Giáo án lớp 5 - Tuần 23

I. Mục tiêu.

- Đọc: lưu loát, diễn cảm bài văn - giọng đọc phù hợp với tính cách của các nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của ông quan án.

II. Đồ dùng dạy- học.

- Tranh minh hoạ trong SGK

III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu.

 

doc16 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ầu bài.
	b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV giới thiệu bài: nêu mđ, yêu cầu bài học
- 1 HS đọc thuộc 4 khổ thơ đầu
- Lớp đọc thầm- 4 HS đọc thuộc nối tiếp
- HS tìm từ cần viết hoa
- GV hướng dẫn cách viết
- HS nhớ và viết bài
- GV hướng dẫn soát lỗi và chấm 1/3 số bài.GV nêu nhận xét chung
- HS làm bài tập vào vở
3-4 HS lên bảng viết từ và nêu quy tắc viết hoa
- HS làm bài theo nhóm
- Đại diện 2 nhóm lên chữa bài
- GV hướng dẫn nhận xét
1.Nhớ – viết: Cao Bằng
4 khổ thơ đầu
 Tên riêng: Đèo Gió,Đèo Ngang, Cao Bắc, Cao Bằng
2.Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2:
Côn Đảo, Võ Thị Sáu
Điện Biên Phủ,Bế Văn Đàn
Công Lý, Nguyễn Văn Trỗi
Bài tập 3:
Viết sai
Sửa lại
Hai ngàn
Ngã ba
Pù mo
pù Xai
Hai Ngàn
Ngã Ba
Pù Mo
Pù Xai
4.Củng cố, dặn dò.
- HS nêu lại quy tắc viết hoa. Dặn học sinh về nhà chuẩn bị trước bài sau.
luyện từ và câu
Tiết Số 46. nối các vế Câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục tiêu.
- Năm được câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến .
- Tìm được câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến trong truyện Người lái xe đãng trí; tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo ra các câu ghép.
II. Đồ dùng dạy- học.
-Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: - Nêu cặp QHT nối các vế câu ghép thể hiện quan hệ tương phản ? Cho ví dụ ? - GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
	b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Bài tập 1
- 2 HS đọc tiếp nối, nêu yêu cầu (tìm câu ghép, phân tích cấu tạo câu ghép.) 
- HS làm bài theo cặp. HS đọc bài làm (2 HS)
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
H: Ngoài cặp QHT không chỉ … mà … còn cặp QHT nào khác cũng biểu thị quan hệ tăng tiến?
- HS nêu, GV chốt lại các cặp từ biểu thị quan hệ tăng tiến.
Bài tập 2
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp làm vở.
- 2 HS trình bày bài làm trên bảng. Nhận xét, chốt câu đúng. 
- Học sinh nêu tính khôi hài của mẩu chuyện ( đãng trí ngồi nhầm hàng ghế sau lại tưởng ngồi sau tay lái. Sau khi báo công an mới nhận ra mình nhầm.)
Bài tập 1
- Vế 1 : Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái.
- Vế 2 : mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh.
Các cặp qua hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến:
Chẳng những … mà….
Không chỉ ….. mà …
Không những … mà …
Bài tập 2
a. Tiếng cười không chỉ đem lại niềm vui cho mọi người mà nó còn là liều thuốc trường sinh..
b. Không những (chẳng những) hoa sen đẹp mà nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam.
c. Ngày nay trên đất nước ta, không chỉ công an làm n/v giữ gìn trật tự, an ninh mà mỗi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ công cuộc xây dựng hoà bình.
4. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét giờ học.Bài sau Mở rộng vốn từ Trật tự - an ninh
Soạn ngày: Thứ sáu ngày 25 tháng 1 năm 2013
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 1 tháng 2 năm 2013
Toán
Tiết số 115. thể tích hình lập phương
I. Mục tiêu : Giúp HS
- Tự tìm ra cách tính, công thức tính thể tích hình lập phương.
- Vận dụng công thức giải toán có liên quan.( BT1,3)
II. Đồ dùng dạy học. 
- Bảng phụ. Bộ đồ dùng dạy học toán 5.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: - HS nêu quy tắc, công thức tính thể tích hộp chữ nhật.
	- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Hình thành công thức tính thể tích hình lập phương
- 1 HS đọc ví dụ trong SGK. Ghi bảng.
- Cho HS quan sát mô hình hình lập phương 
- Gợi ý HS nêu : Thể tích hình lập phương cạnh 3cm là số hình lập phương thể tích 1cm3 xếp đầy vào hộp.
- HS rút ra quy tắc, công thức tính thể tích hình lập phương.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1. 
- 1 HS đọc bài, yêu cầu. Lớp làm bài cá nhân.
- Quan sát, giúp đỡ HS lúng túng. Cho HS đổi vở kiểm tra kết quả. 3 HS đọc bài làm. Lớp nhận xét, đánh giá.
Bài tập 3.
- Thảo luận nhóm: Cách tính (Tính V hhcn, tính cạnh hình lập phương, tính V lp) Làm bảng phụ
- Các nhóm trình bày bài làm. Đánh giá k/q.
1. Ví dụ : SGK
- Hình lập phương cạnh 3cm thì thể tích là: 3 x 3 x 3 = 27(cm3)
2. Quy tắc - công thức 
V = a x a x a 
(V là thể tích a
a là cạnh) a
 a
3. Luyện tập
Bài tập 1
HLP
1
2
3
4
Cạnh
1,5
m
5/8
dm
6cm
10dm
S
1mặt
2,25
m2
25/64
dm2
36
cm2
100
dm2
S tp
13,5
m2
75/37
dm2
126
cm2
600
dm2
V
3,375
m3
125/512
dm3
216
cm3
1000
dm3
Bài tập 3 
- V hcn =8 x 7 x 9 = 504 (cm3)
- Cạnh lp (8 + 7 + 9) : 3 = 8(cm)
- V lp = 8 x 8 x 8 = 512(cm3)
4. Củng cố - Dặn dò :
- Gọi HS nêu cách tính V HLP. Dặn HS chuẩn bị bài sau:Luyện tập chung.
Tập làm văn
Tiết Số 46. Trả bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu.
- Nắm được yêu cầu của bài văn kể chuyện theo 3 đề đã cho.
- Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi, viết lại được đoạn văn hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ ghi lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, ý... cần chữa. 
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra:
3. Bài mới: a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
	b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Nhận xét kết quả bài viết của HS
- Nhận xét chung :
+ Ưu điểm : xác định đúng đề bài ; bố cục đầy đủ, hợp lí ; ý đủ, phong phú, mới lạ ; diễn đạt mạch lạc, trong sáng
+ Thiếu sót, hạn chế : nêu ví dụ cụ thể, tránh nêu tên HS
- Thông báo điểm số
2. Hướng dẫn HS chữa bài
- Trả bài, chỉ các lỗi viết sẵn bảng phụ
- 1 số HS lần lượt chữa từng lỗi, trao đổi bài chữa của bạn
- HS đọc lời nhận xét, sửa lỗi. Đổi bài để kiểm tra việc chữa lỗi.
- Theo dõi, kiểm tra việc chữa lỗi của HS.
3. Hướng dẫn học tập đoạn - bài văn hay
- Đọc đoạn - bài văn hay của HS trong lớp (sưu tầm)
- HS trao đổi tìm ra cái hay, đáng học.
4. HS chọn viết đoạn văn cho hay hơn
- Mỗi HS chọn viết lại đoạn văn chưa đạt,
- HS nối tiếp đọc đoạn văn. Chấm, nhận xét. 
1. Kết quả bài viết
- Ưu điểm :
+ Xác định đề bài
+ Bố cục
+ ý 
+ Diễn dạt
- Hạn chế 
2. HS chữa bài
3. Học tập đoạn - bài văn hay
4.Viết lại đoạn văn 
4. Củng cố - Dặn dò.
- Khen HS làm bài - chữa bài tốt.
- Viết lại bài chưa đạt để chấm lại. Chuẩn bị bài sau : Ôn tập về văn tả đồ vật.
lịch sử
Tiết số 23. Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta
I. Mục tiêu: HS biết.
- Sự ra đời của nhà máy cơ khí Hà Nội.
- Những đóng góp của nhà máy trong công cuộc xây dựng đất nước.
II. Đồ dùng dạy học.
- ảnh tư liệu về nhà máy cơ khí Hà nội.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: 
- Nêu ý nghĩa của phong trào đồng khởi ?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
	b. Nội dung bài.
 Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
* Hoạt động 1. Làm việc cả lớp
- Sử dụng ảnh tư liệu (cảnh lao động thủ công ở nông thôn), nêu sự cần thiết phải sản xuất bằng máy móc và sự ra đời của nhà máy cơ khí Hà Nội.
* Hoạt động 2. Làm việc cá nhân.
? Tại sao Đảng, Chính phủ quyết định xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội? Nước nào giúp đỡ nước ta xây dựng nhà máy ?
- HS trình bày, lớp bổ sung.
* Hoạt động 3. Làm việc theo nhóm.
? Thời gian khởi công, khánh thành, địa điểm xây dựng, sản phẩm của nhà máy ? Vai trò của sản phẩm với sự nghiệp bảo vệ , xây dựng Tổ quốc
* Hoạt động 4 . Làm việc cả lớp
? Vì sao nhà máy lại được vinh dự nhiều lần đón Bác Hồ về thăm ?
- 2- 3 HS trả lời, lớp nhận xét. Giáo viên kết luận
1.Hoàn cảnh ra đời
- Miền bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội là hậu phương lớn cho Cách mạng miền Nam.
- Phục vụ từng bước thay thế công cụ sản xuất thô sơ, năng xuất thấp
- Làm nòng cốt cho ngành công nghiệp của nước ta
2. Thành tích tiêu biểu của nhà máy
- Khởi công: 12-1955. Khánh thành 04-1958. Diện tích 10 vạn m2
- Địa điểm: Tây nam Hà Nội, quy mô lớn nhất ĐNA lúc bấy giờ
- Sản phẩm: Phục vụ sản xuất ( Máy phay, máy tiện...) Phục vụ chiến trường (Tên lửa A12,..)
- Nhà máy được 9 lần đón Bác về thăm, được thưởng huân chương lao động hạng nhất
- Nay đổi tên là công ty cơ khí HN.
3. ý nghĩa của sự ra đời của nhà máy cơ khí Hà Nội.
- Góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.
4. Củng cố - dặn dò
- Nêu hiểu biết của em về nhà máy cơ khí Hà Nội ?
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Đường Trường Sơn
khoa học
Tiết số 46: lắp mạch điện đơn giản
I. Mục tiêu. Sau bài học, HS biết:
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: Sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.
- Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện, cách điện.
II. Đồ dùng dạy học.
- Pin, dây điện, bóng đèn. Một số vật bằng kim loai (nhôm, sắt...), bằng nhựa, cao su.
- Hình trang 94, 95,97/ SGK
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
	b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Thực hành lắp mạch điện 
+ Mục tiêu: Học sinh mắc được mạch điện thắp sáng đơn giản
+ Cách tiến hành: 
- HS làm việc theo nhóm như hướng dẫn SGK (lắp mạch để đèn sáng, vẽ cách mắc vào giấy.
- Từng nhóm giới thiệu mạch điện hình vẽ của nhóm.
- Chỉ cực dương, cực âm của pin; hai đầu của giây tóc bóng đèn được đưa ra ngoài.
- Gợi ý HS nêu: Pin tạo ra trong mạch kín một dòng điện. Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng phát ra ánh sáng.
Hoạt động 2: Thí nghiệm cách lắp mạch để đèn sáng.
- Quan sát H5 trang 95 thảo luận cặp: Mạch điện ở hình nào thì đèn sấng? Vì sao.
- Làm thí nghiệm theo nhóm: Lắp mạch điện để kiểm tra, so sánh với kết quả dự đoán. Giải thích kết quả thí nghiệm.
- Kết luận về điều kiện để mạch thắp sáng đèn: Đèn sáng nếu có dòng điện chạy qua mạch kín từ cực dương qua bóng đèn đến cực âm.
1. Lắp mạch điện
a. Vật liệu:
- Pin: cung cấp năng lượng điện làm sáng đèn, có hai cực dương (+), âm (-)
- Bóng đèn: Bên trong là dây tóc, hai đầu dây tóc nối ra bên ngoài.
- Hai đoạn dây điện
b. Cách lắp:
 Dây đồng vỏ nhựa
 pin
 - 
 Bóng đèn
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Lắp mạch điện đơn giản(Tiết2).
Kí duyệt của ban giám hiệu
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGA SANG TUAN 23.doc