Giáo án lớp 5 - Tuần 16

I. Mục đích - yêu cầu.

- Đọc lưu loát, diễm cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.

- Hiểu ý nghĩa bài văn. Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn ông.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II. Đồ dùng day học.

- Tranh minh hoạ trong bài.

III. Các hoạt động dạy học.

 

doc20 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
u.
VD: - Dòng sông Hồng như một dải lụa đào vắt ngang thành phố.
- Bé Nga có đôi mắt tròn xoe, den láy trông đáng yêu.
- Nó lê từng bước chân chậm chạp như một kẻ mất hồn.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà học bài và ôn lại từ đơn, từ phức, từ đồng âm, từ đồng nghĩa. 
Thể dục
Tiết Số 32: bài thể dục phát triển chung 
Trò chơi: Nhảy lướt sóng
I. Mục tiêu.
- Ôn tập bài thể dục phát triển chung, kết hợp kiểm tra đánh giá việc học tập và ôn tập của HS. YC thực hiện cơ bản đúng từng động tác và thứ tự toàn bài.
- Chơi trò chơi “Nhảy lướt sóng”. YC tham gia chơi tương đối chủ động, nhiệt tình.
II. Địa điểm - phương tiện.
- Vệ sinh sân bãi, còi, bóng.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
	A. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, kiểm tra trang phục và phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ giờ học.
- GV cho học sinh chạy chậm theo đội hình hàng dọc theo sân tập.
- GV cho học sinh khởi động. Cho học sinh chơi trò chơi: Kết bạn
	B. Phần cơ bản. 
* Ôn bài hể dục phát triển chung. 8-10 phút.
? Em hãy kể tên các động tác của bài thể dục phất triển chung ?
- Học sinh nêu tên các động tác của bài thể dục.
- Lớp trưởng điều khiển cho HS lớp tập lại lần lượt các động tác của bài thể dục
(1-2 lần) mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
- GV chú ý quan sát uốn sửa cho HS về kỹ thuật của động tác.
- Chia tổ cho HS tập luyện theo tổ - tổ trưởng điều hành.
* Kiểm tra bài thể dục phát triển chung. 10 phút.
- Mỗi HS sẽ thực hiện cả 8 động tác của bài thể dục.
- GV gọi mỗi đợt 5-6 HS lên thực hiện 1 lần cả bài thể dục.
- GV hô nhịp cho HS tập- quan sát đánh giá.
- Đánh giá theo mức độ thực hiện động tác của từng HS.
Hoàn thành tốt. Thực hiện cơ bản đúng cả bài thể dục.
Hoàn thành: Thực hiện cơ bản đúng 6/8 động tác.
Chưa hoàn thành: Thực hiện cơ bản đúng dưới 5 động tác.
* Chơi trò chơi: Nhảy lướt sóng.( Nội dung trò chơi tham khảo SGV lớp 4)
- GV cùng học sinh nêu lại cách chơi, luật chơi.
- GV hướng dẫn cho học sinh nhớ lại cách chơi, luật chơi. GV cho một số học sinh chơi thử. GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.
	C. Phần kết thúc. 
- GV tập trung lớp, cho học sinh thực hiện động tác hồi tĩnh.
- GV nhận xét phần kiểm tra, khen ngợi những em đạt kết quả tốt.
- Dăn học sinh về nhà luyện tập các động tác đã học.
Ngày soạn: Thứ 6 ngày 7 tháng 12 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 6 ngày 14 tháng 12 năm 2012
Toán
Tiết Số 80: luyện tập 
I. Mục tiêu. Giúp học sinh ôn lại 3 dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm.
- Tính tỉ số phần trăm của hai số.
- Tính một số phần trăm của một số.
- Tính một số khi biết một số phần trăm của nó.
- Bài tập cần làm: bài 1b ,2b, 3a.
II. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra : ? Muốn tìm một số biết 52,5% của nó là 840 ta làm ntn?
- Gọi HS nêu cách làm và thực hiện tính. GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: a. GTB - GV giới thiệu - ghi đầu bài
 b. Nội dung bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Bài 1- Gọi HS đọc đề toán.
? Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số?
- HS tự làm bài tập sau đó đổi vở kiểm tra cho nhau.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS + GV nhận xét cho điểm.
Bài 2.- HS nêu yêu cầu của bài.
- Gọi HS nêu cách làm.
- HS nêu miệng kết quả bài của mình nhận xét đối chiếu với bài trên bảng.
Bài 3
- HS đọc đề toán.
? Hãy nêu cách tìm một số biết 30% của nó là 72?
- HS tự làm bài - nêu miệng két quả bài của mình.
- HS + GV nhận xét kết qủa đúng.
Bài 1.
b. Tỉ số phần trăm số sản phẩm của anh Ba và số sp của tổ là.
 126 : 1200 = 0,105
 0,105 = 10,5%
Bài 2.
b. Số tiền lãi của cửa hàng là.
6.000.000 x 15 : 100 = 900.000 (đồng).
 ĐS: 900.000 đồng.
Bài 3.
a. Số đó là.
 72 x 100 : 30 = 240.
4. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Luyện tập Về VĂN tả người
I. Mục tiêu : 
	- Rèn luyện kĩ năng viết hoàn chỉnh một bài văn tả người.
	- Bài viết làm nổi bật các đặc điểm về ngoại hình, tính tình, hoạt động của người được miêu tả.
II. Các hoạt động dạy học : 
1. ổn định.
2. Kiểm tra: Nêu cấu tạo của bài văn tả người ? 
3. Bài mới a. GTB: GV giới thiệu, ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
- GV chép đề bài lên bảng.
- Học sinh đọc lại đề bài.
	Đề bài : Hãy tả người mà em yêu quý
- GV cho HS xác định yêu cầu của bài.
- GV gọi HS giới thiệu người định tả.
- GV yêu cầu HS cần nêu được các ý theo yêu cầu của đề bài về tả người mà em yêu quý.
- GV gợi ý đối với HS yếu. 
- Yêu cầu HS tự làm, GV theo sát giúp đỡ HS yếu.
- GV gọi HS tiếp nối nhau đọc bài làm.
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung( nếu cần )
HS xác định yêu cầu của đề bài.
HS tiếp nối phát biểu : ...
Ví dụ : 
+ Giới thiệu người định tả.
+ Hình dáng : cao cao, ...
+ Tính tình : 
+ Em có kỉ niệm gì khó quên về người đó.
HS làm bài cá nhân
HS đọc bài làm trước lớp 
 4. Củng cố - dặn dò
- GV n/x tiết học. 
- Dặn về nhà học bài và hoàn thành biên bản vào vở - chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Tiết Số 16: Hậu phương sau những năm chiến dịch biên giới
I. Mục tiêu. Học xong bài này, HS biết.
- Mối quan hệ giữa tuyền tuyến và hậu phương trong kháng chiến.
- Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
II. Đồ dùng day học.
- ảnh tư liệu trong SGK. Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. ? Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu đông 1947?
3. Bài mới: a. GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài:
Hoạt động của thày, trò
Nội dung
* HĐ1. GV yêu cầu học sinh quan sát H1 SGK - nêu nội dung bức tranh?
GV: Đai hội là nơi tập trung trí tuệ của toàn Đảng để vạch ra đường lối kháng chiến, nhiệm vụ của toàn dân tộc ta.
? Em hãy đọc SGK tìm hiểu nhiệm vụ cơ bản mà đại hội đã đề ra cho CM, để thự hiện các nhiệm vụ đó cần các điều kiện gì?
( n/v đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn) - các điều kiện: phát triển tinh thần yêu nước; đẩy mạnh thi đua; chia ruộng đất cho nông dân…
- HS nêu ý kiến - HS khác nhận xét.
*HĐ2: Sự lớn mạnh của hậu phương.
- HS thảo luận theo nhóm 4 - GV dưa các vấn đề cho HS thảo luận.
? Sự lớn mạnh của hậu phương sau những năm chiến dịch Biên giới trên các mặt trận KT, VH, GD thể hiện ntn?
? Theo em vì sao mà hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vây?
? Sự lớn mạnh của hậu phương có tác động ntn đến tuyền tuyến?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm - Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát H2,3 trong SGK.
? Việc chiến sĩ bộ đội tham gia giúp dân cấy lúa trong kháng chiến chống thực dân Pháp nói lên điều gì?
(…sự gắn bó giữa quân và dân)
*HĐ3: Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất.
- HS lớp thảo luận trả lời câu hỏi.
? Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào? Nhằm mục đích gì ? (…tổng kết biểu dương những thành tích phong trào thi đua yêu nước của các tập thể, cá nhân…)
? Kể tên các anh hùng được đại hội bầu chọn?
? Kể về chiến công của một trong bảy tấm gương anh hùng nêu trên?
- HS trả lời - GV nhận xét bổ sung.
1. Đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2- 1951)
- đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
- phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân…
2. Sự lớn mạnh của hậu phương sau chiến dịch Biên giới.
- chi viện cho tuyền tuyến sức người, sức của.
3. Đai hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất.
- Ngày 1-5-1952.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học.Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
 Khoa học
Tiết số 32: tơ sợi 
I. Mục tiêu. Sau bài học, học sinh biết:
- Kể tên một số loại tơ sợi.
- Làm thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
- Nêu đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
- Kết hợp GD các KNS cho HS: KN quản lí thời gian; KN bình luận; KN giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy học.
- Các thông tin trong SGK. Một số sản phẩm được dệt từ tơ sợi, bật lửa.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. ? Nêu tính chất và công dụng của chất dẻo. GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: a. GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài:
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
+ Mục tiêu:Học sinh kể tên được một số loại tơ sợi.
+ Cách tiến hành:
Bước 1.- GV chia học sinh làm các nhóm 4.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình quan sát và trả lời câu hỏi trong SGK/66.
- Các nhóm làm việc, ghi câu trả lời vào giấy.
Bước 2. Làm việc cả lớp.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày câu trả lời cho 1 hình.
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhânh xét, kết luận câu trả lời đúng.
* Hoạt động 2. Thực hành .
+ Mục tiêu: HS thực hành để phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
+ Tiến hành.
Bước 1: làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình làm việc theo HS trong SGK.
- Thư kí ghi lại kết quả quan sát được khi thực hành. 
Bước 2: làm việc cả lớp.
- Đai diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc.
- GV nhận xét kết luận.Tơ sợi tự nhiên - khi cháy tạo thành tàn cho. Tơ sợi nhân tạo - khi cháy thì vón cục lại.
* Hoạt động 3: HS làm bài tập cá nhân.
+ Mục tiêu. Nêu được đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
Bước 1: làm việc cá nhân.
- GV kẻ bảng để HS quan sát ghi các thông tin vào trong bảng.
- GV yêu cầu học sinh đọc kỹ các thông tin trong SGK để điền cho đầy đủ.
Loại tơ sợi
Đặc điểm chính
1. Tơ sợi tự nhiên.
- Sơi bông.
- Tơ tằm.
………………………………………………………..
……………………………………………………….
………………………………………………………..
2. Tơ sợi nhân tạo.
Sơi ni lông.
………………………………………………………..
………………………………………………………..
Bước 2. làm việc cả lớp.
- Gọi 1 số HS nêu bài làm của mình. HS lớp nhận xét, bổ sung.
- GV KL. Tơ sợi tự nhiên. Sơi bông - vải sợi bông có thể rất mỏng, nhẹ hoặc có thể rất dày. Tơ tằm - vải lụa tơ tằm thuộc hàng cao cấp, óng ả, nhẹ, giữ ấm.Tơ sợi nhân tạo. Sơi ni lông - vải ni lông khô nhanh, không thấm nước, dai, bền, không nhàu.
4. Củng cố dặn dò.
- GV hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Kí duyệt của ban giám hiệu
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docGA SANG TUAN 16.doc
Bài giảng liên quan