Giáo án Lớp 4 Tuần 30 - Trần Mạnh Hùng
Bảo vệ môi trường (Tiết 1).
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất.
Luyện tập chung.
Nhu cầu chất khoáng của thực vật.
Nhớ-viết: Đường đi Sa Pa.
Tỉ lệ bản đồ.
Mở rộng vốn từ: Du lịch - Thám hiểm.
i dung cần ghi nhớ trong SGK. -HS đọc nội dung BT1. -HS làm vào vở. HS phát biểu ý kiến. -HS đọc nội dung BT2. -HS làm vào vở; 4 nhóm làm trên giấy khổ to. -HS đọc yêu cầu của BT3. -HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. -HS nêu. ---------------------------------------------------- Tiết: 4 Kể chuyện: BÀI: Kể chuyện đã nghe, đã đọc. I.Mục tiêu: -Rèn kĩ năng nói: +Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện, đoạn chuyện đã nghe, đã đọc về du lịch hay thám hiểm, có nhân vật, ý nghĩa. +Hiểu cốt truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện. -Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II.Đồ dùng: -Một số truyện viết về du lịch hay thám hiểm trong truyện cổ tích, truyện danh nhân, truyện viến tưởng, truyện thiếu nhi, báo. -Bảng viết lớp đề bài. -Một tờ phiếu viết dàn ý bài KC. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ(5’): -Gv mời 1 HS kể (1-2 đoạn) của câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng; nêu ý nghĩa truyện. -Nhận xét. 2.Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài(1’): 2.2: ND bài(31’): *Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện. -Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài. -GV viết lên bảng đề bài, ghạch dưới những từ ngữ quan trọng: Kể lại 1 câu chuyện em đã được nghe, được đọc về du lịch hay thám hiểm. -Theo gợi ý, có 3 tryuện vốn đã có trong SGK Tiếng Việt. Các em có thể kể những truyện này. Bạn nào kể chuyện ngoài SGK sẽ được cộng thêm điểm. -GV dán tờ phiếu ghi vắn tắt dàn ý của bài kể chuyện. +Cần kể tự nhiên. +Với những chuyện khá dài, các em có thể chỉ kể 1-2 đoạn. *Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện. -GV dán tiêu chuẩn đánh giá kể chuyện. 3.Củng cố-Dặn dò(3’): -Về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân, chuẩn bị tiết sau. -Nhận xét tiết học. -1 HS thực hiện. -HS đọc đề bài. -HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1 và 2. Cả lớp theo dõi. -HS tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể. -1 HS đọc dàn ý. -Từng cặp HS kể cho nhau nghe, kể xong trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. -HS thi kể trước lớp. -Cả lớp nghe bạn kể và đặt câu hỏi cho bạn, chấm điểm cho bạn theo tiêu chuẩn đã nêu. -HS nối tiếp nhau thi kể. -Cả lớp bình chọn bạn có chuyện hay nhất, bạn kể hay nhất. Tiết: 5 Kĩ thuật: BÀI: Lắp xe nôI (Tiết 2) I.Mục tiêu: - HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi. - Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nội đúng kĩ thuật, đúng qui trình. - Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp tháo các chi tiết của xe nôi. II.Đồ dùng: -Mẫu xe nôi đã lắp sẵn -Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ(3’): -Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2.Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài(1’): 2.2: ND bài(32’): *Hoạt động1: Thực hành lắp xe nôi. *Chọn chi tiết: -Kiểm tra và giúp HS chọn đúng, đủ. *Lắp từng bộ phận: -Theo dõi, giúp đỡ HS. *Lắp hoàn chỉnh xe nôi: -Quan sát, giúp đỡ HS lắp đúng quy trình, kĩ thuật. *Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá. -Nêu tiêu chí đánh giá sản phẩm. -Đánh giá sản phẩm thực hành của HS. -Nhắc HS tháo các chi tiết, xếp vào hộp gọn gàng. 3.Củng cố-Dặn dò(3’): -Tiếp tục thực hành lắp ở nhà, chuẩn bị tiết sau… -Nhận xét tiết học. -HS chọn các chi tiết. -HS nêu lại ghi nhớ bài. Thực hành lắp từng bộ phận. -HS thực hành lắp xe nôi theo quy trình, kiểm tra hoạt động của xe. -HS trưng bày sản phẩm thực hành. -HS dựa vào tiêu chí đánh giá tự đánh giá sản phẩm. -HS thực hiện tháo và xếp các chi tiết vào hộp. Thứ sáu ngày 08 tháng 04 năm 2011 Tiết: 1 Âm nhạc: ------------------------------------------------- Tiết: 2 Toán: BÀI: Thực hành. I.Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách đo độ dài một đoạn thẳng (khoảng cách giữa 2 điểm) trong thực tế bằng thước dây, chẳng hạn như: đo chiều dài, chiều rộng phòng học, khoảng cách giữa 2 cây, hai cột ở sân trường. - Biết xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất (bằng cách gióng thẳng hàng các cọc tiêu). II.Đồ dùng: - Thước dây cuộn, một số cọc mốc. - Cọc tiêu (để gióng thẳng hàng trên mặt đất). III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ(3’): -Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2.Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài(1’): 2.2: ND bài(33’): *Hoạt động 1: HD thực hành tại lớp. -Hướng dẫn HS cách đo đọ dài đoạn thẳng: +Cố định một đầu thước dây tại điểm A sao cho vạch 0 của thước dây trùng với điểm A. +Kéo thẳng thước dây cho đến điểm B. +Đọc số đo ở vạch trùng với điểm B. Số đó là độ dài đoạn thẳng AB. -Cách x/định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất: -GV hướng dẫn: Dùng các cọc tiêu gióng thẳng hàng để xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất. *Hoạt động 2: Thực hành ngoài lớp. -GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4HS 1 nhóm). -GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm (Mỗi nhóm thực hành một hành động khác nhau). -GV nhận xét, kết luận. Bài 1: -Yêu cầu: HS dựa vào cách đo (như đã HD và hình vẽ trong SGK) để đo độ dài giữa hai điểm cho trước. -Giao việc: +Nhóm 1 đo chiều dài lớp học, nhóm 2 đo chiều rộng lớp học, nhóm 3 đo khoảng cách hai cây ở sân trường. -GV hướng dẫn, kiểm tra ghi nhận kết quả thực hành của mỗi nhóm. Bài 2: -GV yêu cầu thực hiện theo cặp. (Mỗi em ước lượng 10 bước đi xem được khoảng mấy mét, rồi dùng thước đo kiểm tra lại). 3.Củng cố-Dặn dò(3’): +Nhắc lại nội dung bài? -Thực hành đo đọ dài 2 đoạn thẳng ở nhà… -Nhận xét tiết học. -HS chú ý. -Vài HS lên bảng thực hành. -HS chú ý. -Thực hành theo nhóm 4. -Các nhóm nêu cách thực hiện. -Các nhóm thực hiện -Ghi kết quả đo được theo nội dung như bài 1 trang 159. -HS đọc nội dung của BT2. -HS thực hiện. -HS tiếp nối nhau trình bày kết quả. -HS phát biểu. ---------------------------------------------- Tiết: 3 Tập làm văn: BÀI: Điền vào giấy tờ in sẵn. I.Mục tiêu: -Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong tờ in sẵn-Phiếu khai tạm trú, tạm vắng. -Biết tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng. *GD-KNS: Kĩ năng đảm nhận trỏch nhiệm cụng dõn. II.Đồ dùng: -Bản phô tô mẫu phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng (mỗi HS 1 tờ). -1 phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng cỡ to để GV treo lên bảng hướng dẫn HS điền vào phiếu. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ(5’): -Yêu cầu đọc đoạn văn tả hoạt động của con mèo (hoặc con chó) đã viết ở BT4. -Nhận xét. 2.Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài(1’): 2.2: ND bài(31’): Bài tập 1: -GV treo phiếu lên bảng, giải thích từ ngữ viết tắt: CMND (chứng minh nhân dân). -HD điền đúng ND vào ô trống ở mỗi mục. *Chú ý: BT này nêu tình huống giả định (em và mẹ đến chơi nhà một bà con ở tỉnh khác), vì vậy: +ở mục địa chỉ, em phải ghi địa chỉ của người họ hàng. +ở mục Họ và tên chủ hộ, em phải ghi tên chủ nhà nơi mẹ con em đến chơi. +ở mục 1 Họ và tên, em phải ghi họ, tên của mẹ em. +ở mục 6: ở đâu đến hoặc đi đâu, em khai nơi mẹ con em ở đâu đến. +Mục Cán bộ đăng kí là mục dành cho cán bộ (công an) quản lí khu vực tự kí và viết họ, tên. Cạnh đó là mục dành cho chủ hộ kí và viết tên. -GV phát phiếu chi từng HS -Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc tờ khai. -GV nhận xét. Bài tập 2: -GV nhận xét, kết luận: Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương quản lí người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở những người nơi khác mới đến. Khi có việc xảy ra, các cơ quan nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét. 3.Củng cố-Dặn dò(3’): -Học bài, chuẩn bị bài sau: Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật) bằng cách q/sát trước các bộ phận của con vật mà em yêu thích. -Nhận xét tiết học. -HS trình bày. -HS đọc yêu cầu của BT và nội dung phiếu. -Cả lớp theo dõi trong SGK. -HS làm việc cá nhân, điền ND vào phiếu. - HS tiếp nối nhau đọc. -HS đọc yêu cầu. -HS suy nghĩ trả lời. -HS nhắc lại nội dung bài. ------------------------------------------- Tiết: 4 Địa Lý: BÀI: Thành phố Đà Nẵng. I.Mục tiêu: HS biết: -Dựa vào bản đồ Việt Nam xác định và nêu được vị trí Đà Nẵng. -Giải thích được vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch. II.Đồ dùng: -Bản đồ hành chính Việt Nam. -Một số ảnh về thành phố Đà Nẵng. -Lược đồ hình 1 bài 24. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ(5’): +Em hãy cho biết nếu đi thuyền trên sông Hương, chúng ta có thể đến thăm những địa điểm du lịch nào của thành phố Huế? -Nhận xét. 2.Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài(1’): -GV yêu cầu HS q/sát lược đồ H1 của bài 24 và nêu tên TP ở phía nam của đèo Hải Vân. *Hoạt động 1: Đà Nẵng-thành phố cảng. -Yêu cầu từng cặp quan sát lược đồ và cho biết vị trí của thàng phố Đà Nẵng. -Nhận xét, bổ sung. -Yêu cầu HS nhận xét tàu đỗ ở cảng Tiên Sa? -Yêu cầu HS quan sát H1 của bài và nêu các phương tiện giao thông đến Đà Nẵng? -GV: Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải Miền Trung. *Hoạt động 2: Đà Nẵng-trung tâm công nghiệp. -Giao việc cho các nhóm: -GV yêu cầu HS liên hệ với kiến thức bài 25, nêu lí do Đà Nẵng SX được một số mặt hàng vừa cung cấp cho địa phương, vừa cung cấp được cho các tỉnh khác hoặc trong nước. -GV nhân xét, bổ sung thêm… *Hoạt động 3: Đà Nẵng-địa điểm du lịch. -Yêu cầu HS tìm trên H1 và cho biết những địa điểm của Đà Nẵng có thể thu hút khách du lịch, những địa điểm đó thường nằm ở đâu? +Các em có thể kể thêm những địa điểm khác mà HS có thể biết? +Yêu cầu HS tìm lí do Đà Nẵng thu hút khách du lịch? -GV bổ sung thêm… 3.Củng cố-Dặn dò(3’): -Học bài, chuẩn bị bài sau. -Nhận xét tiết học. -HS nêu. -HS quan sát, phát biểu ý kiến: +Thành phố Đà Nẵng. *Làm việc theo cặp. -HS q/sát theo cặp. Vài HS báo cáo kết quả +Đà Nẵng nằm ở phía nam đèo Hải Vân bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà. +Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa, cảng sông Hàn gần nhau. +Tàu lớn hiện đại. +Tàu biển, tàu sông (đến cảng sông Hàn, cảng biển Tiên Sa) +Ô tô (theo quốc lộ 1A đi qua thành phố) +Tàu hoả +Máy bay. *HS làm việc theo nhóm 4. -HS thảo luận nhóm 4. -HS trình bày. *HS làm việc cá nhân. -HS thực hiện. +Bãi tắm: Bãi Nam, Mĩ Khê, Non Nước… -HS nêu. -HS phát biểu (Do Đà Nẵng nằm trên bờ biển có cảnh đẹp, có nhiều bài tắm đẹp thuận lợi cho du lịch nghỉ ngơi). -HS nhắc lại nội dung bài. ---------------------------------------- TIẾT: 5 SINH HOẠT LỚP Nhận xột, đỏnh giỏ hoạt động trong tuần.
File đính kèm:
- Tuan 30.doc