Giáo án Lớp 5 tuần 29 - Trường Tiểu học Xuân Vinh

Tiết 29 : ĐẠO ĐỨC

EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC ( tiết 2 )

I. MỤC TIÊU:

* Học xong bài này, HS có :

 - Hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này

 - Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta.

 

doc44 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 tuần 29 - Trường Tiểu học Xuân Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 (10’)
- Y/cầu HS làm việc theo nhóm bàn để thảo luận câu hỏi:
+ Bạn có nhận xét gì về những con chim non gà con mới nở. Chúng đã tự kiếm mồi được chưa? Tại sao?
- Y/cầu một số nhóm trình bày k/quả. các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học. VN ôn bài CB bài sau.
- 2 HS nêu. Lớp nhận xét.
- HS làm việc theo nhóm 3. Có thể nêu câu trả lời như sau:
+ Hình 2a: Quả trứng chưa ấp, có lòng trắng, lòng đỏ riêng biệt.
+ Hình 2b: Quả trứng đã ấp được khoảng 10 ngày, có thể nhìn thấy mắt gà (phần lòng đỏ còn lớn, phần phôi mới bắt đầu phát triển.
+ Hình 2c : quả trứng đã được âps khoảng 15 ngày, có thể nhìn thấy phần đầu, mỏ, chân, lông gà ( phần phôi đã lớn hẳn, phần lòng đỏ nhỏ đi).
+ Hình 2d : quả trứng đã được ấp khoảng 20 ngày, có thể nhình thấy đầy đủ các bộ phận của con gà , mắt đang mở ( phần lòng đỏ không còn nữa).
- HS làm việc theo nhóm bàn cùng q/sát các hình trang 119 SGK và nêu được :
+ Hầu hết chim non mới nở đều yếu ớt, chưa thể tự kiếm mồi ngay. Chim bố và chim mẹ thay nhau đi kiếm mồi về nuôi chúng cho đến khi chúng có thể tự đi kiếm ăn.
Tiết 145 : Toán
Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng ( Tiếp )
i/. Mục tiêu: 
* Giúp HS :
	-Viết các số đo độ dài và đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
	- Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đo khối lượng thông dụng.
II/. Hoạt động dạy học :
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC : (5’)
- Y/cầu HS lên bảng chữa BTVN của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
* GTB : Nêu mục tiêu tiết học ( 1’)
* HĐ1(28’): Hướng dẫn ôn tập ( 30’)
Bài 1:
+ GV làm mẫu một trường hợp sau đó Y/cầu HS làm bài. VD:
4km 382m = 4km km = 4km = 4,382km .
+ Khi chữa bài, GV Y/cầu HS giải thích cách làm của mình.
Bài 2:
+ Tổ chức cho HS làm bài 2 tương tự như bài 1.
Bài 3:
+ Y/cầu HS tự làm bài.
+ Khi HS lên bảng chữa bài, GV Y/cầu các em giải thích cách làm của mình.
Bài 4:
+ GV tổ chức cho HS lầm tương tự như bài 3.
3. Củng cố, dặn dò : ( 1’)
+ Nhận xét tiết học. VN làm bài trong VBT và chuẩn bị bài sau.
- 1 Hs lên bảng, Hs dưới lớp kiểm tra chéo bài tập của nhau.
- Bài 1: HS đọc Y/cầu đề bài và nêu cách làm.
+ 2 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét.
- Bài 3: 
+ 2HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở. 
+ K/quả đúng là:
a. 0,5m = 50 cm.
b. 0,075km = 75m .
c. 0.064kg = 64g .
d. 0,08 tấn = 80 kg .
HS lần lượt giải thích. VD: 0,08 tấn = 0 tấn 8 yến = 80 kg.
- Bài 4:
+ HS tự làm bài vào vở. K/quả đúng là:
3576m = 3,576 km.
53cm = 0,53 m.
5360 kg = 5,36 tấn.
657g = 0,657 kg .
HS giải thích cách làm. VD: 657g = 0kgkg = 0kg = 0,657kg .
Tiết 58 : Luyện từ và câu
Ôn tập về dấu câu
(Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)
I. Mục đích, yêu cầu :
	- Hệ thống hoá kiến thức đã họcvề dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
	- Thực hành sử dụng 3 loại dấu trên.
II. Hoạt động dạy học :
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ (5’):
- Gọi HS lên bảng đặt câu có sử dụng một trong 3 dấu câu : dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
* GTB: Nêu trực tiếp ( 1’)
* HĐ1: Hướng dẫnlàm bài tập ( 28’)
Bài 1:
+ Y/cầu HS tự làm bài.
+ Nhận xét, kết luận lời giải đúng :
- Các ô trống đều điền dấu chấm than, riêng 2 ô trống cối điền dấu chấm.
Bài 2:
+ Y/cầu HS tự làm bài.
+ Hưóng dẫn HS chữa bài và Y/cầu giải thích vì sao lại điền dấu câu như vậy.
+ Kết luận lời giải đúng.
- GV giảng: Ba dấu chấm than cuối mẩu chuyện được sử dung rất hợp lí , nó thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờ của Nam.
Bài 3:
+ Y/cầu HS làm việc theo cặp.
+ Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
+ Nhận xét từng câu HS đặt.
3. Củng cố dặn dò : ( 1’)
+ Nhận xét tiết học.
+ VN ôn bài tập và CB bài sau.
- 2 Hs lên bảng, Hs dưới lớp làm bài vào vở nháp.
+ HS đọc Y/cầu bài 1.
+ 1 HS làm trên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
+ Nhận xét bài của bạn .
+ 1 HS đọc Y/cầu bài 2.
+ HS tự làm bài vào vở. 1 HS báo cáo kết quả làm việc. HS cả lớp theo dõi, bổ sung bài cho bạn.
+ HS tiếp nối nhau giải thích:
- Chà! Đây là câu cảm nên phải dùng dấu chấm than.
- Cậu tự giặt lấy cơ à? Đây là câu hỏi nên phải dùng dấu chấm hỏi.
- Giỏi thật đấy! đây là câu cảm nên phải dùng dấu chấm than.
- Không! câu cảm nên phải dùng dấu chấm than.
- Tớ không có chị , đành nhờ ... anh tớ giặt giúp. Câu kể nên dùng dấu chấm.
+ 1 HS đọc Y/cầu bài 3.
+ HS thảo luận theo cặp . Tiếp nối nhau đọc câu mình đặt.VD:
a. Chị mở cửa sổ giúp emvới!
b. Bố ơi , mấy giờ thì hai bố con mình về thăm ông bà?
c. Cậu đã đạt thành tích thật tuyệt vời!
d. Ôi, búp bê đẹp quá!
Tiết 58 : Tập làm văn
Trả bài văn tả cây cối
I/. Mục tiêu: 
* Giúp HS:
- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối
- Nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
- Viết lại được một đoạn văn cho đúng và hay hơn.
II. Hoạt đông dạy hoc :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Chấm điểm màn kịch Giu-li-ét-ta hoặc Ma-ri-ô của HS.
- Nhận xét ý thức học bài của HS.
2. Bài mới: 
* GTB : Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
* HĐ1: Nhận xét chung bài làm của HS ( 20’)
- Gọi HS đọc lại đề tập làm văn.
- Nhận xét chung về bài làm của HS.
+ Ưu điểm:
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc đề bài.
- Lắng nghe.
- HS nắm được yêu cầu của đề, làm bài đúng thể loại.
- Bố cục ba phần rõ ràng, diễn đạt tương đối trôi chảy.
+ Nhược điểm :
- Một số bài diễn đạt lủng củng, nội dung còn sơ sài.
+ GV ghi nhanh một số lỗi phổ biến lên bảng.
- Hs phát hiện lỗi sai để sửa lỗi chung.
- Trả bài cho HS.
HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập ( 18’)
Bài 1 :
- Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh về nhận xét của GV, tự nhận xét bài làm của mình theo gợi ý trong SGK.
- HS tự chữa lỗi trong bài làm của mình.
Bài 2 :
- Gợi ý Hs viết lại đoạn văn khi :
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.
+ Đoạn văn diễn đạt chưa rõ ý.
+ Đoạn văn dùng từ chưa hay.
- Cho HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.
- Nhận xét, góp ý.
- Chú ý lắng nghe.
- HS tự làm bài.
- HS đọc đoạn văn đã viết lại.
3. Củng cố – Dặn dò : ( 1’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
******************************************************************************
Sinh hoạt tập thể
Sơ kết tuần 29
I/. Mục tiêu :
- Giúp HS đánh giá lại những hoạt động của lớp trong tuần 29 và xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần 30.
Ii/. Nội dung : 
1. Sơ kết tuần 29 :
* GV nhận xét đánh giá chung về hoạt động của lớp trong tuần 29 :
 + Ưu điểm : 
- ý thức tự học, chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp tương đối tốt ( Hải Yến, Quý)
- HS có nhiều cố gắng trong việc rèn luyện chữ viết (Nguyên, Ngọc ánh... )
- HS thi Viết chữ đẹp cấp Huyện được  giải 
 + Nhược điểm : 
- HS vẫn còn nói chuyện riêng trong giờ học : Hùng, Trường, Khải. 
- HS vẫn còn quên sách vở, đồ dùng học tập : Đạt.
* Tổ chức cho HS phát biểu ý kiến, bình xét hạnh kiểm tuần 29 và hạnh kiểm tháng 3.
2. Kế hoạch tuần 30 :
- Dạy học tuần 30 theo PPCT.
- Dạy bồi dưỡng HS giỏi theo lịch của nhà trường.
- Chăm sóc bồn hoa cây cảnh theo sự phân công của nhà trường.
- Tiến hành trang trí lại lớp học.
Thứ sáu ngày 04 tháng 4 năm 2008
Tiết 58 : Thể dục 
Môn thể thao tự chọn
trò chơi "nhảy ô tiếp súc"
I- Mục tiêu:
- Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân hoặc đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay (trước ngực). Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và nâng cao thành tích hơn giờ trước.
- Chơi trò chơi "Nhảy ô tiếp súc". Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II- Địa điểm, phương tiện: 
- Địa điểm: Trên sân trường hoặc trong nhà tập. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn luyện tập.
- Phương tiện: Giáo viên và cán sự mỗi người 1 còi, mỗi học sinh 1 quả cầu, mỗi tổ tối thiểu có 3 - 5 quả bóng rổ số, chuẩn bị bảng rổ hoặc sân đá cầu có căng lưới và kẻ sân để tổ chức trò chơi.
III- các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu: 6 - 10 phút.
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 phút.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc chạy theo vòng tròn trong sân: 150 -200.
- Đi theo vòng tròn, hít thở sâu: 1 phút.
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay: 1 - 2 phút.
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung hoặc bài tập do giáo viên soạn: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp (do giáo viên hoặc cán sự điều khiển).
* Trò chơi khởi động (do giáo viên chọn): 1- 2 phút.
Hoạt động 2: Môn thể thao tự chọn: 14 - 16 phút.
Đá cầu: 14 - 16 phút.
 Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân: 2 - 3 phút. Đội hình tập do giáo viên sáng tạo hoặc theo hàng ngang từng tổ do tổ trưởng điều khiển, hay theo một vòng tròn do cán sự điều khiển, khoảng cách giữa em nọ đến em kia tối thiểu 1,5m.
Ôn phát cầu bằng mu bàn chân:8 - 9 phút. Đội hình tập theo sân đã chuẩn bị hoặc có thể tập theo hai hàng ngang phát cầu cho nhau. Phương pháp dạy như bài 55 hoặc do giáo viên sáng tạo.
Thi phát cầu bằng mu bàn chân: 3-4 phút. Có thể tổ chức cho đại diện mỗi bên tổ thi với nhau hoặc cách khác do giáo viên sáng tạo.
- Ném bóng: 14 - 16 phút.
Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay (trước ngực) : 10 - 12 phút. Tập theo sân, bảng rổ đã chuẩn bị, có thể cho từng nhóm2 - 4 học sinh cùng ném vào mỗi rổ hoặc chia tổ tập luyện (đối với những trường có nhiều bảng rổ gắn trên tường) hay do giáo viên sáng tạo. Giáo viên nêu tên động tác, cho học sinh tập luyện, giáo viên quan sát và sửa cách cầm bóng, tư thế đứng và động tác ném bóng cho đúng chung cho từng đợt ném hoặc cho một vài học sinh.
Thi đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay: 3 - 4 phút. Hình thức và phương pháp tổ chức thi do giáo viên chọn.
Hoạt động 3: "Nhảy ô tiếp sức": 5 - 6 phút.
Đội hình chơi theo sân đã chuẩn bị, phương pháp dạy do giáo viên sáng tạo.
Hoạt động 4: Kết thúc: 4 - 6 phút.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài: 1 - 2 phút.
- Đứng vỗ tay, hát (do giáo viên chọn): 1- 2 phút.
- Một số động tác hồi tĩnh (do giáo viên chọn): 1 phút.
* Trò chơi hồi tĩnh (do giáo viên chọn): 1 phút.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả bài học, giao bài về nhà: Tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích.

File đính kèm:

  • docTuan 29. NV.doc
Bài giảng liên quan