Giáo án Lớp 5 - Tuần 17

I/ Mục tiêu

- HS biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

- Làm được các bài tập 1a, 2a, 3.

II/ Phương tiện và phương pháp dạy học

- Phương tiện: Bảng phụ.

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, trình bày cá nhân,.

III/ Tiến trình dạy học

 

doc24 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 2073 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 17, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ó liên quan.
II/ Phương tiện và phương pháp dạy học
- Phương tiện: Bảng phụ ghi đoạn văn của BT. 
- Phương pháp: Trình bày cá nhân, thảo luận nhóm, đàm thoại,...
III/ Tiến trình dạy – học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
2'
15'
15'
2'
A. Mở đầu
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS chữa bài ôn tiết trước.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Hoạt động dạy học
1. Khám phá: Giờ Ôn TV hôm nay các em cùng luyện đọc hai đoạn của hai bài tập đọc đã học. Làm BT có liên quan.
2. Kết nối - Thực hành
Bài: Thầy cúng đi bệnh viện
Bài 1.
- Gọi HS đọc y/c của bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để làm bài.
- HS luyện đọc trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét tuyên dương HS đọc bài tốt.
Bài 2.
- Gọi HS đọc y/c của BT.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở.
- Gọi HS nêu đáp án.
- Nhận xét và chữa bài. 
Bài: Ngu Công xã Trịnh Tường.
Bài 1.
- Gọi HS nêu y/c của bài tập.
- Yêu càu HS làm bài theo nhóm đã phân công, 1 nhóm làm vào bảng phụ và luyện đọc trong nhóm.
- Dán bảng phụ đã hoàn thiện lên bảng và đọc bài.
- Nhận xét và tuyên dương.
Bài 2. 
- Gọi HS đọc y/c của bài.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS nêu đáp án đúng.
- Nhận xét và chữa bài.
C. Kết luận
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài học sau.
- HS chữa bài.
- Nghe.
- 2 HS đọc to trước lớp.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên - dưới cùng thảo luận để làm bài.
- 2 nhóm thi đọc.
- Bình chọn.
- 2 HS đọc y/c của bài.
- HS làm bài cá nhân.
Đáp án: Ý a
- 2 HS đọc to trước lớp.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên - dưới cùng thảo luận để làm bài.
- Trình bày..
- Bình chọn.
- 2 HS đọc y/c của bài.
- HS làm bài cá nhân.
Đáp án: Ý a
Tiết 3. Toán ôn
LUYỆN TẬP CHUNG 
I/ Mục tiêu
- Cách thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II/ Phương tiện và phương pháp dạy học
- Phương tiện: Bảng nhóm.
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại,...
III/ Tiến trình dạy – học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1’
6’
9’
12’
2’
A. Mở đầu
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Chữa bài ôn tiết trước.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Hoạt động dạy học
1. Khám phá: Củng cố về cách thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
2. Kết nối - Thực hành
Bài 1. Viết thành số thập phân.
- Gọi HS đọc y/c của BT.
- Y/c HS nêu cách thực hiện.
- Y/c HS tự làm bài vào vở, 4 HS làm bài trên bảng lớp.
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 2.Tìm x:
- Y/c HS nêu cách thực hiện.
- Y/c HS tự làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng nhóm.
-Gọi HS n.xét và chữa bài trên bảngnhóm 
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3.
 - Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Y/c HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào bảng nhóm.
- Quan sát và chấm bài cho HS.
- Chữa bài trên bảng nhóm.
C. Kết luận
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài học sau.
- Hát.
- Chữa bài theo y/c.
- Nghe.
- 1 HS 
- Nêu nối tiếp.
- Làm bài theo y/c.
- HS nêu nối tiếp.
- Làm bài theo y/c.
 x x 1,2 – 3,45 = 4,68
 x x 1,2 = 8,13
 x = 6,775
- 2 HS 
+ Cửa hàng có 500kg gạo, buổi sáng bán được 45% số gạo, buổi chiều bán được 80% số gạo còn lại.
+ Cả 2 lần cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo?
- Làm bài và chữa bài.
Bài giải
Số kg gạo bán buổi sáng là:
500 : 100 x 45 = 225 (kg)
Sau buổi sáng số gạo còn lại là:
500 – 225 = 275 (kg)
Số kg gạo bán buổi chiều là:
275 : 100 x 80 = 220 (kg)
Cả hai lần cửa hàng bán được là:
225 + 220 = 445 (kg)
 Đáp số: 445 kg
Ngày soạn: 18/12 
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 20 tháng 12 năm 2013
Tiết 1. Toán
 HÌNH TAM GIÁC
I/ Mục tiêu
- Đặc điểm của hình tam giác có: 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc.
- Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc).
- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác.
- Làm được các bài tập 1; 2. 
II/ phương tiện và phương pháp dạy học
- Phương tiện: - Ê- ke, các dạng hình tam giác như SGK. 
- Phương pháp: Đàm thoại, hoạt động cá nhân, nhóm đôi.
III/ Tiến trình dạy học	
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
2'
15'
15'
 2'
A. Mở đầu
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
+ Tìm 40% của 200?
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Hoạt động dạy học
1. Khám phá: Giờ toán hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm, các dạng, đáy và đường cao của hình tam giác.
2. Kết nối
a) Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác
- GV vẽ hình như sgk.
- Yêu cầu HS xác định cạnh, đỉnh, góc của mỗi hình tam giác.
- Yêu cầu viết tên ba góc, ba cạnh của mỗi hình tam giác.
b) GT ba dạng hình tam giác (theo góc)
- GV giới thiệu đặc điểm:
+ Hình tam giác có ba góc nhọn.
+Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn.
+ Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn. (gọi là tam giác vuông)
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, xác định từng loại hình tam giác theo đặc điểm GV vừa giới thiệu.
c) GT đáy và đường cao (tương ứng)
- GV giới thiệu hình tam giác ABC: đáy BC, đường cao AH tương ứng.
+ Độ dài đoạn thẳng từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là chiều cao của tam giác.
- Tổ chức cho HS tập nhận biết đường cao của hình tam giác.
3. Thực hành
Bài 1: Viết tên ba góc và ba cạnh của mỗi hình tam giác.
- Nhận xét.
Bài 2: Chỉ ra đáy và đường cao tương ứng được vẽ trong mỗi hình.
- Nhận xét.
Bài 3.
- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu của bài.
- Nhận xét.
C. Kết luận:
- GV hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- HS dùng máy tính bỏ túi để thực hiện.
- Nghe.
- HS quan sát hình trên bảng.
- HS chỉ ra ba cạnh, ba đỉnh, ba góc của mỗi hình tam giác.
- HS viết tên ba góc, ba cạnh của mỗi hình tam giác.
- HS chú ý nghe.
- HS nhắc lại đặc điểm của tam giác.
- HS quan sát hình vẽ, xác định từng loại hình tam giác.
- HS quan sát hình vẽ ABC, xác định đáy BC, đường cao AH.
- HS quan sát hình, nhận biết đường cao của từng hình tam giác.
- HS làm việc với sgk.
- HS làm việc cá nhân, 1 em lên bảng.
VD: Tam giác ABC:
+ 3 góc: góc đỉnh A, góc đỉnh B, góc đỉnh C.
+ 3 cạnh: AB, BC, CA.
- HS quan sát hình, làm việc theo cặp, chỉ đáy và đường cao của từng hình.
Trong hình ABC: Đáy AB . 
 Đường cao: CH
Trong hình DEG: Đáy EG.
 Đường cao: DK
Trong hình PMQ: Đáy PQ
 Đường cao MN
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS làm bảng lớp.
- Hs dưới lớp làm vào vở.
+ Diện tích tam giác AED bằng diện tích tam giác EDH
+ Diện tích tam giác EBC bằng diện tích tam giác EHC.
+ Diện tích tam giác EDC bằng diện tích hình chữ nhật ABCD.
Tiết 2. Tập làm văn
 TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I/ Mục tiêu
 - HS biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày).
 - Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng.
II/ phương tiện và phương pháp dạy học
- Phương tiện: Bảng lớp ghi đầu bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu… cần chữa chung trước lớp. 
- Phương pháp: Thuyết trình, hoạt động cá nhân, nhóm đôi.
III/ Tiến trình dạy học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
2'
 10'
20'
2'
A. Mở đầu
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Hoạt động dạy học
1.Khám phá: Giờ TLV hôm nay cô sẽ trả bài để các em cùng suy nghĩ và viết lại đoạn văn cho hay hơn.
2. Kết nối - Thực hành
2.1. Nhận xét về kết quả làm bài của HS.
- GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:
 Nêu nhận xét về kết quả làm bài:
- Những ưu điểm chính:
+ Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục.
+ Một số em diễn đạt tốt.
+ Một số em chữ viết, cách trình bày đẹp.
- Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế, còn nhiều em viết quá cẩu thả, nội dung sơ sài, phần tả hoạt động không đúng trọng tâm 
+ Lỗi chính tả : dóc dáng, gọn ghàng, đen lái, thăn thắt (thoăn thoắt ).
2.2. Hướng dẫn HS chữa lỗi.
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng
- Mời HS lên chữa, Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
b) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài:
- HS phát hiện thêm lỗi và sửa lỗi.
- Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
+ GV đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay.
+ Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- Viết lại một đoạn văn trong bài làm:
+Yêu cầu mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại.
+ Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
C. Kết luận
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nhắc lại.
- Nghe.
- 1 HS đọc đề bài. 
- HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng để nhận ra chỗ sai, nguyên nhân, chữa lại. 
- HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.
- HS đổi bài soát lỗi.
- HS nghe.
- HS trao đổi, thảo luận.
- HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng.
- Một số HS trình bày.
Tiết 4. Sinh hoạt
NHẬN XÉT TUẦN 17
1. Nhận xét tuần 17
1.1. Đạo đức
- Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo, hoà nhã với bạn bè.
- Không có hiện tượng cãi cọ nhau, đánh chửi nhau.
1.2. Học tập
- Đa số các em có ý thức học bài và làm bài ở nhà.
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Soạn bài và chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ trước khi đến lớp.
+ Khen: Yến, Hòa, Thoa, Văn, Diện. 
+ Nhắc nhở một số em: Phong, Linh.
1.3. Vệ sinh
- Vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ, gọn gàng.
- Tuy nhiên còn một số em chưa có ý thức vệ sinh cá nhân, đầu tóc chưa gọn gàng, quần áo chưa sạch sẽ, trang phục nhàu nhĩ.
- Vệ sinh khu vực được phân công sạch sẽ.
1.4. Các hoạt động khác
- Tham gia thể dục giữa giờ nhanh nhẹn, thẳng hàng.
- Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, không xô đẩy, chen lấn nhau.
2. Kế hoạch tuần 18
- Tiếp tục duy trì nề nếp đã đạt được, khắc phục những điểm chưa đạt.
- Ôn tập chuẩn bị thi cuối học kì 1.

File đính kèm:

  • docTUAN 17.doc
Bài giảng liên quan