Giáo án Lớp 4 Tuần 20 - Đỗ Thị Xuân Cúc

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

 -Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số.

 -Biết đọc, biết viết phân số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Các hình minh hoạ như trong SGK trang 106, 107.

 

doc18 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 3166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 20 - Đỗ Thị Xuân Cúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
át mỗi số tự nhiên luôn bằng chính nó. Còn phân số thì sao ? Có các phân số bằng nhau không ? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này qua bài học hôm nay.
 B. Hoạt động 2: Hai phân số bằng nhau ( 10 ph )
Mục tiêu: Biết hai phân số bằng nhau, Phân số tối giản
Tiến hành: 
 * Hoạt động với đồ dùng trực quan
 -GV đưa ra hai băng giấy như nhau, đặt băng giấy này lên trên băng giấy kia và cho HS thấy 2 băng giấy này như nhau.
 * Em có nhận xét gì về 2 băng giấy này ?
 -GV dán 2 băng giấy lên bảng.
 * Băng giấy thứ nhất được chia thành mấy phần bằng nhau, đã tô màu mấy phần ?
 * Hãy nêu phân số chỉ phần đã được tô màu của băng giấy thứ nhất.
 * Băng giấy thứ 2 được chia thành mấy phần bằng nhau, đã tô màu mấy phần ?
 * Hãy nêu phân số chỉ phần đã được tô màu của băng giấy thứ hai.
 * Hãy so sánh phần được tô màu của cả hai băng giấy.
 -Vậy băng giấy so với băng giấy thì như thế nào ?
 -Từ so sánh băng giấy so với băng giấy, hãy so sánh và .
 * Nhận xét
 -GV nêu: Từ hoạt động trên các em đã biết và là 2 phân số bằng nhau. Vậy làm thế nào để từ phân số ta có được phân số .
 * Như vậy để từ phân số có được phân số , ta đã nhân cả tử số và mẫu số của phân số với mấy ?
 * Khi nhân cả tử số và mẫu số của một phân số cho một số tự nhiên khác 0, chúng ta được gì ?
 * Hãy tìm cách để từ phân số ta có được phân số ?
 * Như vậy để từ phân số có được phân số , ta đã chia cả tử số và mẫu số của phân số cho mấy ?
 * Khi chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho một số tự nhiên khác 0, chúng ta được gì ?
GC chốt : Khi chia hết cả tử số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên khác 0 ta được một phân số bằng phân số đã cho.
 -GV yêu cầu HS mở SGK đọc kết luận về tính chất cơ bản của phân số.
 C. Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành ( 20 ph )
Mục tiêu : Biết thực hành tìm các phân số bằng với phân số đã cho và bước đầu biết phân số tối giản 
Tiến hành: 
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV yêu cầu HS đọc 2 phân số bằng nhau trong từng ý của bài tập.
 Bài 2
 -GV yêu cầu HS tự tính giá trị của các biểu thức.
 * Hãy so sánh giá trị của :
18 : 3 và (18 : 3) : (3 x 4) ?
 *Vậy khi ta thực hiện nhân cả số bị chia và số chia của một phép chiacho cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương có thay đổi không ?
 * Hãy so sánh giá trị của:
 81 : 9 và (81 x 3) : (9 : 3) ?
 -Vậy khi ta chia hết cả số bị chia và số chia của một phép chia cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương có thay đổi không ?
 -GV gọi HS đọc lại nhận xét của SGK.
 Bài 3
 -GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
 -GV viết phần a lên bảng hướng dẫn mẫu 
 =  = 
 * Làm thế nào để từ 50 có được 10 ?
 * Vậy ta điền mấy vào ?
 -GV viết lên bảng và giảng lại cho HS cách tìm ra phân số .
 -GV yêu cầu HS chơi thi đua giữa 2 dãy điền vào ô trống 
 -GV chốt: Khi ta chia tử số và mẫu số của một phân số cho một số tự nhiên khác 0 mà kết quả là một phân số không thể chia tiếp để rút gọn được nữa ta gọi phân số ấy là phân số tối giản 
 D. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò ( 3 ph )
Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học và dặn dò
Tiến hành: 
 -Yêu cầu HS nêu lại cách tìm hai hoặc nhiều phân số bằng nhau? 
 -Tổng kết giờ học, dặn dò HS ghi nhớ đặc điểm cơ bản của phân số, làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
2 em sửa bài bảng phụ, lớp thực hiện bảng con về phân số
-HS lắng nghe. 
-HS quan sát thao tác của GV.
-Hai băng giấy bằng nhau (như nhau, giống nhau).
- 4 phần bằng nhau, đã tô màu 3 phần.
- băng giấy đã được tô màu.
-8 phần bằng nhau, đã tô màu 6 phần.
- băng giấy đã được tô màu.
-Bằng nhau.
- băng giấy = băng giấy
- = 
-HS thảo luận sau đó phát biểu ý kiến:
 = = 
-Để từ phân số có đượ phân số , ta đã nhân cả tử số và mẫu số của phân số với 2.
-Ta được một phân số bằng phân số đã cho.
-HS thảo luận, sau đó phát biểu ý kiến:
 = = 
-Để từ phân số có được phân số , ta đã chia cả tử số và mẫu số của phân số cho 2.
-2 HS đọc trước lớp.
-HS cả lớp làm bài vào vở
-2 HS nêu trước lớp. VD:
 = = . Vậy ta có hai phần năm bằng sáu phần mười lăm.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a). 18 : 3 = 6
(18 x 4) : (3 x 4) = 72 : 12 = 6
b). 81 : 9 = 9
(81 : 3) : (9 : 3) = 27 : 3 = 9
* 18 : 3 = (18 x 4) : 3 x 4)
-Khi ta thực hiện nhân cả số bị chia và số chia của một phép chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương không thay đổi.
- 81 : 9 = (81 : 3) : (9 : 3)
-Khi ta chia hết cả số bị chia và số chia của một phép chia cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương không thay đổi.
-2 HS lần lượt đọc trước lớp.
-Viết số thích hợp vào ô trống
- Chơi trò chơi “ Thi đua tiếp sức “
-Để từ 50 có được 10 ta thực hiện 
50 : 5 = 10.
-Điền 15 vì 75 : 5 = 15
-HS thi đua 
- Nhận xét và sửa bài trên bảng 
- Tuyên dương nhóm thắng
-2 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP – THÁNG 1
VĂN NGHỆ- CHÀO MỪNG MÙA XUÂN ĐẾN 
I.MỤC TIÊU:
Ca hát về muà xuân quê hương
Lao động và dọn dẹp vệ sinh 
II.CHUẨN BỊ:
Bài hát. Các thiết bị âm thanh hoặc nhạc cụ
Dụng cụ Lao động
III.CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A. Hoạt động 1: Văn nghệ
Mục tiêu: Hát về muà xuân Quê hương
Tiến hành: 
_ Hs kể tên một số bài hát về muà xuân mà em biết
_ Thi đua hát và nêu ý nghĩa bài hát giữa các tổ, tổ nào hát được nhiều bài nhất sẽ chiến thắng.
_ Gv tuyên dương và khen thưởng
_ Cả lớp hát tập thể 1 bài hát về muà xuân quê hương
 B. Hoạt động 2: Vệ sinh môi trường
Mục tiêu: Dọn dẹp vệ sinh môi trường
Tiến hành: 
_ Kiểm tra dụng cụ
_ Phân công Lao động. Dặn dò thực hiện an toàn trong lao động
_GV theo dõi mọi hoạt động của các nhóm
_ Tập hợp các nhóm, nhận xét tinh thần, thái độ và kết quả lao động của các nhóm và cả lớp. Tuyên dương các nhóm lđ tích cực.
_ Cho HS đi làm vệ sinh chân tay sau khi lao động
C. Hoạt động 3: Củng cố 
Mục tiêu: Củng cố, dặn dò
Tiến hành: 
_ Nêu lại các nội dung đã thực hiện trong buổi học ngoại khoá.
_ Dặn các em luyện tập văn nghệ chuẩn bị cho sơ kết HKI
_ Nhận xét chung buổi sinh hoạt .
_ Hát tập thể
_ HS kể cá nhân
_ Giữa các tổ thi đua hát cá nhân hoặc tập thể
_ Cả lớp hát và vỗ tay hoặc hát hoà nhịp theo nhạc
_ Các tổ trưởng báo cáo sự chuẩn bị của các tổ viên
_ Tổ 1,2: quét lớp, quét màng nhện, lau bàn ghế. 
_ Tổ 3,4: Lượm rác bồn bông, nhổ cỏ, tưới nước và thay nước cho các lọ cây xanh trong lớp
_ Tổ 5 và 6: Lao động phần đất quy định
_ HS nêu
SINH HOẠT - TUẦN 20
I. MỤC ĐÍCH:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần 20 của lớp và cá nhân
 - Phổ biến công việc tuần 21
II. CHUẨN BỊ:
 + Bảng đánh giá công tác trong tuần 20
 + Kế hoạch tuần 21
 + Đồ dùng dạy nha khoa
III. TIẾN HÀNH :
A. Đánh giá: 
1. Cán sự lớp:
 _ Các tổ trưởng báo cáo các thành viên thực hiện tốt hoặc chưa tốt từng mặt trong Tổ của mình.
 _ Lớp trưởng và lớp phó bổ sung phần theo dõi chung hoạt động của lớp. Nêu các khó khăn trong công tác quản lí lớp và các việc đã hoàn thành tốt hoặc chưa hoàn thành của lớp
2. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá chung:
B. Công việc tuần tới:
C. Nha khoa:
PHƯƠNG PHÁP CHẢI RĂNG (tt)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết
- Thực hành đúng theo phương pháp chải răng 
- Có thói quen tốt chải răng sau khi ăn
- Lợi ích của việc chải răng: 
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG:
- Mẫu hàm, bàn chải 
- Tranh, ảnh liên quan bài dạy
III. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động 1: Phương pháp chải răng
Mục tiêu: HS biết phương pháp chải răng đúng
Tiến hành;
- GV chia vùng chải răng 
- Cho HS thảo luận thứ tự chải răng
- GV chốt: 
+ Hàm trên chải trước, hàm dưới chải sau
+ Từ phải sang trái hoặc từ trái sang phải ( Tùy theo mỗi người )
+ Chải mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai
B. Hoạt động 2 : Thực hành
Mục tiêu : Thực hành chải răng đúng phương pháp
Tiến hành 
- GV dùng mô hình hướng dẫn HS chải Mặt ngoài
- GV hướng dẫn chải Mặt trong , Mặt nhai 
- 2 em lên bảng trình bày lại toàn bộ cách chải cả 3 mặt răng tr6en mô hình lớn
C. Hoạt động 3: Củng cố
Mục tiêu : Hệ thống kiến thức cả bài 
Tiến hành : 
* Cho HS nêu ghi nhớ trang 68 của giáo trình 
* GV chốt: Khi chải răng đúng phương pháp, hàm răng của chúng ta luôn sạch đẹp, không sâu, nướu lành mạnh, miệng thơm.
* Nhận xét tiết học 
* Dặn HS về nhà thực hành chải răng đúng phương pháp
- HS quan sát
- HS thảo luận nhóm 4. Đại diện 2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét và bổ sung
3 em nhắc lại 
- 2 em nêu lại cách chải, sau đó HS thực hành chải theo nhóm tổ ( Mỗi bạn phải được luân phiên chải 1 lần )
HS nêu và thực hành tương tự như trên 
- Lớp quan sát và nhận xét
- 2 em nêu, lớp đọc thầm 
- HS nêu ghi nhớ
Nhận xét tiết sinh hoạt
Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 20.doc
Bài giảng liên quan