Giáo án lớp 5 - Tuần 21

I. Mục đích - Yêu cầu.

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn - giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hùng; lúc trầm lắng tiếc thương. Đọc phân biệt giọng của các nhân vật

- Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi, danh dự đất nước khi đi sứ nước ngoài. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Kết hợp GD cho HS các KNS: KN nhận thức, KN tư duy sáng tạo.

II. Đồ dùng dạy- học.

- Tranh minh hoạ trong SGK

III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu

doc18 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1864 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
tập.
- GV cho 1 học sinh làm vào giấy khổ to.
- Học sinh trình bày bài làm của mình.
- Lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- GV cho học sinh làm bài tập 3 tương tự như bài tập 2.
1) Nghe viết.
- giận quá, linh cữu, .....
Bài 2.
- để dành, dành dụm, dành tiền, ….
- rành, rành rẽ, rành mạch,….
- cái rổ, cái giành, …
Bài 3. 
Các từ cần điền là: rì, dạo, dịu, rào, giờ, dáng.
4.Củng cố, dặn dò: 
 - GV n/x tiết học, biểu dương những HS học tốt. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
luyện từ và câu
Tiết số 42. nối các vế Câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục tiêu.
- Nhận biết được một quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thông dụng chỉ nguyên nhân - kết quả.
- Chọn được quan hệ từ thích hợp (BT3); biết thêm các vế câu ghép chỉ nguyên nhân - kết quả (BT4).
II. Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - 2 HS đọc đoạn văn viết về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.
3. Bài mới: GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- 1 HS đọc bài 3, lớp nêu y/c.
- HS làm vở BT
- GV gọi học sinh trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét chốt lại bài làm đúng.
H: Các cặp quan hệ từ: Tại … nên …; và Nhờ … nên … biểu thị quan hệ gì?
- HS: Quan hệ nguyên nhân – kết quả.
H: Để biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả ngoài 2 cặp quan hệ từ trong bài tập 3 này ta còn thấy có những cặp QHT nào khác?
- HS nêu, GV giới thiệu cho học sinh nhớ lại các cặp QHT biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả.
H: Tại sao trong câu ghép thứ nhất em không chọn QHT “ tại” ?
 - HS khá giỏi giải thích: Vì chỉ nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt.
- GV nhận xét khắc sâu.
Bài tập 4
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4.
- HS làm bài vào vở. Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét chũa bài.
- GV đưa câu: Vì Dũng không thuộc bài, Dũng bị điểm kém.
H: Câu trên có phải câu ghép chỉ nguyên nhân kết quả không?
H: Đâu là vế câu chỉ nguyên nhân, vế câu chỉ kết quả và 2 vế câu được nối với nhau bằng gì?
- GV: Để biểu thị nguyên nhân – kết quả giữa 2 vế câu bằng cặp quan hệ từ thì còn có thể biểu thị bằng 1 quan hệ từ.
H: Ngoài từ “vì” có có thể nối bằng quan hề tự nào khác cũng biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả?
- HS nêu, GV giưói thị thêm có quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả.
Bài tập 3
a. Nhờ thời tiết thuận nên lúa tốt. (NN - k/q tốt)
b. Tại thời tiết không thuận lợi nên lúa xấu. (ng/nh - k/q xấu)
Bài tập 4
- Vì bạn Dũng không thuộc bài nên cậu ta bị điểm kém.
- Do ... nên (mà)điểm bài thi không cao.
- Nhờ (do) cả tổ giúp đỡ (Vân kiên trì)
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
Soạn ngày: Thứ sáu ngày 11 tháng 1 năm 2013
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 18 tháng 1 năm 2013
Toán
Tiết số 105. Diện tích xung quanh và
 diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
I. Mục tiêu.
- HS có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hộp chữ nhật 
- Tự hình thành được cách tính và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hộp chữ nhật.
- Vận dụng quy tắc tính diện tích để giải bài tập có liên quan. (BT 1,3)
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ, hình hộp chữ nhật có thể triển khai được
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - HS nêu sự giống và khác nhau của hộp chữ nhật và hình lập phương.
3. Bài mới: GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
1. Diện tích xung quanh
- HS quan sát mô hình hộp chữ nhật, chỉ các mặt bên. Giới thiệu diện tích xung quanh.
- HS đọc ví dụ, thảo luận theo cặp : Cách tính diện tích xung quanh HHCN ?
- Đại diện HS nêu hướng giải, làm bảng lớp. Lớp làm vở nháp.
- Nhận xét, kết luận cách tính đúng, rõ.
- HS nêu quy tắc.
2. Diện tích toàn phần
- Giới thiệu diện tích toàn phần của HHCN, HS chỉ hình, nêu.
- HS dựa S XQ nêu cách tính, quy tắc tính
 STP.
3. Thực hành
Bài 1. 1 HS đọc bài, 2 HS nêu y/c, cho biết gì?
- HS tự làm vở, đổi bài, kiểm tra kết quả
- HS đọc lời giải, lớp nhận xét, đánh giá.
1. Diện tích xung quanh: là tổng diện tích 4 mặt bên của HHCN.
Ví dụ : 
 S xq = chu vi đáy x chiều cao
 = (dài + rộng) x 2 x cao
2. Diện tích toàn phần : 
 S tp = S xq + S 2đáy
3. Thực hành
Bài tập 1. 
S xq = (5 + 4) x 2 x 3 = 54 (dm2)
S tp = 54 + (5 x 4) x 2 = 94 (dm2)
4. Củng cố - Dặn dò
- HS nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hộp chữ nhật.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập
 Tập làm văn
Tiết số 42. Trả bài văn tả người
I. Mục tiêu
- Rút kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
- Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi, viết lại được đoạn văn hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, ý... cần chữa. 
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. 
3. Bài mới: GTB: GV giới thiệu - ghi đầu bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Nhận xét kết quả bài viết của HS
- GV đọc và ghi 3 đề bài lên bảng.
- Nhận xét chung :
+ Ưu điểm : xác định đúng đề bài ; bố cục đầy đủ, hợp lí ; ý đủ, phong phú, mới lạ có sáng tạo ; diễn đạt mạch lạc, trong sáng
+ Thiếu sót, hạn chế : nêu ví dụ cụ thể, tránh nêu tên HS
- Thông báo điểm số
2. Hướng dẫn HS chữa bài
- Trả bài, chỉ các lỗi viết sẵn bảng phụ
- 1 số HS lần lượt chữa từng lỗi, trao đổi bài chữa của bạn
- HS đọc lời nhận xét, sửa lỗi. Đổi bài để kiểm tra việc chữa lỗi.
- Theo dõi, kiểm tra việc chữa lỗi của HS.
3. Hướng dẫn học tập đoạn - bài văn hay
- Đọc đoạn - bài văn hay của HS trong lớp (sưu tầm)
- GV đọc các đoạn văn hay của HS.
- HS trao đổi tìm ra cái hay, đáng học.
4. HS chọn viết đoạn văn cho hay hơn
- Mỗi HS chọn viết lại đoạn văn chưa đạt,
- HS nối tiếp đọc đoạn văn. Chấm, nhận xét.
1. Kết quả bài viết
- Ưu điểm :
+ Xác định đề bài
+ Bố cục
+ ý 
+ Diễn dạt
- Hạn chế .
+ Bố cục bài chưa đầy đủ, các ý trong bài chưa rõ ràng.
+ Cách dùng từ đặt câu, diễn đạt lủng củng…
2. HS chữa bài
3. Học tập đoạn - bài văn hay
4.Viết lại đoạn văn 
4. Củng cố - Dặn dò.
- Khen HS làm bài - chữa bài tốt. Viết lại bài chưa đạt để chấm lại.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau, xem lại kiến thức đã học về văn kể chuyện ở lớp 4. 
lịch sử
Tiết số 21. Nước nhà bị chia cắt
I. Mục tiêu. HS biết.
- Đế quốc Mỹ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, âm mưu chia cắt lău dài đất nước ta.
- Vì sao nhân dân ta phải đứng lên cầm súng chống Mỹ-Diệm
II. Đồ dùng dạy học.
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Tranh ảnh tư liệu về cảnh Mỹ - Diệm tàn sát đồng bào Miền Nam.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra:
 - Nêu các chiến thắng tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp xâm lược 
3. Bài mới: GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
 Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- Nêu đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi: Thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ. Nhân ta xây dựng CN XH ở miền Bắc, đấu tranh chống chia cắt nước ta của đế quốc Mỹ.
* Hoạt động 1. Làm việc nhóm
- HS thảo luận câu hỏi: Các điều khoản chính của Hiệp định Giơ-ne-vơ ?
- Đại diện HS báo cáo. Kết luận.
- Cho HS xem tranh cầu Hiền lương
* Hoạt động 2. Làm việc cả lớp
? Vì sao đất nước ta bị chia cắt ? (Mỹ tìm mọi cách phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ.) 
? Nêu dẫn chứng về việc Đế quốc Mỹ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ ?
- Cho HS xem tranh Mỹ-Diệm tàn sát đồng bào miền Nam
* Hoạt động 3. Thảo luận nhóm
? Nếu không cầm súng đánh giặc thì đất nước, nhân ta sẽ ra sao ?
? Cầm súng đứng lên đánh giặc thì điều gì sẽ xảy ra ?
? Sự lựa chọn của ND ta thể hiện điều gì ?
- GV hệ thống nội dung bài, gọi 2-3 học sinh đọc phần ghi nhớ.
1. Nội dung Hiệp định Giơ-ne- vơ 
- Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông dương.
- Quy định vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời.
- Đến tháng 7-1956, tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
2. Mỹ-Diệm phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ
- Mỹ dần thay chân Pháp xâm lược miền Nam, đưa Ngô Đình Diệm làm Tổng thống, lập ra chính quyền tay sai.
- chống phá lực lượng cách mạng, Khủng bố dã man, giết hại các chiến sỹ cách mạng.
3. Ghi nhớ SGK
4. Củng cố - dặn dò
- GV hệ thống bài. Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Bến Tre đồng khởi 
khoa học
Tiết số 42. Sử dụng năng lượng chất đốt
I. Mục tiêu. HS biết:
- Kể tên, nêu công dụng, việc khai thác từng loại chất đốt. 
- Thảo luận về việc sử dụng an toàn, tiết kiệm các loại chất đốt.
- Kết hợp GD cho HS các KNS: KN biết cách tìm tòi, xử lý thông tin, KN bình luận, ..
II. đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh về một số loại chất đốt.Thông tin và hình trang 86, 87/ SGK
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.? Em hãy nêu tác dụng của mặt trời?
3. Bài mới: GTB: GV giới thiệu - ghi đầu bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
* Hoạt động 1: Kể tên một số loại chất đốt
+ Mục tiêu : HS nêu được tên chất đốt rắn, lỏng, khí
+ Cách tiến hành:
- HS q/s tranh trang 86/ SGK, phân biệt các loại chất đốt.
- 3- 4 HS kể tên một số chất đốt thường dùng, lớp bổ sung.
* Hoạt động 2: Công dụng, việc khai thác chất đốt
+ Mục tiêu: HS kể tên, nêu được công dụng, việc khai thác từng loại chất đốt.
+ Cách tiến hành
- HS quan sát, thảo luận theo nhóm (mỗi nhóm một loại chất đốt) :
+Kể tên các chất đốt rắn thường dùng? Cách khai thác than đá ?
+ Kể tên các chất đốt lỏng mà bạn biết ? Chúng dùng làm gì? Dầu mỏ được khai thác ở đâu? Khai thác thế nào ?
+ Có những loại khí đốt nào?
? Khí tự nhiên được sử dụng thế nào ?
- Từng nhóm trình bày, dùng tranh ảnh minh hoạ.
1. Một số loại chất đốt
- chất đốt rắn : củi, rơm, than... 
- chất đốt lỏng : dầu, xăng...
- chất đốt khí : khí tự nhiên, khí sinh học
2. Công dụng, việc khai thác chất đốt.
a. Chất đốt rắn
b. Chất đốt lỏng
- Chạy động cơ tàu thuyền, ô tô, xe máy... , đun nấu...
c. Chất đốt khí
- Khí tự nhiên 
- Khí sinh học 
4. Củng cố - Dặn dò.
- Gia đình em sử dụng chất đốt loại nào, vào việc gì ? Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Kí duyệt của ban giám hiệu
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGA SANG TUAN 21.doc
Bài giảng liên quan