quăn, mềm mại xoã xuống vầng trán rộng. Đôi mắt đen sáng ánh lên vẻ thông minh, trung thực. Tính tình Tuấn : khiêm tốn, nhã nhặn rất dễ mến. Bạn ấy học giỏi đều các môn.
	- GV yêu cầu HS tự làm bài
- GV giúp đỡ HS yếu khi làm bài.
- GV chốt cách sử dụng dấu hai chấm.
Bài tập 3 : Đặt câu : 
a) Câu có dấu hai chấm dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép.
b) Câu có dấu hai chấm dùng để báo hiệu sự liệt kê.
- GV nhận xét, chốt câu đúng.
HS tự làm rồi chữa bài. Đáp án : Bỏ tất cả các dấu hai chấm trong đoạn văn.
HS tự viết lại đoạn văn sau khi đã sửa dấu hai chấm.
HS tự làm rồi đọc câu mình đặt trước lớp
Ví dụ : Chợ hoa bây giờ có thêm nhiều loại mới : cúc Nhật, hồng Đà Lạt, ...
	C. Củng cố, dặn dò : GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau 
___________________________________
Kí duyệt của ban giám hiệu
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………...

File đính kèm:

  • docGA CHIEU TUAN 33.doc
Bài giảng liên quan