Giáo án Lớp 5 Tuần 18 - Lô Thanh Ngọc

-Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng; kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu.

-Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học trong tuần 11 đến 17 của sách Tiếng Việt 5 tập 1(phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật). HS lập được bảng thống kê các bài bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh.

-Qua việc ôn tập, các em càng thấy được ý thức bảo vệ môi trường, trân trọng tình cảm yêu thương giúp đỡ nhau, tình cảm của con người với thiên nhiên.

 

doc18 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 18 - Lô Thanh Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ợp
Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp
1. Muối tinh: Mặn
Hỗn hợp gia vị: có vị mặn, ngọt, cay.
2. Mì chính(bột ngọt): ngọt, tanh,…
3. Tiêu bột: Cay
-GV nêu: Muối tiêu là hỗn hợp.
-GV chốt lại và gọi HS đọc mục bạn cần biết SGK/74.
-Yêu cầu HS kể tên một số hỗn hợp mà em biết.
(Không khí, gạo lẫn trấu, muối lẫn cát,…)
HĐ 2: Tách các chất ra khỏi hỗn hợp. (khoảng 10-12 phút)
MT. HS biết được các phương pháp và cách tách các chất trong hỗn hợp.
-Yêu cầu HS đọc thông tin SGK/ 75 và trả lời:
-Yêu cầu đại diện nhóm trả lời, GV chốt: 
 Hình 1: Làm lắng ; Hình 2: Sảy ; Hình 3: lọc
-GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS cùng thảo luận bạn ngồi cạnh và trả lời câu hỏi:
H: Cần chuẩn bị những gì để tách:
+Các trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng. (phểu, giấy lọc, 
-Yêu cầu HS trả lời GV nhận xét chốt lại.
-GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện tách các chất trong hỗn hợp như đã dự kiến ở trên. Hôm sau báo cáo kết quả.
-Các nhóm nhận nhiệm vụ, GV giao.
-HS theo nhóm bàn hoàn thành nhiệm vụ.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS thứ tự kể trước lớp.
-HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.
-Thực hiện theo nhóm 2 em.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
Củng cố - dặn dò: -Yêu cầu HS trả lời : Hỗn hợp là gì ? -Chuẩn bị bài : “ Dung dịch”
BUỔI CHIỀU
Lịch sử: (T18) Kiểm tra cuối HKI
Câu 1: ( 3 điểm ) Ghi lại câu trả lời đúng.
1. Biện pháp để đẩy lùi “ giặc dốt” là:
A/ Mở lớp bình dân học vụ, mở thêm trường học cho trẻ.
B/ Đưa ra nước ngoài học tập.
C/ Quyết tâm phá tan cuộc tấn công của giặc.
D/ Mời chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy.
2. Quyết định của trung ương Đảng khi biết âm mưu của Thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc:
A/ Phân tán bộ đội chủ lực.
B/ Quyết tâm phá tan cuộc tấn công của giặc.
C/ Cơ quan đầu não rút sang căn cứ địa ở vùng Tây Bắc.
3. Quân ta chủ động mở chiến dịch Biên giới Thu- Đông 1950 nhằm mục đích gì:
A/ Giải phóng một phần biên giới Việt- Trung.
B/ Củng cố mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.
C/ Phá tan âm mưu khóa chặt biên giới Việt- Trung của địch, khai thông đường liên laic Quốc tế.
Câu 2: ( 4 điiểm ) Đại hội chiến sĩ và cán bộ gương mẫu toàn Quốc có tác dụng như thế nào?
Câu 3: ( 3 điểm ) Nêu ý nghĩa chiến dịch Viêt Bắc Thu- Đông 1947.
LUYỆN TV
I/ Mục tiêu:
Hướng dẫn học sinh luyện viết đúng chính tả, đúng âm vần dễ lẫn
Viết đúng độ cao của các con chữ
Giáo dục HS tính cẩn thận, sạch đẹp.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Vở luyện viết.
III/ Các hoạt động dạy học
Ổn định lớp
Hướng dẫn học sinh luyện viết bài: Người mẹ của 51 đứa con.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV đọc mẫu bài viết
Hướng dẫn hs viết các âm vần dễ lẫn
Yêu cầu HS nhắc lại độ cao của từng con chữ
GV lưu ý hs viết bài
GV đọc bài từng câu
HS viết bài vào vở
GV quan sát hướng dẫn hs yếu
Gv thu vở chấm và nhận xét
3. Bài tập:
- HS đọc yêu cầu của bài tập
hs đọc bài cá nhân
hs viết vào vở nháp
 - hs viết bài vào vở
hs đổi chéo vở kiểm tra và sửa lỗi
Cả lớp làm bài vào vở
GV và lớp chữa bài
4. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học
…………………………………………………………………………………………
LUYỆN TOÁN (2T)
I/ Mục tiêu : Giúp HS :
- Rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác; giới thiệu cách tính diện tích hình tam giác vuông khi biết độ dài độ dài hai cạnh vuông của nó.
- HS biết vận dụng cách tính diện tích hình tam giác vào làm tốt các bài tập.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II/ Đồ dùng dạy học:Vở bài tập toán
III/ Các hoạt động dạy học:
Ổn định lớp
Hướng dẫn hs làm bài tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Bài tập1: Gọi hs đọc đề và nêu cách giải bài toán
* Bài tập2: Gọi hs đọc đề
Yêu cầu hs làm bài vào vở
Gọi 1 em lên bảng làm bài
* Bài tập3: Tương tự
- Hướng dẫn hs tính nhẩm và viết kết quả vào chỗ chấm
* Bài tập 4: Hướng dẫn hs tìm tiền vật liệu, sau đó tìm tiền công
Gọi 2 em lên bảng làm bài
GV và lớp nhận xét kết quả
1 em đọc đề và làm bài vào vở bài tập
1 em lên bảng làm bài
 cả lớp làm vào vở
1 em đọc đề
2 em lên bảng làm
Cả lớp làm bài vào vở
HS suy nghĩ làm bài và đọc kết quả
3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học
Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009
THỂ DỤC
TOÁN (T90) Hình thang
I.Mục tiêu:
- HS nắm được khái niệm ban đầu về hình thang là hình tứ giác có cặp cạnh đối diện song song; phân biệt hình thang với một số hình đã học.
- HS nhận biết được hình thang và vẽ được hình thang.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. Chuẩn bị: Một số thanh nhựa của bộ lắp ráp lớp 5.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét bài kiểm tra học kì.
2. Dạy – học bài mới:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
-Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học.
HĐ1. Hình thành biểu tượng hình thang và nhận biết đặc điểm của hình thang.(khoảng 12-13 phút)
-Yêu cầu HS quan sát hình vẽ “cái thang” ở SGK để nhận ra hình ảnh của hình thang.
-Yêu cầu HS quan sát tiếp hình thang ABCD trong SGK và hình thang GV vẽ lên bảng để nhận biết biểu tượng về hình thang.
 -Yêu cầu HS quan sát hình thang ABCD trong SGK và hình thang GV vẽ lên bảng để trả lời các câu hỏi sau:
-Yêu cầu HS trả lời, GV chốt lại:
-GV vẽ đường cao AH của hình thang ABCD và giới thiệu: AH là chiều cao của hình thang.
-Yêu cầu HS nhận xét về quan hệ của đường cao AH và 2 cạnh đáy.
-GV kết luận: Đường cao của hình thang là đoạn thẳng vuông góc với hai cạnh đáy hình thang.
-GV gọi HS chỉ vào hình thang ABCD nhắc lại đặc điểm của hình thang.
HĐ2. Thực hành.(khoảng 12-13 phút)
Bài 1: -Yêu cầu HS đọc bài tập 1, quan sát các hình thang ở SGK/bài 1 và nêu ra hình nào là hình thang.
-GV cầu HS nhận xét, GV chốt lại. (có thể yêu cầu HS giải thích vì sao em biết đó là hình thang).
 Hình 1, 2, 4, 5,6 là hình thang 
Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
-GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS làm vào phiếu.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng, GV chốt lại.
Bài 3: 
-Yêu cầu HS vẽ thêm đoạn thẳng để tạo hình thang (HS làm vào SGK).
Bài 4: 	-GV đưa mô hình lắp ghép hình thang (gồm 4 thanh nhựa đã lắp ghép thành hình thang và GV thao tác trên mô hình:
HS quan sát hình vẽ “cái thang” ở SGK để nhận ra hình ảnh của hình thang.
-HS theo nhóm 2 em quan sát hình thang và trả lời câu hỏi của GV.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. 
-Quan sát GV vẽ và nghe giới thiệu về đường cao của hình thang.
-HS nêu nhận xét, HS khác bổ sung.
-Gọi HS chỉ vào hình thang ABCD nhắc lại đặc điểm của hình thang.
-HS làm bài 1 theo yêu cầu của GV.
-HS đọc yêu cầu bài tập 2.
-Nhận phiếu bài tập và làm cá nhân vào phiếu, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ.
-Nhận xét bài trên bảng, đổi chéo bài chấm điểm.
-Làm cá nhân bài 4.
4. Củng cố - Dặn dò: - Về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài tiếp theo.
Luyện từ và câu: (T36) Ôn tập tiếng việt cuối học kì 1 (Tiết 8)
 ( Kiểm tra viết )
I. Mục đích, yêu cầu:
-Kiểm tra về văn tả người.
-HS viết được bài văn tả người hoạt động hoàn chỉnh.
-Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trung thực khi làm bài.
II. Chuẩn bị: HS có giấy kiểm tra. GV có đề kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy và học: 
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Dạy – học bài mới: GV ghi đề bài lên bảng. HS làm bài vào giấy kiểm tra.
A/ Tập làm văn: ( 5 điểm )
Đề bài: Em hãy tả một người mà em thấy gần gữi và quý mến nhất.
B/Chính tả: ( 5 điểm ) Chấm lỗi chính tả, trình bày, chữ viết bài đọc thầm và Tập làm văn.
3. Củng cố – Dặn dò: -GV nhận xét tinh thần thái độ làm bài của HS.
…………………………………………………………………………………………………………………
Sinh hoạt tuần 18
I. Mục tiêu:
-Đánh giá các hoạt động trong tuần 18, đề ra kế hoạch tuần 19, sinh hoạt tập thể.
-HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
-Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. Sinh hoạt lớp:tuần 18:
+ Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt.
-Các tổ trưởng báo cáo tổng kết tổ -Ý kiến phát biểu của các thành viên.
-Lớp trưởng thống điểm các tổ và xếp thứ từng tổ.
+GV nhận xét chung: 
* Hạnh kiểm: Đa số các em ngoan, thực hiện khá tốt nội quy trường lớp như đi học đúng giờ, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ,
* Học tập: Duy trì phong trào thi đua giành sao chiến công sôi nổi, học bài làm bài ở nhà khá tốt.
	 Thi 2 môn toán và tiếng Việt nghiêm túc.
 Tồn tại: Một số em chưa chú ý trong học tập, quên vở ở nhà.
	 Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học
* Công tác khác: Tham gia sinh hoạt Đội duy trì đều đặn. Vệ sinh trường lớp, cá nhân gọn gàng

File đính kèm:

  • docGiao an 5 T 18.doc
Bài giảng liên quan