Giáo án Lớp 5 tuần 30 - Trường Tiểu học Xuân Vinh
TIẾT 30 : ĐẠO ĐỨC
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ( TIẾT1 )
I/. MỤC TIÊU:
* Học xong bài này, HS biết:
- Kể được vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
II/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ : (5’) - Yêu cầu HS so sánh sự sinh sản của thú và của chim. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới. * GTB: Nêu mục tiêu tiết học. * HĐ1(20’): Tìm hiểu sự sinh sản, nuôi con của hổ và của hươu. - GV chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ, 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu. - Câu hỏi thảo luận: Hổ thường sinh sản vào mùa nào? + Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh? + Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi? Khi nào hổ con có thể sống độc lập? Hươu ăn gì để sống? + Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì? + Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi. hươu mẹ đã dạy con tập chạy? HĐ2( 8’): Trò chơi "Thú săn mồi và con mồi ” . - Cách chơi: 1 nhóm tìm hiểu về hổ sẽ chơi với một nhóm tìm hiểu về hươu: Nhóm 1 cử 1 bạn đóng vai hổ mẹ và một bạn đóng vai hổ con. Nhóm 2 cử 1 bạn đóng vai hơu mẹ và 1 bạn đóng vai hươu con. trong khi 2 nhóm này chơi, 2 nhóm còn lại là quan sát viên. - GV cho HS tiến hành chơi. - Nhận xét tuyên dương các nhóm. 3. Củng cố, dặn dò ( 1’) - Nhận xét tiết học . VN ôn bài và CB bài sau . - HS so sánh sự sinh sản của thú và của chim - HS làm việc theo nhóm. + Đối với các nhóm tìm hiểu về sự sinh sản, nuôi con của hổ: Từng thành viên trong nhóm đọc các thông tin về sự sinh sản và nuôi con của hổ. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi trang 122 SGK . + Đối với các nhóm tìm hiểu ... về hươu thảo luận các câu hỏi trang 123 SGK . Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. + Hổ thường sinh sản vào mùa xuân và mùa hạ. Mỗi lứa đẻ từ 2 đến 4 con. Hổ con lúc mới sinh rất yếu ớt nên hổ mẹ phải ấp ủ , bảo vệ chúng suốt tuần đầu. Khi hổ con đợc 2 tháng tuổi , hổ mẹ dạy chúng săn mồi. Từ một năm rưỡi đến 2 năm tuổi , hổ con có thể sống độc lập. + Hươu ăn cỏ, lá cây. Mỗi lần đẻ chỉ 1 con . Hơu con vừa sinh ra đã biết đi và bú mẹ. Chạy là cách tự vệ tốt nhất để trốn kẻ thù, không để kẻ thù bắt và ăn thịt. - HS chú ý theo dõi. - HS tiến hành chơi theo sự hướng dẫn của GV. Tiết 60 : Tập làm văn Tả con vật (Kiểm tra viết) I. Mục đích , yêu cầu: * Giúp HS viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng. II. Hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức ( 1’) 2. Bài mới: * GTB: Nêu đích, yêu cầu của tiết học ( 1’) * Thực hành viết : ( 35’) - Gọi HS đọc đề bài , gợi ý trong SGK. - Nhắc nhở HS một số lưu ý khi làm bài. - HS tự làm bài vào vở. - GV thu bài . Nhận xét chung tiết học. 3. Củng cố , dặn dò : ( 1’) - Nhận xét tiết học . Dặn HS về nhà CB kiến thức về văn tả cảnh. ********************************************************************* Sinh hoạt tập thể Sơ kết tuần 30 I/. Mục tiêu : - Giúp HS đánh giá lại những hoạt động của lớp trong tuần 30 và xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần 31. Ii/. Nội dung : 1. Sơ kết tuần 30 : * GV nhận xét đánh giá chung về hoạt động của lớp trong tuần 30 : + Ưu điểm : - ý thức học tập của một số học sinh tương đối tốt (Lan, Ly) - HS có nhiều cố gắng trong việc rèn luyện chữ viết (Nguyên, Lan... ) - HS thực hiện tương đối tốt nội quy trường, lớp. - ý thức giữ vệ sinh cá nhân của đa số HS trong lớp tốt. + Nhược điểm : - HS vẫn còn nói chuyện riêng trong giờ học : Khải, Trường. - HS vẫn còn quên sách vở, đồ dùng học tập : Đạt. - HS chưa thực hiện tốt phong trào “Gọi bạn xưng tôi ” * Tổ chức cho HS phát biểu ý kiến, bình xét hạnh kiểm tuần 30. 2. Kế hoạch tuần 31 : - Dạy học tuần 31 theo PPCT. - Tăng cường dạy bồi dưỡng HS giỏi theo lịch của nhà trường. - Chăm sóc bồn hoa cây cảnh theo sự phân công của nhà trường. - Thực hiện trang trí lại lớp học. Thứ tư ngày 09 tháng 4 năm 2008 Bài 59 Thể dục Môn thể thao tự chọn trò chơi "lò cò tiếp sức" I- Mục tiêu: - Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân, yêu cầu nâng cao thành tích hơn giờ trước hoặc học đứng ném bóng vào rổ bằng một tay (trên vai), yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác. - Chơi trò chơi "Lò cò tiếp sức". Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động. II- Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường hoặc trong nhà tập. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Giáo viên và cán sự mỗi người 1 còi, mỗi học sinh 1 quả cầu, mỗi tổ tối thiểu có 3 - 5 quả bóng rổ số 5, chuẩn bị bảng rổ hoặc sân đá cầu có căng lưới và kẻ sân để tổ chức trò chơi. III - các hoạt động dạy học : Hoạt động 1: Mở đầu:6 - 10 phút. - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 phút. - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc chạy theo vòng tròn trong sân: 200 -250. - Đi theo vòng tròn, hít thở sâu: 1 phút. - Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay: 1 - 2 phút. - Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung hoặc bài tập do giáo viên soạn: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp (do giáo viên hoặc cán sự điều khiển). * Kiểm tra bài cũ (nội dung do giáo viên chọn): 1 phút. Hoạt động 2: Môn thể thao tự chọn: 14 - 16 phút. - Đá cầu: 14 - 16 phút. Ôn phát cầu bằng mu bàn chân: 10 - 12 phút. Đội hình tập theo sân đã chuẩn bị hoặc có thể tập theo hai hàng ngang phát cầu cho nhau. Phương pháp dạy như bài 55 hoặc do giáo viên sáng tạo. Thi phát cầu bằng mu bàn chân: 3 - 4 phút. Hình thức thi và phương pháp tổ chức do giáo viên sáng tạo. - Ném bóng: 14 - 16 phút. Học cách cầm bóng bằng một tay (trên vai) : 2 - 3 phút. Tập đồng loạt theo tổ (nếu đủ bóng) hay theo nhóm hoặc do giáo viên sáng tạo. Giáo viên nêu tên động tác, làm mẫu và giải thích, cho học sinh tập đồng loạt, giáo viên quan sát và sửa sai cho học sinh. Học ném bóng vào rổ bằng một tay (trên vai): 12 - 13 phút. Tập theo sân, bảng rổ đã chuẩn bị, có thể cho từng nhóm 2 - 4 học sinh cùng ném vào một rổ hoặc do giáo viên sáng tạo. Giáo viên nêu tên động tác, làm mẫu và giải thích, cho học sinh tập luyện, giáo viên quan sát và sửa sai cho học sinh. Có thể cho học sinh ném đồng loạt, sau đó lên nhặt bóng theo lệnh hoặc bằng hiệu lệnh, còi do giáo viên phân công học sinh nhặt bóng riêng. Những trường có nhiều bảng rổ có thể chia tổ cho học sinh tự quản tập luyện. Giáo viên có thể điều chỉnh vị trí đứng ném bóng cho phù hợp với sức của học sinh và chú ý khâu an toàn. Hoạt động 3: Trò chơi "Lò cò tiếp sức": 5 - 6 phút. Đội hình chơi theo sân đã chuẩn bị, phương pháp dạy do giáo viên sáng tạo. Hoạt động 4: Kết thúc: 4 - 6 phút. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài: 1 - 2 phút. - Đứng vỗ tay, hát 1 bài (do giáo viên chọn): 1- 2 phút. - Một số động tác hồi tĩnh (do giáo viên chọn): 1 phút. * Trò chơi hồi tĩnh (do giáo viên chọn): 1 phút. -Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả bài học, giao bài về nhà: Tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích. Thứ sáu ngày 11 tháng 4 năm 2008 Môn thể thao tự chọn trò chơi "trao tín gậy" I- Mục tiêu: - Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân hoặc đứng ném bóng vào rổ bằng một tay (trên vai). Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và nâng cao thành tích. - Chơi trò chơi "Trao tín gậy". Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động. II- Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường hoặc trong nhà tập. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Giáo viên và cán sự mỗi người 1 còi, mỗi học sinh 1 quả cầu, mỗi tổ tối thiểu có 3 - 5 quả bóng rổ số 5, chuẩn bị bảng rổ hoặc sân đá cầu có căng lưới, kẻ sân và chuẩn bị 3 - 4 gậy để tổ chức trò chơi. III- các hoạt động dạy học : Hoạt động 1: Mở đầu: 6 - 10 phút. - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 phút. - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc chạy theo vòng tròn trong sân: 200 -250. - Đi theo vòng tròn, hít thở sâu: 1 phút. - Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay: 1 - 2 phút. - Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung hoặc bài tập do giáo viên soạn: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp (do giáo viên hoặc cán sự điều khiển). * Trò chơi khởi động (do giáo viên chọn): 1 - 2 phút. * Kiểm tra bài cũ (nội dung do giáo viên chọn): 1 phút. Hoạt động 2: Môn thể thao tự chọn: 14 - 16 phút. - Đá cầu: 14 - 16 phút. Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân: 2 - 3 phút. Đội hình tập do giáo viên sáng tạo hoặc theo hàng ngang từng tổ do tổ trưởng điều khiển, hay theo một vòng tròn do cán sự điều khiển, khoảng cách giữa em nọ đến em kia tối thiểu 1,5m. Ôn phát cầu bằng mu bàn chân: 8 - 9 phút. Đội hình tập theo sân đã chuẩn bị hoặc có thể tập theo hai hàng ngang phát cầu cho nhau. Phương pháp dạy như bài 55 hoặc do giáo viên sáng tạo. Thi tâng cầu hoặc phát cầu bằng mu bàn chân (do giáo viên chọn): 3 - 4 phút. Hình thức và đội hình thi do giáo viên sáng tạo. - Ném bóng: 14 - 16 phút. Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng một tay (trên vai) : 7 - 8 phút. Tập theo sân, bảng rổ đã chuẩn bị, có thể cho từng nhóm 2 - 4 học sinh cùng ném vào một rổ hay chia tổ tập luyện (nếu có đủ bảng rổ) hoặc do giáo viên sáng tạo. Giáo viên nêu tên động tác, cho học sinh tập luyện, giáo viên quan sát và sửa sai cách cầm bóng, tư thế đứng và động tác ném bóng (chung cho từng đợtn ném kết hợp với sửa trực tiếp cho một số học sinh). Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay (trước ngực): 7 - 8 phút. Sân và đội hình tập như trên. Giáo viên nêu tên động tác, làm mẫu cho học sinh nhớ động tác, cho học sinh tập luyện, giáo viên quan sát và sửa cách cầm bóng, tư thế đứng và động tác ném bóng cho đúng, chung cho từng đợt ném hoặc cho một vài học sinh. Nhắc học sinh tập luyện cho tốt để giờ sau kiểm tra. Hoạt động 3: Trò chơi "Trao tín gậy": 5 - 6 phút. Đội hình chơi theo sân đã chuẩn bị, phương pháp dạy do giáo viên sáng tạo. Hoạt động 4: Kết thúc: 4 - 6 phút. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài: 1 - 2 phút. - Đi đường theo 2 - 4 hàng dọc và hát 1 bài (do giáo viên chọn): 2 phút. - Một số động tác hồi tĩnh (do giáo viên chọn): 1 phút. - Giáo viên giao bài về nhà: Tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích
File đính kèm:
- Tuan 30. NV.doc