Giáo án Lớp 5 - Tuần 21

I/ Mục tiờu

- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.

- Làm được bài tập 1.

II/ Phương tiện và phương pháp dạy học

 - Phương tiện: Bảng phụ vẽ hình của VD.

- Phương pháp: Thảo luận nhúm, trỡnh bày cỏ nhõn,.

III/ Tiến trỡnh dạy học

 

doc42 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 21, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ng cố nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 - Kĩ thuật
T21: vệ Sinh phòng bệnh cho gà
I/ Mục tiêu
- HS nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà. Biết liên hệ thực tế để nêu một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà ở gia đình hoặc địa phương.
II/ Các hoạt động dạy học
1, Kiểm tra bài cũ
+ Nêu mục đích của việc nuôi dưỡng gà?
- Gv nhận xét.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Các hoạt động
* Hoạt động 1: Tìm hiểu MĐ, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
+ Kể tên các công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà?
+ Thế nào là vệ sinh phòng bệnh cho gà?
+ Tại sao phải vệ sinh phòng bệnh cho gà?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
a) Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn uống
+ Kể tên các dụng cụ cho gà ăn uống và cách vệ sinh?
b) Vệ sinh chuồng nuôi 
+ Chuồng nuôi có tác dụng gì trong việc nuôi gà?
+ ý nghĩa của việc vệ sinh chuồng nuôi gà?
+ Nếu như không thường xuyên làm vệ sinh chuồng nuôi thì không khí trong chuồng nuôi sẽ ntn?
c) Tiêm thuốc, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà
+ Dịch bệnh là gì?
+ Tác dụng của việc tiêm, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà?
3, Củng cố dặn dò: 
- Liên hệ giáo dục ý thức bảo vệ, chăm sóc vật nuôi
- 2 HS trả lời.
- HS đọc mục 1 SGK
+ Làm sạch và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ ăn uống, chuồng nuôi, tiêm nhỏ thuốc phòng bệnh cho gà. 
+ Những công việc được thực hiện nhằm giữ cho dụng cụ ăn uống, nơi ở, thân thể của vật nuôi luôn sạch sẽ và giúp cho vật nuôi có sức chống bệnh tốt. 
+ Nhằm tiêu diệt vi trùng gây bệnh, làm cho không khí chuồng nuôi trong sạch và giúp cơ thể gà tăng sức chống bệnh. Nhờ đó, gà khoẻ mạnh, ít bị các bệnh đường ruột, hô hấp và các dịch bệnh cúm gà, niu- cát - xơn, tụ huyết trùng...
+ Gồm máng ăn, máng uống.
+ Thức ăn, nước uống của gà được cho vào máng để đảm bảo vệ sinh và tránh rơi vãi. 
+ Cọ rửa thường xuyên để làm sạch vi trùng và các chất bẩn.
+ Bảo vệ gà không bị cáo, chồn, chuột cắn và che nắng, che mưa chắn gió cho gà.
+ Giữ cho không khí chuồng nuôi luôn trong sạch và tiêu diệt các vi trùng gây bệnh có trong không khí.
+ Trong phân gà có nhiều khí độc ... sẽ làm cho không khí trong chuồng bị ô nhiễm. Gà hít phải dễ bị mắc bệnh về hô hấp. 
+ Những bệnh do vi sinh vật gây ra và có khả nănh lây lan rất nhanh. Gà bị dịch thường bị chết nhiều.
+ Giúp gà không bị bệnh dịch.
Tiết 4: Lịch sử. 
Tiết 21: nước nhà bị chia cắt
I. Mục tiêu: 
 Học xong bài này, HS:
- Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ- ne- vơ năm 1954:
+ Miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng chgủ nghĩa xã hội.
+ Mĩ - Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam, nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng lên chống Mĩ - Diệm: thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, thẳng tay giết hại những chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.
- Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ Tổ quốc, chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình để môi trường không bị ô nhiễm chất đọc bom đạn...
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đò hành chính Việt Nam.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở trực quan; quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu các mốc lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 - 1954.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
2. Vào bài:
1 - 2 HS nêu 
a. Hoạt động 1:( làm việc cả lớp )
- GV nêu đặc điểm nổi bât của tình hình nước ta sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
- Nêu nhiệm vụ học tập.
b. Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)
- GV chia lớp thành 4 nhóm và thảo 
luận câu hỏi:
+ Hãy nêu các điều khoản chính của 
Hiệp định Giơ- ne- vơ. 
- Mời đại diện các nhóm HS trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý đúng rồi ghi bảng.
c. Hoạt động 3: (làm việc cả lớp)
+ Nguyện vọng của nhân dân ta là sau 2 năm, đất nước sẽ thống nhất, gia đình sẽ xum họp, nhưng nguyện vọng đó có được thực hiện không? Tại sao?
+ Âm mưu phá hoại hiệp định Giơ- ne-vơ của Mĩ – Diệm được thể hiện qua những hành động nào?
d. Hoạt động 4: (làm việc theo nhóm và cả lớp)
- GV cho HS thảo luận nhóm 4:
+ Vì sao nhân dân ta chỉ còn con đường
 duy nhất là cầm súng đánh giặc?
+ Nếu không cầm súng đánh giặc thì 
đất nước, nhân dân ta sẽ ra sao?
+ Sự lựa chọn (cầm súng đánh giặc)của
 nhân dân ta thể hiện điều gì?
- Mời đại diện các nhóm HS trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý đúng, ghi bảng.
*Để môi trường không bị ô nhiễn do chất đọc bom đạn các em cần làm gì?
- HS lắng nghe
- Học sinh thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Theo hiệp định Giơ- ne- vơ, sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam - Bắc, quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc,…
- Đại diện các nhóm HS trình bày.Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nguyện vọng đó không thực hiện được vì Mĩ tìm mọi cách phá hoại Hiệp định Giơ-ne- vơ.
- Mĩ dần thay chân Pháp xâm lược Miền Nam. Đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống. Chúng ra sức chống phá cách mạng giết hại cán bộ và nhân dân vô tội hết sức dã man.
- Học sinh thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Vì kẻ thù ngày càng lộ rõ âm mưu muốn chia cắt lâu dài đất nước ta.
- Nếu không đứng lên đánh giặc thì đất nước ta sẽ rơi vào tay đế quốc Mĩ.
- Thể hiện tinh thần quyết tâm giữ nước của nhân dân ta.
- Đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cần tích cực học tập để góp sức mình vào bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài.
Tiết 3 - Địa lí
Tiết 21: Các nước Láng giềng của Việt Nam
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Dựa vào lược đồ (bản đồ), nêu được vị trí địa lí của Cam- pu- chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô của 3 nước này.
- Nhận biết được:
+ Cam- pu- chia và Lào là hai nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp.
+ Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, đang phát triển mạnh, nổi tiếng về một số mặt hàng công nghiệp và thủ công truyền thống.
II/ Đồ dùng dạy học: - Bản đồ tự nhiên châu á.
	 - Bản đồ các nước châu á.
 III/ Các hoạt động dạy học
1- Kiểm tra bài cũ
2- Bài mới
- Giới thiệu bài
 2.1, Cam- pu- chia (Làm việc theo nhóm)
- GV yêu cầu từng HS quan sát hình 3 ở bài 17 và hình 5 ở bài 18, đọc đoạn văn và NX:
+ Cam- pu- chia thuộc khu vực nào của châu á, giáp những nước nào?
+ Nêu đặc điểm chính về địa hình và các ngành sản xuất chính của Cam- pu- chia?
- GV bổ sung và kết luận: Cam - pu - chia nằm ở ĐNA, giáp VN, đang phát triển nông nghiệp và chế biến nông sản.
2.2, Lào (Hoạt động nhóm)
+ Lào thuộc khu vực nào của châu á, giáp những nước nào?
+ Nêu đặc điểm chính về địa hình và các ngành sản xuất chính của Lào?
* Hai nước có sự khác nhau về vị trí địa lí, địa hình; cả hai nước này đều là nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp.
2.3- Trung Quốc (Làm việc theo nhóm và cả lớp)
- B1: Cho HS quan sát hình 5 bài 18 và gợi ý trong SGK.
+ Trung Quốc có diện tích và số dân NTN?
+ Phía nào nước ta giáp với Trung Quốc?
- B2: Đại diện nhóm HS trình bày kết quả trước lớp.
- B3: GV nhận xét, bổ sung: TQ có diện tích lớn nhất, có số dân đôg hất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với một số mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp nổi tiếng.
B4: Cho HS quan sát hình 3 và tìm hiểu về Vạn lí Trường Thành.
- B5: GV cung cấp thêm một số thông tin về kinh tế của Trung Quốc (SGV – Trang 124)
3- Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn Hs về học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 Hs trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ.
+ Thuộc khu vực ĐNA, giáp VN, Lào, Thái Lan, biển.
+ Địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo trũng; Các ngành SX chính là trồng lúa gạo, cao su, hồ tiêu, làm đường thốt nốt, đánh bắt cá.
+ Thuộc khu vực ĐNA, giáp VN, TQ, Mi- an- ma, Thái Lan, không giáp biển.
+ Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên; Các sản phẩm chính là quế, cánh kiến, gỗ, lúa gạo.
+ TQ có diện tích lớn thứ ba thế giới, số dân đông nhất TG.
+ TQ là nước láng giềng phía Bắc nước ta.
Tiết 4 - Âm nhạc
T21: Học hát: Tre ngà bên lăng Bác
I/ Mục tiêu
- HS biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm bài hát.
II/ Chuẩn bị 
- Nhạc cụ: Song loan, thanh phách.
III/ Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2, Bài mới:
2.1, HĐ 1: Học hát bài “Tre ngà bên lăng Bác”
- Giới thiệu bài.
- GV hát mẫu 1, 2 lần.
- GV hướng dẫn đọc lời ca.
- Dạy hát từng câu: 
+ Dạy theo phương pháp móc xích.
+ Hướng dẫn HS hát gọn tiếng, thể hiện tình cảm thiết tha trìu mến.
2.2- Hoat động 2: Hát kết hợp võ đệm.
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
3, Tổng kết, dặn dò
+ Em hãy phát biểu cảm nhận của mình khi hát bài hát trên ?
- HS lắng nghe :
- Lần 1: Đọc thường 
- Lần 2: Đọc theo tiết tấu
- HS học hát từng câu:
Bên lăng Bác Hồ có đôi khóm tre ngà
Đón gió đâu về mà đu đưa đu đưa.
- HS hát cả bài nhiều lần theo tổ, theo bàn,...
- HS hát và gõ đệm theo nhịp
- Lớp chia thanh 2 nửa, một nửa hát một nửa gõ đệm theo nhịp.
 Bên lăng Bác Hồ có đôi khóm tre ngà
 x x x x
 Đón gió đâu về mà đu đưa đu đưa.
 x x x x
- HS hát lại cả bài hát.
+ Bài hát thể hiện tình cảm Kính yêu Bác Hồ của các em thiếu nhi
 Sinh hoạt + Múa hát tập thể
I. Mục tiêu
- HS nhận thấy những ưu khuyết điểm chính trong tuần học vừa qua.
- Nắm được phương hướng hoạt động tuần sau.
II. Lên lớp
1. GVCN nhận xét chung
*Ưu điểm:- HS đi học đều, đúng giờ.
 - Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
 - Tham gia nhiệt tình các hoạt động của lớp, của khu.
 - Đội viên có khăn quàng đầy đủ.
 * Nhược điểm:- HS đọc còn ngọng nhiều, kĩ năng làm văn còn nhiều hạn chế.
2. Phương hướng tuần sau:
- Duy trì nề nếp ra vào lớp
- Phát huy tối đa những ưu điểm, hạn chế những nhược điểm.
- Tham gia nhiệt tình các hoạt động của khu.

File đính kèm:

  • docTUAN 21.doc