Giáo án lớp 3 - Tuần 6

I. Mục tiêu :

- Nghe viết đúng chính tả 1 đoạn bài " Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai".

- Củng cố cho HS về phân biệt phụ âm đầu l/n ; s/x

- HS có ý thức rèn chữ viết, giữ vở sạch.

II. Các hoạt động dạy học :

 A. Kiểm tra bài cũ : HS viết dụ dỗ, trại giam, huyênh hoang.

 B. Dạy bài mới : Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài.

- GV gọi HS đọc 2 khổ thơ đầu của bài " Bài ca về trái đất ".

- Hình ảnh trái đất có gì đẹp ?

- GV nêu và hướng dẫn một số từ khó viết : bay nào, năm châu, là nụ, là hoa, .

- GV đọc cho HS viết bài.

- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi.

- GV chấm một số bài, nhận xét bài viết. 2 HS nối tiếp nhau đọc trước lớp.

HS nêu : .

HS luyện viết từ khó ở bảng lớp, vở nháp theo hướng dẫn của GV.

HS viết bài theo GV đọc

HS soát lỗi

HS có thể đối chiếu với SGK để soát lỗi

và tự sửa.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
, năm châu, là nụ, là hoa, ..
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi.
- GV chấm một số bài, nhận xét bài viết.
2 HS nối tiếp nhau đọc trước lớp.
HS nêu : ... 
HS luyện viết từ khó ở bảng lớp, vở nháp theo hướng dẫn của GV.
HS viết bài theo GV đọc
HS soát lỗi
HS có thể đối chiếu với SGK để soát lỗi
và tự sửa.
4. Củng cố, dặn dò : GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau.
Mĩ thuật
Tiết Số 6: Vẽ trang trí:
Vẽ hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục
I. Mục tiêu.
- Học sinh biết được các hoạ tiết trang trí đố xứng qua trục.
- Biết cách vẽ và vẽ được hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục.
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của các hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục.
II. Chuẩn bị.
- Một số hình phóng to hoạ tiết đố xứng, 1 số bài trang trí đối xứng. 
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới. GTB: GV giới thiệu, ghi đầu bài.
* Hoạt động 1: Quan sát - Nhận xét.
- GV cho học sinh quan sát các hoạ tiết phong to.
? Hoạ tiết này giống hình gì ?
? Các hoạ tiết đó nằm trong khung hình gì ?
? Em hãy so sánh các phần của hoạ tiết được chia qua các đường trục ? (Giống nhau, bằng nhau).
GVKL: Đây là các hoạ tiết đối xứng qua trục. Hoạ tiết đối xứng qua trục có các phần được chia qua trục đối xứng giống nhau, bằng nhau.
? Vì sao các hình hoạ tiết đó lại vẽ đối xứng qua trục và bằng nhau như vậy ?
- GV giới thiệu vẻ đẹp của các hạo tiết đối xứng qua trục.
* Hoạt đông 2: Cách vẽ hoạ tiết đố xứng qua trục.
- GV gọi học sinh đọc phần 2.
? Muốn vẽ được hoạ tiết đối xứng qua trục ta cần thực hiện qua những bước vẽ nào ? GV HD các bước vẽ, vừa HD GV vừa vẽ mẫu lên bảng cho học sinh quan sát.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- GV nêu yêu cầu phần thực hành.
- Học sinh mở vở tập vẽ và thực hành vẽ vào trong vở.
- GV quan sát hướng dẫn học sinh thực hành.
* Hoạt động 4: Đánh giá - Nhận xét.
- GV thu một số bài cho học sinh quan sát.
? Bài nào vẽ đẹp hơn ? Vì sao ?
- Học sinh ý kiến nhận xét, đánh giá. GV nhận xét, đánh giá chung.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà tập vẽ các hoạ tiết đôid xứng qua trục khác, chuẩn bị trước đồ dung học tập cho bài sau.
Ngày soạn: Thứ 3 ngày 25 tháng 9 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 3 ngày 2 tháng 10 năm 2012
Ôn Toán
 héc - ta
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS về mối quan hệ giữa héc ta và mét vuông.
- HS biết cách chuyển đổi các đơn vị đo.Vận dụng để giải các bài toán có liên quan.
II. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định:
2. Bài mới:
* Ôn luyện lý thuyết:
? Để đo diện tích lớn hơn người ta thường dùng đơn vị đo nào?
? Các đơn vị đo diện tích liền kề nhau hơn, kém nhau bao nhiêu lần?
* Bài tập thực hành:
- HS làm bài 2,3,4/36,37 trong VBT
- HS chữa bài
- HS, GV nx chữa bài
- HS làm vào vở ô l bài 1/36(VBT)
+ HS khá, giỏi làm BTNC bài 5,6/21
- HS chữa bài - HS, GV nx chữa bài
3. Củng cố - Dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài - GV nhận xét giờ học.
- Về học bài, tập đổi đơn vị đo - Chuẩn bị bài sau.
ôn: luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: hữu nghị – hợp tác
I. Mục tiêu :
- Củng cố, hệ thống hoá, mở rộng vốn từ về Hữu nghị - Hợp tác
- Sử dụng một số từ ngữ để đặt câu, viết đoạn văn về chủ đề Hữu nghị - Hợp tác
- GDHS có ý thức trong giờ học.
II. Các hoạt động dạy học
1. ổn định :
2. Bài mới :
* Ôn luyện lý thuyết :
? Thế nào là hữu nghị - hợp tác ?
? Làm thế nào để có sự hợp tác - hữu nghị ?
* Bài tập thực hành :
- HS làm bài 3,4/23,24 vở thực hành luyện từ và câu.
- HS trình bày bài làm
- HS, GV nhận xét, bổ sung.
+ HS làm bài 1,2 /22,23 vở thực hành luyện từ và câu vào vở ô li .
- HS trình bày bài làm
- HS nx, GV nx bổ sung.
+ HS khá, giỏi làm bài 2,3/27 (BTNC)
- HS trình bày bài làm
- HS, GV nx bổ sung
3. Củng cố - Dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài - GV nhận xét giờ học
- Về học bài , làm nốt các bài tập - Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: Thứ 4 ngày 26 tháng 9 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 4 ngày 3 tháng 10 năm 2012
Ôn tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS cách làm văn tả cảnh, HS phải nắm chắc bố cục của bài văn.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS.
II. Các hoạt động dạy học
1. ổn định:
2. Bài mới:
* Ôn luyện lý thuyết:
? Thế nào là văn tả cảnh? Nêu cấu trúc một bài văn tả cảnh?
? Văn tả cảnh cần tả những gì?
* Bài tập thực hành:
Đề bài: Em hãy tả cánh đồng lúa chín đang vào mùa thu hoạch.
- HS làm bài vào vở ô li - Trình bày
- HS nx,GV nx bổ sung
3. Củng cố - Dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài - GV nhận xét giờ học.
- Về tập làm lại cho hay - Chuẩn bị bài sau.
Ôn Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS về mối quan hệ giữa héc ta và mét vuông.
- HS biết cách chuyển đổi các đơn vị đo.Vận dụng để giải các bài toán có liên quan.
II. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định:
2. Bài mới:
* Ôn luyện lý thuyết:
? Để đo diện tích lớn hơn người ta thường dùng đơn vị đo nào?
? Các đơn vị đo diện tích liền kề nhau gấp, kém nhau bao nhiêu lần?
* Bài tập thực hành:
- HS làm bài 1,2,4/38,39,40 trong VBT 
- HS chữa bài - HS, GV nx chữa bài
- HS làm bài 3/39 VBT vào vở ô li
- HS chữa bài - HS nx, GV nx chữa bài
+ HS khá, giỏi làm bài 7/22 (BTNC)
- HS chữa bài - HS, GV nx chữa bài
3. Củng cố - Dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài học - GV nhận xét tiết học.
- Về học bài , tập đổi các đơn vị đo - Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: Thứ 5 ngày 27 tháng 9 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 5 ngày 4 tháng 10 năm 2012
Kĩ thuật
Tiết số 6: Chuẩn bị nấu ăn
I. Mục tiêu. HS cần phải.
- Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn. 
- Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh ảnh một số loại thực phẩm thông thường: rau, quả,…
- Dao thái gọt..
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới. GTB. GV giới thiệu ghi đầu bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* HĐ1. Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn. 
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung trong SGK.
? Nêu tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn 
- HS nêu- GV bổ sung.
- GV: Tất cả các nguyên liệu được sử dụng trong nấu ăn như rau, củ, trứng, thịt
* HĐ2: Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
- HS đọc mục 1.
? Nêu mục đích, y/c của việc chọn thực phẩm dùng cho bữa ăn ? Em hãy nêu các chất dinh dưỡng cần cho sức khoẻ con người?
? Kể tên những loại thực phẩm thường được gia đình em chọn cho bữa ăn chính?
? Nêu cách lựa chọn thực phẩm mà em biết?
- GV HD HS chọn một số thực phẩm thông thường.
- HS đọc nội dung 2 SGK.
? Nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm?
? ở GĐ em thường sơ chế rau cải ntn trước khi nấu?
? Theo em khi làm cá cần loại bỏ những phần nào?
? Qua quan sát thực tế em hãy nêu cách sơ chế tôm?
- HS nêu cách sơ chế- GV nhận xét, bổ sung.
GV: Muốn có được bữa ăn ngon, đủ lượng, đủ chất…ta cần phải biết cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon và sơ chế thực phẩm. Cách lựa chọ sơ chế tuỳ thuộc vào loại thực phẩm và yêu cầu của việc chế biến món ăn.
1. Công việc chuẩn bị nấu ăn. 
 Chọn thực phẩm.
- Sơ chế thực phẩm.
2. Chọn thực phẩm cho bữa ăn.
- Yêu cầu của việc chọn thực phẩm cho bữa ăn.
+ Đảm bảo đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng.
- Cách thực hiện.
+ Dự kiến thực phẩm cần có.
+ Lựa chọn thực phẩm theo dự kiến.
3. Sơ chế thực phẩm.
- Tuỳ thuộc vào thực phẩm và y/c chế biến món ăn.
4. Củng cố, dặn dò.
? Em hãy nêu công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn?
- GV n/x tinh thần học tập của HS. Dặn về nhà học bài- Chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Luyện tập về từ đồng âm
I. Mục tiêu: 
- Ôn tập củng cố khái niệm về từ đồng âm.
- Giúp HS phân biệt, nhận biết từ đồng âm, dùng từ đồng âm để chơi chữ.
II. Các hoạt động dạy học: 
- GV giúp hoc sinh ôn tập và làm các bài tập.
- Sau mỗi bài GV chữa, nhận xét bài làm.
Bài 1: Tìm từ đồng âm và phân biệt nghĩa của chúng.
a. Cái nhẫn bằng bạc.( bạc chỉ kim loại có màu trắng)
Đồng bạc trắng hoa xoè(tiền)
……..
b. Cây đàn ghi ta( đàn chỉ một loại nhạc cụ).
Vừa đàn vừa hát(đánh, gảy đàn).
Lập đàn tế lễ(nền đất đắp cao hoặc đài dựng cao dùng để tế lễ). 
……..
Bài 2: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau.
đậu tương( một loại cây trồng lấy quả, hạt).
chim đậu( tạm dừng lại).
Thi đậu( đỗ, trúng tuyển).
Bài 3: Đặt câu với từ “kính, nghé, sáo” để phân biệt từ đồng âm.
Kiểm tra: GV chữa bài về nhà.
-------------------------------------------------------------------------
Âm nhạc
Tiết Số 6: học hát: bài con chim hay hót
I. Mục tiêu.
- Hát đúng giai điệu và lời ca. 
- Biết thêm một vài bài đồng giao được phổ nhạc thành bài hát, tính chất tươi vui, dí dỏm, ngộ nghĩnh.
II. Chuẩn bị.
- GV: Nhạc cụ, sưu tầm 1 vài bài đồng giao- nu na nu nống; Chi chi…
- HS: Thanh phách.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới. GTB.
* HĐ 1:Học hát, 
- GV giới thiệu bài hát (như thông tin trong SGK/ 23)
- GV hát mẫu bài hát. 
- Cho HS đọc lời ca 1-2 lần. 
- GV hướng dẫn HS hát từng câu theo kiểu móc xích.
- YC HS lấy hơi ở đầu câu hát.
- Chú ý: hát gọn tiếng, thể hiện tình cảm vui vẻ, nhí nhảnh. 
- GV bắt nhịp cho HS hát. 
- Chú ý lắng nghe để uốn sửa sai cho HS về cao độ, trường độ.
- HS hát lại toàn bài hát 2-3 lượt.
-GV sửa những chỗ chưa đạt, chuyển quãng 7, quãng 8 trong bài.
* HĐ2: Hát kết hợp gõ đệm.
- GV chia lớp thành hai nửa- một nửa hát, một nửa gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- GV hướng dẫn HS gõ đệm. 
- HS thực hành hát kết hợp gõ đệm. 2-3 lần. 
- GV theo dõi uốn sửa cho HS.
* HĐ3: Trả lời câu hỏi 1 SGK.
? Em hãy kể tên một số bài hát nói về loài vật mà em biết?
 (VD: BH chú éch con; Chim chích bông…).
- HS kể tên các BH- GV có thể hỏi thêm ai sáng tác BH đó?.
- Trong bài hát có tiếng hót Le te, chúng ta đã học BH nào có tiếng le te? (gà gáy) 
4. Củng cố, dặn dò.- Gọi 1-2 HS hát lại BH.
? Em thích câu hát nào, nét nhạc nào, hình ảnh nào trong bài hát ?
- GV nhận xét tiết học- dặn về học thuộc bài hát.
Kí duyệt của ban giám hiệu
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGA CHIEU TUAN 6.doc
Bài giảng liên quan