Giáo án Lớp 5 Tuần 33 - Lô Thanh Ngọc

- Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các từ mới và khó trong bài.

- Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoảng mục của điều luật; nhấn giọng ở tên của điều luật, ở những thông tin cơ bản và quan trọng trong từng điều luật.

- Hiểu nghĩa của các từ mới, hiểu nội dung các điều luật.

- Hiểu luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định nghĩa vụ của trẻ em đối với gia đình và xã hội, nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Biết liên hệ những điều luật với thực tế để xác định những việc cần làm, thực hiện luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

 

doc22 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 33 - Lô Thanh Ngọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
n đến sự thay đổi đó.
* GV chốt : Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất trồng bị thu hẹp là do DS tăng nhanh, cần nhiều diện tích đất ở hơn.
 * Hoạt động 2: Thảo luận. 
+ Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển thảo luận.
- Con người đã làm gì để giải quyết mâu thuẫn giữa việc thu hẹp diện tích đất trồng với nhu cầu về lương thực ngày càng nhiều hơn?
- Người nông dân ở địa phương bạn đã làm gì để tăng năng suất cây trồng?
- Việc làm đó có ảnh hưởng gì đến môi trường đất trồng?
- Phân tích tác hại của rác thải đối với môi trường đất.
+ Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
* Kết luận:
- Để giải quyết việc thu hẹp diện tích đất trồng, phải áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật cải tiến giống vật nuôi, cây trồng, sử dụng phân bón hoá học, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,…
- Việc sử dụng những chất hoá học làm cho môi trường đất bị ô nhiễm, suy thoái.
- Việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh gây nhiễm bẩn môi trường đất.
* GDBVMT: Con người cần phải làm gì để bảo vệ mơi trường xung quanh?
- GV tuyên dương những HS cĩ câu trả lời tốt. Qua đĩ giáo dục các em phải cĩ ý thức bảo vệ mơi trường xung quanh.
+ Nhóm trưởng điều khiển quan sát hình 1 và 2 trang 136 SGK.
+ HS trả lời.
- Nhu cầu lập khu công nghiệp, nhu cầu độ thị hoá, cần phải mở thêm trường học, mở thêm hoặc mở rộng đường.
+ HS làm việc theo nhóm, hoàn thành các câu trả lời.
+ HS lắng nghe và nhắc lại kiến thức.
- HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
4.Củng cố , liên hệ: 
- Gọi HS đọc bài học.
5. Nhận xét, dặn dị: 
- Chuẩn bị: “Tác động của con người đến môi trường không khí và nước”. Nhận xét tiết học.
___________________________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 27 tháng 4 năm 2012.
TIẾT: 1
 TOÁN:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức giải toán.
- Giúp HS có kĩ năng giải toán.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy và học :
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Ôn tập về giải toán.
+ Gọi HS lên bảng giải lại các bài tập 3 và 4 ở tiết trước. 
- GV nhận xét.
3. Bài mới : GV giới thiệu bài.
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
* Hoạt động: Ôn công thức quy tắc tính diện tích hình tam giác, hình thang.
- Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó 
Diện tích hình tam giác.	 S = a ´ b : 2
Diện tích hình thang. 	S = (a + b) ´ h : 2
Bài 1 : - GV gợi ý :
+ Bài toán thuộc dạng toán gì ?
+ Yêu cầu HS nêu cách giải, tóm tắt và giải trên bảng, lớp làm bài vào vở.
+ Nhận xét sửa bài.
 Đáp số : 68 cm2
Bài 2: GV yêu cầu HS nhắc lại 4 bước tính dạng toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ.
B1 : Tổng số phần bằng nhau
B2 : Giá trị 1 phần
B3 : Số bé
B4 : Số lớn
 Đ áp số : Nam: 15 HS
 Nữ : 20 HS
Bài 3: GV giúp HS ôn lại dạng toán rút về đơn vị.
H: Đề bài hỏi gì?
H: Nêu cách tìm số lít xăng cần tiêu thụ khi chạy 75 km?
+ Gọi HS đọc đề bài và tóm tắt 	
 75 km tiêu thụ bao nhiêu lít xăng
	100 km	:	12 lít xăng
	75 km	:	? lít xăng
 Đ áp số : 9 lít
+ HS nối tiếp nêu, em khác bổ sung cho hoàn thiện.
+ HS trả lời.
+ 1 HS lên bảng tóm tắt và giải.
+ Nhận xét sửa bài.
+ 2 HS lần lượt nêu lại cách tìm dạng toán.
+ 1 HS lên bảng giải, lớp giải bài vào vở.
+ Một số HS mang vở lên chấm.
+ Lớp nhận xét sửa bài.
+ 2 HS lần lượt nêu.
+ HS tìm hiểu bài toán và trả lời câu hỏi tìm hiểu bài toán.
+ 1 em giải trên bảng, lớp làm bài vào vở.
+ Nhận xét sửa bài.
4. Củng cố, liên hệ: Gọi HS nhắc lại nội dung luyện tập. 
5. Nhận xét, dạn dị: Nhận xét tiết học. Dặn HS bài học về nhà.
TIẾT: 2
KĨ THUẬT:
(Giáo viên bộ mơn dạy)
TIẾT: 3
TẬP LÀM VĂN:
Tả người (Kiểm tra viết)
I. Mục đích yêu cầu :
- Dựa trên dàn ý đã lập (từ tiết học trước), viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc, trình bày sạch sẽ.
- Rèn kĩ năng hoàn chỉnh bài văn rõ bố cục, mạch lạc, có cảm xúc.
- Giáo dục HS yêu quý cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: - Dàn ý cho đề văn của mỗi HS (đã lập ở tiết trước).
III. Các hoạt động dạy và học :
1. Ổn định: 
2.Bài cũ : + GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS trong tiết kiểm tra. - Nhận xét.
3. Bài mới : GV giới thiệu bài: 	Các đề bài của tiết viết bài văn tả người hôm nay củng là đề của tiết Lập dàn ý, làm văn miệng cuối tuần 32. Trong tiết học trước, các em đã trình bày miệng 1 đoạn văn theo dàn ý. Tiết học này các em sẽ viết hoàn chỉnh cả bài văn. Một tiết làm văn viết (viết hoàn chỉnh cả bài) có yêu cầu cao hơn, khó hơn nhiều so tiết làm văn nói (một đoạn) vì đòi hỏi các em phải biết bố cục bài văn cho hợp lí, dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng, bài viết thể hiện những quan sát riêng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài. 
 Đề bài: Chọn một trong các đề sau:
* Đề 1: Tả cô giáo ( hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
* Đề 2: Tả một người ở địa phương em sinh sống ( chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng …)
* Đề 3: Tả một người em mới gặp một lần nhưng đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
* Hoạt động 2: HS làm bài. 
+ GV yêu cầu HS chọn đề bài, suy nghĩ lập dán ý sau đó viết bài hoàn chỉnh.
+ Cho HS làm bài, GV theo dõi nề nếp làm bài của lớp.
+ Gọi HS lần lượt đọc các đề bài (3 HS đọc)
+ Vài HS giới thiệu đề bài mình chọn viết.
- HS viết bài theo dàn ý đã lập.
- HS đọc soát lại bài viết để phát hiện lỗi, sửa lỗi trước khi nộp bài.
4. Củng cố, liên hệ: GV cùng HS hệ thống lại bài học. 
5. Nhận xét, dặn dị: Nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về xem lại bài văn tả cảnh.
Chuẩn bị: “Trả bài văn tả cảnh”.
____________________________
TIẾT: 3
LỊCH SỬ:
Ơn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay.
I. Mục tiêu :
 - Giúp HS biết nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay.
 - Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945 và đại thắng mùa xuân 1975.
II. Chuẩn bị: - Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Tranh ảnh liên quan đến kiến thức các bài ôn.
III. Hoạt động dạy và học :
1. Ổn định: 
2. Bài cũ : H: Nêu những đóng góp của nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đối với đất nước ta ?
H: Nêu bài học và chỉ vị trí của nhà máy trên bản đồ? 
- GV nhận xét và ghi điểm.
3. Bài mới : GV giới thiệu bài.
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
+ GV dùng bảng phụ y/cầu HS nêu ra 4 thời kì lịch sử đã học :
- Từ năm 1858 đến năm 1945.
- Từ năm 1945 đến năm 1954.
- Từ năm 1954 đến năm 1975.
- Từ năm 1975 đến nay.
+ Yêu cầu HS nêu và nối tiếp điền vào bảng.
* GV chốt và yêu cầu từng HS nắm được những mốc quan trọng.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
+ GV chia lớp thành 4 nhóm hoạ tập. Mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập một thời kì, theo 4 nội dung:
- Nội dung chính của thời kì.
- Các niên địa quan trọng.
- Các sự kiện lịch sử chính.
- Các nhân vật tiêu biểu.
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành nội dung sau đó lần lượt trình bày.
+ GV chốt nội dung ( bài ôn tập 11, 18, 29)
- Từ sau năm 1975, cả nước ta cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu quan trọng , đưa nuớc ta bước vào giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
+ HS chú ý theo dõi hoàn thành các câu trả lời theo nội dung.
+ HS lần lượt trả lời và ghi vào bảng.
+ Lớp chia làm 4 nhóm đã quy định.
+ Các nhóm thảo luận, sau đó trình bày, nhóm khác theo dõi và bổ sung.
+ Lớp lắng nghe.
4. Củng cố , liên hệ: 
- Gọi HS nêu lại các nội dung vừa ôn tập.
5. Nhận xét, dặn dị: 
- GV nhận xét tiết học, dặn HS ôn tập chu đáo chuẩn bị kiểm tra cuối năm.
TIẾT: 4
Sinh hoạt lớp tuần 33
I. Mục tiêu:
+ Đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần 33 và lên kế hoạch tuần 34.
+ HS có ý thức tự giác trong học tập và tham gia như các hoạt động ngoại khoá theo kế hoạch hoạt động ngoài giờ cũng như các hoạt động của nhà trường.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. Tiến hành sinh hoạt lớp:
1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 33:
- Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
* Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên.
- Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên. 
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- GV nghe giải đáp, tháo gỡ. 
- GV tổng kết chung: 
+ Nề nếp, sĩ số, đồng phục:
+ Vệ sinh cá nhân – trường(lớp):
+ Học tập:
+ Các hoạt động khác:
+ Tuyên dương những HS thực hiện tốt:
+ Nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt:
* Biện pháp khắc phục:
2 .Kế hoạch tuần 34: 
- Thực hiện chương trình tuần 34.
- Duy trì sĩ số, nề nếp đảm bảo.
- Ơn tập và kiểm tra cuối năm một số mơn.
- Thực hiện vệ sinh, đồng phục đảm bảo. 

File đính kèm:

  • docGiao an 5 T 33.doc
Bài giảng liên quan