Giáo án lớp 5 - Tuần 12

I. Mục đích - yêu cầu.

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng vào những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.

- Hiểu được nội dung bài: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời các câu hỏi trong SGK).

- GD học sinh ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, .

II. Đồ dùng day học.

- Tranh minh hoạ trong bài.

III. Các hoạt động dạy học.

 

doc20 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 thực hiện cơ bản đúng cả 5 động tác.
+ Hoàn thành- thực hiện cơ bản đúng ít nhất 3 động tác.
+ Chưa hoàn thành- thực hiện cơ bản đúng dưới 3 động tác.
* HS chơi trò chơi “Kết bạn”
- GV phổ biến lại nội dung trò chơi.
- Cho HS chơi thử.
- Tổ chức cho HS lớp cùng tham gia chơi.
- GV làm trọng tài cuộc chơi.
- GV quan sát, biểu dương những em tham gia chơi tích cực.
3. Phần kết thúc
- Thực hiện một số động tác thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
1-2 p
2-3 p
18-22p
1-2 lần
5-6 lần
12-14p
4-6 p
 Ngày soạn: Thứ sáu ngày 9 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2012
Toán
Tiết Số 60: luyện tập
I. Mục tiêu. Giúp học sinh:
- Củng cố nhân 1STP với 1 STP.
- Bước đầu sử dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các STP trong thực hành tính. Bài tập cần làm: bài 1, 2.
II. Hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. ? Nêu cách nhân nhẩm 1STP với 0,1; 0,01…
3. Bài mới. a. GTB: Trực tiếp.
	 b. Nội dung.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự tính giá trị của các biểu thức và viết vào bảng. 1 HS lên bảng làm bài.
 HD học sinh nhận xét bài và nêu tính chất kết hợp của phép nhân các STP.
? Em có nhận xét so sánh gì về giá trị của hai biểu thức?
- Tương tự với hai ý còn lại.
? Giá trị của hai biểu thức (a x b) x c và a x (b x c) ntn khi thay đổi các chữ bằng cùng một bộ số?
- Cho HS phát biểu tính chất kết hợp của phép nhân các STN, STP.
- HS tự làm rồi chữa bài.
- 2 HS lên bảng làm bài tập.
Bài 2:- 1 HS nêu yêu cầu bài.
- Cho HS tự làm bài vở sau đó đổi vở cho nhau để kiểm tra cho nhau.
- HS nêu kết quả - NX bài làm trên bảng.
- GV nhận xét cho điểm bài làm tốt.
Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài.
- 1 HS làm bài trên bảng - lớp làm vở.
- Gọi 1 số HS nêu kết quả bài làm của mình.
- HS - GV nhận xét bài làm trên bảng.
Bài 1. Tính rồi so sánh kết quả..
- Kết quả: - dòng 1: 4,65.
 - dòng 2: 16.
 - dòng 3: 15,6.
NX: (a x b) x c = a x (b x c).
b. Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- 9,65 x 0,4 x 2,5
= 9,65 x ( 0,4 x 2,5)
= 9,65 x 1 = 9,65.
- 0,25 x 40 x 9,84
= (0,25 x 40) x 9,84
= 10 x 9,84 = 98,4
Bài 2. Tính.
a. (28,7 + 34,5) x 2,4
= 63,2 x 2,4
= 151,68
b. 28,7 + 34,5 x 2,4
= 28,7 + 82,8
= 111,5
Bài 3. Bài giải.
Ngời đó đi được quãng đường là.
 12,5 x 2,5 = 31,25 (km).
 ĐS: 31,25 km.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà học bài - chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Tiết số 24: Luyện tập tả người 
(Quan sát và lựa chọn chi tiết)
I. Mục đích yêu cầu.
- Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua 2 bài văn mẫu (Bà tôi, Người thợ rèn).
- Hiểu. Khi quan sát, khi viết một bài văn tả người, cần phải chọn lọc để đưa vào 
bài những chi tiết tiêu biểu, nổi bật gây ấn tượng. Từ đó biết vận dụng hiểu biết đẫ có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người 
thường gặp.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ ghi những đặc điểm ngoại hình của người bà (BT 1). HS vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. Gọi 1-2 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ tiết học trước (cấu tạo 3 phần của bài văn tả người).
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu MĐ - YC của tiết học.
	 b. Nội dung.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung.
Bài 1: - HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- GV yêu cầu học sinh trao đổi thảo luận cặp đôi.
HD: Đọc kĩ bài văn, dùng bút chì gạch chân những chi tiết tả mái tóc, giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt của bà sau đó viết lại vào giấy bằng lời của mình.
- HS trình bày kết quả - lớp và GV nhận xét.
- Nhóm làm vào phiếu dán lên bảng - HS đọc phiếu.
- GV đa bảng phụ đã ghi sẵn vắn tắt đặc điểm ngoại hình của người bà.
- 1-2 HS đọc lại.
Giảng: Tác giả đã ngắm bà rất kĩ, đã chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả. Bài văn vì thế ngắn gọn mà sống động…
Bài 2. Tổ chức cho HS làm bài tương tự bài tập 1.
- HS trao đổi, tìm những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc.
- Gọi đại diện HS phát biểu ý kiến.
- HS - GV nhận xét bài của các nhóm.
- GV ghi vắn tắt nội dung chính của bài tập lên bảng.
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả? (tác giả quan sát rất kĩ từng hoạt động của người thợ rèn: bắt thỏi thép, quai búa đập…)
? Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn? (…như đang chứng kiến anh thợ rèn làm việc và rất tò mò thích thú)
 GV: Như vậy biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho người này khác hẳn với mọi người xung quanh, làm cho bài văn sẽ hấp dẫn hơn, ……
Bài 1: Những chi tiết tả đặc điểm…
- Mái tóc: đen và dày kỳ lạ, phủ kín hai vai…
- Giọng nói: trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông…
- Đôi mắt: hai con ngươi đen sẫm mở ra, long lanh…
- Khuôn mặt: đôi má ngăm ngăm, có nhiều nếp nhăn…
Bài 2:
- Thỏi thép: hồng như bắt lấy một con cá sống…
- Quai những nhát búa hăm hở..
4. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Về nhà học cách miêu tả của bài văn để lập dàn ý cho bài văn tả người mà em thường gặp.
Lịch sử
Tiết Số 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo
I. Mục tiêu. Sau bài học, HS nêu được.
- Hoàn cảnh vô cùng khó khăn của nước ta sau CM tháng Tám năm 1945 nghìn cân treo sơi tóc.
- Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đẫ vượt qua tình thế “Nghìn cân treo sợi tóc” ntn?
II. Đồ dùng dạy học.
- Phiếu thảo luận các nhóm.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2 Bài mới. a. GTB. GV nêu MĐ, YC tiết học.
	b. Nội dung.
* HĐ 1: Hoàn cảnh Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.
- Cho HS trao đổi thảo luận nhóm. Đọc SGK và trả lời câu hỏi.
? Vì sao nói: Ngay sau CM tháng tám, nước ta ở tình thế “Nghìn cân treo sợi tóc”? (…tình thế bấp bênh nguy hiểm và cách mạng vừa thành công đất nước gặp muôn vàn khó khăn tưởng như không vợt qua nổi…)
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến.
- HS - GV nhận xét, bổ sung thêm.
* HS đàm thoại trả lời câu hỏi.
? Nếu không đẩy lùi được nạn đói nạn dốt thì điều gì sẽ xảy ra đối với đất nước chúng ta?
? Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói nạn dốt là giặc ? (…chúng nguy hiểm như giặc ngoại xâm, chúng có thể làm cho dân tộc ta suy yếu..)
	Giảng: Sau khi phát xít Nhật đầu hàng theo quy định của đồng minh khoảng 20 vạn quân của Tưởng Giới Thạch tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật và chúng muốn chiếm nước ta…
* HĐ 2: Đẩy lùi giặc đói, giặc dốt.- HS quan sát H2,3 SGK-Nêu ND các bức tranh.
? Em hiểu thế nào là bình dân học vụ?
	GV: Đó là hai trong các việc mà Đảng, chính phủ đã lãnh đạo nhân dân ta đẩy lùi giặc đói, giặc dốt.
- HS tìm hiểu thêm các việc khác đã làm để đẩy lùi giặc đói, giặc dốt.
- HS nêu - GV bổ sung.
* HĐ 3: ý nghĩa của việc đẩy lùi giặc đói, giặc dốt.
- HS trao đổi thảo luận nêu ý nghĩa.
? Trong một thời gian ngắn mà nhân dân ta đã đẩy lùi đợc những khó khăn, việc đó cho thấy sức mạnh của nhân dân ta ntn? (…làm được những việc phi thờng là nhờ vào sự đoàn kết…)
? Uy tín của chính phủ và Bác Hồ ntn? (…nhân dân một lòng tin tởng vào Bác để làm cách mạng)
* HĐ 4: Làm việc cả lớp.
- 1-2 HS nêu lại những khó khăn của cách mạng nước ta sau CM tháng tám.
- Nêu ý nghĩa.
 3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Tiết số 24: đồng và hợp kim của đồng
I. Mục tiêu. Sau bài học, HS có khả năng.
- Quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng. Nêu một số t/c của đồng.
- Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng.
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng đồng và hợp kim đồng có trong GĐ.
II. Đồ dùng dạy học.
- Thông tin và hình trang 50, 51 SGK. Một số đoạn dây đồng.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. ? Trong tự nhiên sắt có ở đâu?
3. Bài mới. 
* HĐ 1: Làm việc với vật thật.
+ MT: HS quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng.
+ Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm (3 HS)
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các đoạn dây đồng được đem đến lớp.
? Em hãy mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của đoạn dây đồng?
? Em có thể so sánh đoạn dây đồng và đoạn dây thép? (về tính cứng, tính dẻo…)
- GV đi đến giúp đỡ từng nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận của nhóm mình.
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét nêu kết luận: Dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.
* HĐ 2: Làm việc với SGK.
+ MT: Nêu đợc tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
+ Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc cá nhân.
- HS đọc các thông tin trong SGK và ghi lại câu trả lời vào bảng trong VBT,
Bước 2: Chữa bài tập.
- Gọi một số HS tiếp nối nhau trình bày bài của mình.
- HS khác góp ý bổ sung thêm.
? Nêu tính chất của đồng và hợp kim của đồng?
Tính chất: + Đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, dẫn nhiệt tốt và dẫn điện tốt.
 + Hợp kim đồng có màu nâu hoặc màu vàng, có ánh kim và cứng hơn đồng.
KL: Đồng là kim loại, đồng - thiếc, đồng - kẽm đều là hợp kim của đồng.
* HĐ 3: Quan sát và thảo luận.
+ MT: - HS kể được tên một số đồ dùng làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
 - Nêu được cách bảo quản một số đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng.
+ Cách tiến hành.
+ GV yêu cầu học sinh chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim đồng trong H 50, 51 SGK.
? Kể tên một số đồ dùng khác được làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng?
- HS nêu một số đồ dùng nh nhạc cụ, cồng, chiêng…
? Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim đồng trong GĐ?
- HS nêu - HS khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét và nêu kết luận.
 + Đồng được sử dụng làm đồ điện, dây điện, một số bộ phận của ô tô…
 + Bảo quản; thỉnh thoảng dùng thuốc đánh đồng để lau chùi, làm cho các đồ dùng đó sáng bóng trở lại.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài thực hành bảo quản đồ dùng trong gia đình - chuẩn bị bài sau.
Ký duyệt của ban giám hiệu
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGA SANG TUAN 12.doc
Bài giảng liên quan