Giáo án Lớp 5 - Tuần 27

I/ Mục tiêu

- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.

- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.

- HS làm được các BT 1, 2, 3.

II/ Phương tiện và phương pháp dạy học

 - Phương tiện: Bảng nhóm.

- Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, thực hành nhóm, cá nhân.

III/ Tiến trình dạy học

 

doc22 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1677 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 27, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
c dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác,…
- 2 - 4 HS đọc ghi nhớ.
+ VD về lời giải:
- Đoạn 1: nhưng nối câu 3 với câu 2
- Đoạn 2: vì thế nối câu 4 với câu 3, nối đoạn 2 với đoạn 1; rồi nối câu 5 với câu 4.
- Đoạn 3: nhưng nối câu 6 với câu 5, nối đoạn 3 với đoạn 2; rồi nối câu 7 với câu 6
- Đoạn 4: đến nối câu 8 với câu 7, nối đoạn 4 với đoạn 3….
+ Chữa lại cho đúng mẩu chuyện:
- Từ nối dùng sai : nhưng
- Cách chữa: thay từ nhưng bằng vậy, vậy thì, thế thì, nếu thế thì, nếu vậy thì. Câu văn sẽ là: Vậy (vậy thì, thế thì, nếu thế thì, nếu vậy thì) bố hãy tắt đèn đi và kí vào số liên lạc cho con.
BUỔI CHIÊU
Tiết 1. Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI
I/ Mục tiêu
- Biết được trình tự tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoá tác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn.
- Viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phậncủa một cây quen thuộc.
II/ Phương tiện và phương pháp dạy học
	- Phương tiện: Tranh ảnh một số loại cây.
- Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, thực hành nhóm, cá nhân.
III/ Tiến trình dạy học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
2'
10'
18'
2'
A. Mở đầu
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu cấu tạo của bài văn tả cây cối.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Hoạt động dạy học
1. Khám phá: Chuẩn bị cho bài viết văn tả cây cối, tiết học hôm nay chúng ta cùng ôn tập các kiến thức về thể loại văn này.
2. Kết nối - Thực hành 
Bài tập 1:
- Mời 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV cùng HS nhắc lại những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả cây cối; mời 1 HS nêu lại.
- Cả lớp đọc thầm lại bài, suy nghĩ làm bài cá nhân, HS làm bài vào vở bài tập.
- Mời HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải.
Bài tập 2:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV nhắc HS: 
+ Đề bài yêu cầu mỗi em chỉ viết một đoạn văn ngắn, chọn tả chỉ một bộ phận của cây.
+ Khi tả, HS có thể chọn cách miêu tả khái quát rồi tả chi tiết hoặc tả sự biến đổi của bộ phận đó theo thời gian. Cần chú ý cách thức miêu tả, cách quan sát, so sánh, nhân hoá,…
- GV giới thiệu tranh, ảnh hoặc vật thật: một số loài cây, hoa, quả để HS quan sát, làm bài. GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS. HS viết bài vào vở.
- HS nối tiếp đọc đoạn văn
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá.
C. Kết luận 
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS ghi nhớ những kiến thức về văn tả cây cối vừa ôn luyện.
- Hát.
- 1 - 2 HS nêu
- Nghe.
- 2 HS nối tiếp nhau nêu y/c của BT. 
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng nhóm.
- Dán bảng nhóm lên và trình bày.
- Cả lớp cùng nhận xét.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
- Yêu cầu viết một đoạn văn ngắn, chọn tả chỉ một bộ phận của cây.
- HS viết bài.
- 3 – 4 HS nối tiếp đọc.
Tiết 2. Ôn 
ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I/ Mục tiêu
- Luyện viết dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một loài cây mà em thích.
II/ Phương tiện và phương pháp dạy học
	- Phương tiện: Bảng nhóm. 
- Phương pháp: Hoạt động cá nhân.
III/ Tiến trình dạy học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
2'
30'
1'
A, Mở đầu
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Chữa bài ôn tiết trước.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Hoạt động dạy học
1. Khám phá: Tiết TLV này các em cùng luyện viết dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả loài cây mà em thích.
2.Kết nối - Thực hành
Bài 1. Viết dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một loài cây (một cây hoa hoặc cây ăn quả, một loại rau, một cây có bóng mát,…) mà em thích.
- Gọi HS dọc đề bài.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý trong VBT.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS làm bài vào bảng nhóm, mỗi HS làm một dàn ý riêng.
- Dán từng bài lên bảng, cả lớp cùng nhận xét.
- Gọi HS dưới lớp đọc dàn ý của mình viết.
- GV nhận xét và cho điểm HS làm bài tốt.
C. Kết luận
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
- HS chữa bài theo y/c.
- Nghe.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc.
- HS nối tiếp nhau nêu gợi ý.
- HS làm bài theo y/c.
- Trình bày.
- 3 - 4 HS đọc bài viết của mình.
Tiết 3. Ôn
ÔN TÍNH THỜI GIAN 
I/ Mục tiêu 
- Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.
II/ Phương tiện và phương pháp dạy học
	- Phương tiện: Bảng nhóm. 
- Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, thực hành nhóm, cá nhân.
III/ Tiến trình dạy học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
2’
8’
8’
8’
8’
2’
A. Mở đầu
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài toán ôn tiết trước.
- Nhận xét và cho điểm.
B. Hoạt động dạy học
1. Khám phá: Tiết toán ôn hôm nay các em cùng làm các BT củng cố về cách tính thời gian đi được của một chuyển động đều.
2. Kết nối - Thực hành
Bài 1.
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Y/c HS tự tóm tắt và giải bài tập vào vở BT, 1 HS làm bài vào bảng nhóm.
- Nhận xét và chữa bài trên bảng nhóm.
Bài 2.
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Y/c HS tự tóm tắt và giải bài tập vào vở BT, 1 HS làm bài vào bảng nhóm.
- Nhận xét và chữa bài trên bảng nhóm.
Bài 3.
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Y/c HS tự tóm tắt và giải bài tập vào vở BT, 1 HS làm bài vào bảng nhóm.
- Nhận xét và chữa bài trên bảng nhóm.
Bài 4.
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn HS đổi đơn vị đo quãng đường từ km ra m.
- Y/c HS tự tóm tắt và giải bài tập vào vở BT, 1 HS làm bài vào bảng nhóm.
- Nhận xét và chữa bài trên bảng nhóm.
C. Kết luận
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài học sau.
- Hát.
- Chữa bài theo y/c.
- Nghe.
- 2 HS đọc to trước lớp.
- Làm bài và chữa bài theo y/c.
Bài giải
Thời gian người đó đi được là:
11 : 4,4 = 2,5 (giờ)
 Đáp số: 2,5 giờ
- 2 HS đọc to trước lớp.
- Làm bài và chữa bài theo y/c.
Bài giải
Thời gian máy bay bay là:
1430 : 650 = 2,2 (giờ)
 Đáp số: 2,2 giờ
- 1 HS đọc to trước lớp.
+ Trên quãng đường dài 279 km ô tô đi với vận tốc 46,5 km/giờ.
+Tính thời gian ô tô đi?
- Làm bài và chữa bài theo y/c.
Bài giải
Thời gian ô tô đi là:
279 : 46,5 = 6 (giờ)
 Đáp số: 6 giờ
- 2 HS đọc to trước lớp.
- HS nêu và tự tóm tắt, giải bài toán theo y/c.
Bài giải
 Vận tốc của người đi xe máy là:
250 : 20 = 12,5 m/giây
Đổi 117 km = 117000 m
Với vận tốc đó, thời gian để đi hết quãng đường 117km là:
117000 : 12,5 = 9360giây =2giờ36phút
 Đáp số: 2 giờ 36 phút
Ngày soạn: 12/3
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 14 tháng 3 năm 2014
Tiết 1. Toán 
 LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu
- Biết tính thời gian của chuyển động đều.
- Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.
- HS làm được các bài tập: 1, 2, 3. 
II/ Phương tiện và phương pháp dạy học
	- Phương tiện: Bảng nhóm. 
- Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, thực hành nhóm, cá nhân.
III/ Tiến trình dạy học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
2'
10'
10'
10'
2'
A. Mở đầu
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ 
- Cho HS nêu quy tắc và công thức tính thời gian của một chuyển động.
- GV nhận xét ghi điểm
B. Hoạt động dạy học
1. Khám phá: Tiết toán này chúng ta cùng làm các BT về tính thời gian của một chuyển động đều; biết mối quan hệ giữa thời gian, vận tốc, quãng đường.
2. Kết nối - Thực hành
Bài tập 1. Viết số thích hợp vào ô trống:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 4 HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào vở, 1 HS làm vào bảng nhóm.
- HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 .
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- Cho HS làm bài vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét
C. Kết luận
- GV củng cố nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
- Hát.
- 1 - 2 HS nhắc lại
- Nghe.
- 1 HS nờu y/c của BT.
- HS tự làm bài vào vở, 4 HS làm bảng lớp.
S(km)
261
78
165
96
V(km/giờ)
60
39
27,5
40
t(giờ)
4,35
2
6
2,4
- 2 HS đọc to trước lớp, CL đọc thầm.
Bài giải
1,08 m = 108 cm
Thời gian ốc sên bò là:
108 : 12 = 9 (phút)
 Đáp số: 9 phút. 
- 2 HS nờu y/c.
- HS làm bài theo y/c.
Bài giải
Thời gian đại bàng bay quãng đường đó là: 
72 : 96 = 0,75 (giờ)
 0,75 giờ = 45 phút 
 Đáp số: 45 phút.
 Tiết 3. Tập làm văn
 TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết)
I/ Mục tiêu
 	- Viết được một bài văn tả cây cối đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), đúng yêu cầu đề bài; dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.
 II/ Phương tiện và phương pháp dạy học
	- Phương tiện: Một số tranh, ảnh minh hoạ nội dung kiểm tra. Giấy kiểm tra.
- Phương pháp: Thực hành cá nhân.
III/ Tiến trình dạy học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2'
2'
30'
2'
A. Mở đầu
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
B. Hoạt động dạy học
1. Khám phá: Trong tiết TLV trước, các em đã ôn lại kiến thức về tả cây cối, viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ viết một bài văn tả cây cối hoàn chỉnh theo một trong 5 đề đã cho. 
2. Kết nối - Thực hành
- Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra và gợi ý trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại đề văn.
- GV nhắc HS nên chọn đề bài mình đã chuẩn bị. 
- HS viết bài vào giấy kiểm tra.
- GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc. 
+ Em đã làm gì để cây cối tươi tốt? 
C. Kết luận
- GV nhận xét tiết làm bài.
- Dặn HS về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc.
- Hát.
- Nghe.
- 2 HS nối tiếp đọc đề bài và gợi ý.
- HS đọc thầm lại đề bài.
- HS viết bài.
- Thu bài.
+ Tích cực chăm sóc, bảo vệ cây...
Tiết 4. Sinh hoạt 
NHẬN XÉT TUẦN 27
1. Nhận xét chung
a)Ưu điểm
- HS đi học đều, đúng giờ.
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Tham gia nhiệt tình các hoạt động của lớp, của trường
- Đội viên có khăn quàng đầy đủ 
 b)Nhược điểm 
 - HS đọc còn yếu, chưa lưu loát, chưa diễn cảm; kĩ năng làm văn còn nhiều hạn chế; kĩ năng tính toán còn chậm.
 - Nhắc nhở một số em về học tập cũng như các hoạt động khác.
 2. Phương hướng tuần sau
 - Duy trì nề nếp ra vào lớp .
 - Tăng cường ôn tập chuẩn bị thi giữa học kì II.
 - Phát huy những ưu điểm, hạn chế những nhược điểm.
 - Tham gia nhiệt tình các hoạt động của trường. 

File đính kèm:

  • docTUAN 27.doc
Bài giảng liên quan