Giáo án Lớp 4 Tuần 9 - Đỗ Thị Xuân Cúc
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Có biểu tượng về hai đường thẳng song song (là hai đường thẳng không bao giờ gặp nhau).
- Vẽ được hai đường thẳng song song (chưa đòi hỏi phải chính xác tuyệt đối).
II. CHUẨN BỊ:
- Thước thẳng & ê ke (cho GV & HS).
vẽ hình chữ nhật. - HS nêu và vẽ hai đường thẳng vuông góc lên bảng 1 HS sửa bài về nhà, lớp vẽ đường cao C E D A B 2 em yếu nêu, các em khác nhận xét HS làm bài. Một HS giỏi lên bảng trình bày. Lớp đổi vở kiểm tra chéo Hs nhận hình và thảo luận theo nhóm 3 em Đại diện một nhóm lên trình bày HS thi đua theo tổ Lớp nhận xét và bình chọn nhóm dựng hình và trình bày đúng 2 HS yếu Rút kinh nghiệm Thứ sáu: 29 / 10 TOÁN Tiết 44: THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT I. MỤC TIÊU: Bằng thước đo & ê ke, biết vẽ một hình chữ nhật theo độ dài hai cạnh cho trước. - Thực hành vẽ đúng và nhanh được hình chữ nhật II. CHUẨN BỊ: Thước thẳng & ê ke. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của gv Hoạt động của hs Hoạt động 1: KTBC ( 6 ph ) Mục tiêu : KTBC và gt bài mới Tiến hành: Bài cũ: Vẽ hai đường thẳng song song. GV yêu cầu HS nêu các bước vẽ hai đường thẳng song song. Giao mỗi nhóm 2 em 1 hình tam giác, yêu cầu vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với cạnh đáy GV chữa bài và nhận xét chung *. Giới thiệu bài mới : Hoạt động 2: Cách vẽ (12 ph ) Mục tiêu : Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật Tiến hành: * Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 2 cm. GV cho HS nêu đề bài. GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau: Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 4 cm Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A, lấy đoạn thẳng AD = 2 cm. Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B, lấy đoạn thẳng BC = 2 cm. Bước 4: Nối D với C. Ta được hình chữ nhật ABCD. - Cho HS nêu lại các bước vẽ Hoạt động 3: Thực hành ( 18 ph ) Mục tiêu : Thực hành vẽ hình chữ nhật Tiến hành: Bài tập 1: Cho HS làm vở , một em làm bảng phụ Bài tập 2: Chia lớp làm nhóm 2 - GV chốt: AC, BD là hai đường chéo hình chữ nhật. Trong hình chữ nhật hai đường chéo luôn luôn có độ dài bằng nhau Hoạt động cuối: Củng cố ( 4 ph ) Mục tiêu : Củng cố và dặn dò Tiến hành: Nhắc lại các bước vẽ hình chữ nhật. Chuẩn bị bài: Thực hành vẽ hình vuông. 1HS nêu và vẽ hai đường tẳng song song lên bảng Các em khác thực hành ở phiếu giao việc HS nhận xét - 1 HS giỏi đọc đề HS quan sát & vẽ theo GV vào vở nháp. Vài HS yếu nhắc lại các thao tác vẽ hình chữ nhật. - Lớp đọc đề bài và làm bài vào vở, một em làm bảng phụ. Sửa bài bảng phụ. HS đổi bài kiểm tra chéo - Đổi bài giữa các nhóm kiểm tra lại độ dài các cạnh , các góc và hai đường chéo 2 HS yếu KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP – THÁNG 10 GIỮ GÌN VỆ SINH RĂNG MIỆNG MỤC TIÊU: Mỗi hs phải biết lợi ích của vệ sinh răng miệng Có ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng. Cổ động các bạn và mọi người giữ gìn vệ sinh răng miệng CHUẨN BỊ: Tranh cổ động về vệ sinh răng miệng TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 4 : Vẽ tranh cổ động về vệ sinh răng miệng - Bước 1: Để có hàm răng đẹp và nụ cười xinh em phải làm gì? => Từ các việc làm trên em hãy chọn và vẽ một tranh cổ động bảo vệ răng miệng Bước 2: Thực hành vẽ tranh theo nhóm đôi Bước 3: Đánh giá - Cho HS đánh giá trong nhóm ; lớp - Nhận xét và bình chọn tranh đẹp và có nội dung cổ động tốt- tuyên dương * Củng cố và dặn dò: + Nhận xét tiết học và dặn dò HS vận dụng thực hành Vệ sinh răng miệng + Chuẩn bị cho chủ điểm tháng sau “Kính yêu thầy cô giáo” - Làm vệ sinh răng miệng, ăn uống các thức ăn có lợi cho răng nướu, tránh các tổn thương cho răng, khám răng định kì.. - Hs chọn đề tài để vẽ - HS đánh giá trong tổ, lớp chọn sản phẩm đẹp Rút kinh nghiệm Thứ bảy : 30 / 10 TOÁN Tiết 45 : THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG I. MỤC TIÊU: Bằng thước thẳng & ê ke, vẽ được một hình vuông biết độ dài một cạnh cho trước. Biết vẽ hình vuông ở các góc độ khác nhau Biết thực hành sử dụng ê –ke để vẽ hình vuông II. CHUẨN BỊ: - Thước thẳng & ê ke. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của gv Hoạt động của hs Hoạt động 1: KTBC ( 6 ph ) Mục tiêu : KTBC và gt bài mới Tiến hành: Bài cũ: Thực hành vẽ hình chữ nhật. GV yêu cầu HS nêu các bước vẽ hình chữ nhật GV nhận xét *. Giới thiệu bài mới : Hoạt động 2: Cách vẽ ( 10 ph ) Mục tiêu : Hướng dẫn các bước vẽ hình vuông Tiến hành: - GV cho HS nêu đề bài: “Vẽ hình vuông ABCD có cạnh là 3 cm” Yêu cầu HS nêu đặc điểm của hình vuông. Ta có thể coi hình vuông là một hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài là 3cm, chiều rộng là 3 cm. Từ đó có cách vẽ hình vuông tương tự cách vẽ hình chữ nhật ở bài học trước. GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau: Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A, lấy đoạn thẳng AD = 3 cm. Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B, lấy đoạn thẳng BC = 3 cm. Bước 4: Nối D với C. Ta được hình vuông ABCD. * HS nêu lại các bước vẽ Hoạt động 3: Thực hành ( 18 ph ) Mục tiêu : Thực hành vẽ hình vuông Tiến hành: Bài tập 1: - Hỏi cách tính diện tích và chu vi hình vuông - Yêu cầu HS tự vẽ vào vở và tính chu vi, diện tích hình vuông đó. Bài tập 2: Yêu cầu HS quan sát hình 2a. Gợi ý: hình này có mấy hình vuông lồng ghép với nhau? Hình vuông lớn có độ dài 1 cạnh bằng bao nhiêu ? Đỉnh của hình vuông nhỏ đều gặp cạnh hình vuông lớn ở vị trí nào? Bài tập 3: Cho HS nêu đề bài Làm theo nhóm 2 * Gv chấm bài và nhận xét chung Hoạt động cuối: Củng cố ( 4 ph ) Mục tiêu : Củng cố và dặn dò Tiến hành: Nêu các bước vẽ hình vuông? Nhận xét tiết học - Dặn làm bài 2b và bài 3 trong SGK Chuẩn bị bài: Luyện tập 2 HS thực hành vẽ trên bảng, lớp quan sát các bước dựng hình của bạn và nhận xét HS giỏi đọc đề Có 4 cạnh bằng nhau & 4 góc vuông. HS quan sát & vẽ vào vở nháp theo sự hướng dẫn của GV. Vài Hs yếu nhắc lại thao tác vẽ hình vuông. * 3 HS yếu nêu Cả lớp làm bài, 1 em làm bảng phụ Nhận xét bài bảng phụ Hs trả lời. Thi đua vẽ nhanh, đúng và đẹp hình vào vở HS đổi bài kiểm tra chéo - HS đọc đề bài Thực hiện theo nhóm 2 1HS giỏi nêu miệng kết quả Lớp nhận xét - 2 HS yếu nêu SINH HOẠT LỚP - TUẦN 9 I. MỤC ĐÍCH : Đánh giá công tác tuần 9 Kế hoạch thực hiện trong tuần 10 Dạy : An toàn giao thông bài 1 II. CHUẨN BỊ: - Bảng kế hoạch tuần 10 - Biển báo III. TIẾN HÀNH Các tổ báo cáo Ban cán sự lớp báo cáo GV đánh giá chung và nêu một số công việc trong tuần 10 An toàn giao thông BÀI 1: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. Mục tiêu: - Sau bài học hs hiểu và biết nội dung thể hiện của 24 biển báo giao thông đường bộ phổ biến - Hiểu biết được ý nghĩa , tác dụng và tầm quan trọng của biển báo giao thông - Giúp HS nhận biết và hiểu các biển báo giao thông HS gặp thường ngày ( ở địa phương hoặc khu vực gần nơi em ở). Từ đó giúp HS thực hiện tốt ATGT II. Chuẩn bị : - 24 biển báo giao thông ( SGK ) - Các câu hỏi thảo luận - Giấy A4 hoặc bảng phụ III. Tiến hành các hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Hoạt động 1 : ( 10 ph ) Mục tiêu : Nhận biết các loại biển báo giao thông Tiến hành: - Gv đính 24 biển báo lên bảng - Nêu vấn đề: Các biển báo trên được phân làm mấy loại? Nêu tên từng loại biển báo? Mô tả đặc điểm bao quát của từng biển báo? GV chốt ý, ghi bảng II. Hoạt động 2: ( 20 ph ) Mục tiêu : Nội dung, ý nghĩa cuả từng loại biển báo, của từng biển báo Tiến hành: - GV sử dụng các biển báo 110a, 112, 208, 209, 233, 301a, 301b, 301e, 303, 304, 305,phát cho 6 nhóm mỗi nhóm 4 biển báo. Nêu yêu cầu thảo luận - Nêu tên biển báo và nội dung thông báo cuả từng biển báo trong nhóm của em - Gặp từng biển báo ấy, người tham gia giao thông phải sử lí ntn hoặc được thông báo điều gì? - GV chốt ý và tuyên dương nhóm nắm và hiểu biết tốt về nội dung thông báo của biển báo giao thông III. Hoạt động 3: ( 7 ph ) Mục tiêu: củng cố và liên hệ thực tế Tiến hành: Hỏi: - Biển báo giao thông có tác dụng gì? - Trên đoạn đường từ nhà em đến trường hoặc các đoạn đường mà em đã đi qua, em thường gặp những biển báo giao thông nào? Em hãy mô tả biển báo và cho biết nội dung thông báo của biển báo ấy là gì? GV chốt ý và liên hệ giáo dục: Tuân thủ theo hiệu lệnh của biển báo giao thông để góp phần giữ gìn ATGT Gv nhận xét tiết học Dặn HS tìm hiểu thêm các biển báo khác và chuẩn bị bài sau: vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn - Hs quan sát và lắng nghe - Hs thảo luận nhóm 4 em và ghi phần thảo luận ra giấy A4 - Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét và bổ sung - Hs đọc to nội dung, lớp đọc thầm - Nhóm 6 em nhận biển báo và thảo luận, thống nhất phần trình bày. - HS thứ tự đính biển báo lên bảng và nêu sự hiểu biết về biển báo. - HS nhận xét và bổ sung - HS nêu, mô tả. Các em khác nhận xét và bổ sung. - 1 em giỏi nêu lại tổng quát nội dung chính của bài trên bảng. Cả lớp đọc thầm. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- TUAN 9.doc