Giáo án Lớp 5 Tuần 5 - Lô Thanh Ngọc

- Luyện đọc:

+ Đọc đúng: sừng sững, loãng, A-lếch-xây.

+ Đọc diễn cảm bài văn thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

- Hiểu được: Nghĩa các từ: công trường, hoà sắc, điểm tâm, chất phác, phiên dịch, chuyên gia, đồng nghiệp

* CKT-KN:

- Nội dung bài: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.

- Gio dục HS về tình hữu nghi giữa cc dn tộc.

 

doc32 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 5 - Lô Thanh Ngọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ùt vuông:
-GV cho HS nhắc lại những đơn vị đo diện tích đã học (cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2) rồi hướng dẫn HS dựa vào đó để tự nêu được: “Mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm”. 
-Yêu cầu HS tự nêu cách đọc và kí hiệu Mi-li-mét vuông (mm2).
-GV cho HS quan sát hình vuông có cạnh dài 1cm (phóng to), GV giới thiệu chia mỗi cạnh hình vuông thành 10 phần bằng nhau, nối các điểm chia để tạo thành các hình vuông nhỏ. Yêu cầu HS xác định diện tích hình vuông nhỏ và số hình vuông nhỏ để tự rút ra nhận xét : Gồm có tất cả 100 hình vuông 1mm2.
 Vậy: 1cm2 = 100mm2; 1mm2 =cm2
HĐ2: Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích.
-GV yêu cầu HS đọc các đơn vị đo diện tích đã học từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn..
-Yêu cầu HS nêu đơn vị đo diện tích nhỏ hơn mét vuông, lớn hơn mét vuông. 
-GV treo bảng có sẵn và ghi các đơn vị đo diện tích HS trả lờivào ô tương ứng , yêu cầu HS trả lời:
H: 1m2 bằng bao nhiêu dm2? 1m2 bằng bao nhiêu dam2?
-GV nhận xét và viết vào cột mét: 1m2 = 100dm2 = dam2 
-GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS hoàn thành các cột còn lại của phần b SGK.
- GV nhận xét bài HS làm chốt lại cách làm và kết hợp dán bảng đơn vị đo diện tích hoàn chỉnh lên bảng.
-Yêu cầu HS dựa vào bảng trả lời:
H: Dựa vào bảng hãy cho biết hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn?
- GV n/xét chốt lại: Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì đơn vị lớn gấp 100 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng đơn vị lớn.
HĐ3: Thực hành làm bài tập:
Bài 1: 
-Yêu cầu HS làm miệng.
a. Đọc các số đo diện tích:
29mm2 ; 305 mm2 ; 1200mm2 : 
b. Viết các số đo diện tích: 160mm2; 2310mm2
Bài 2: 
-GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS làm vào phiếu.
-GV nhận xét chốt lại:
Viết các số thích hợp vào chỗ chấm:
a. 5cm2 = 500 mm2 1m2 = 10000 cm2
 12km2 = 1200 hm2 5m2 = 50000 cm2
 1 hm2 = 10000 m2 12m2 9dm2 = 1209 dm2
 7 hm2 = 70000 m2 37 dam2 24 m2 = 3724 m2 
b. 1200mm2 = 8 cm2 3400 dm2 = 34 m2
 12 000hm2 = 120 km2 90 000 m2 = 9 hm2
 150 cm2 = 1 dm2 50 cm2 2010 m2 = 20 dam2 10 m2
Bài 3: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm:
-Gọi 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
-GV nhận xét chốt lại:
1 mm2 =cm2 1 dm2 = m2 
8 mm2 =cm2 7dm2 = m2 
29mm2 =cm2 34 dm2 = m2 
-HS nhắc lại những đơn vị đo diện tích đã học.
-HS nêu khái niệm về Mi-li-mét vuông, nêu cách đọc, kí hiệu.(2-4 em nêu).
-HS quan sát GV làm và tính được số hình vuông 1cm2 và rút ra được : 1cm2 = 100mm2
-HS đọc các đơn vị đo diện tích đã học.
-HS nêu đơn vị đo diện tích nhỏ hơn mét vuông, lớn hơn mét vuông. 
-Hs trả lời, HS khác bổ sung.
-Nhóm 2 em hoàn thành các cột còn lại ở phiếu bài tập.
-HS trả lời, hS khác bổ sung.
-Bài 1a, HS đọc cá nhân.
-Bài 1b, Hs làm vào vở 1 em lên bảng làm.
-Bài 2, HS làm bài theo nhóm 2 em vào phiếu bài tập.
-2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
4. Củng cố – Liên hệ: 
-Gọi HS đọc bảng đơn vị đo diện tích và nêu quan hệ giữa hai đơn vị đo diện tích liền nhau.
5.Nhận xét - Dặn dò: 
-Về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài tiếp theo.
---------------------------------------------
TIẾT: 2
TẬP LÀM VĂN:
Trả bài văn tả cảnh
I.Mục đích, yêu cầu:
- Giúp HS nắm được yêu cầu của bài tả cảnh theo những đề đã cho.
- Nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn; biết sửa lỗi; viết lại được một đoạn cho hay hơn.
- Học sinh có ý thức tham gia sửa lỗi chung, tự sửa lỗi.
II. Chuẩn bị: GV : viết sẵn các đề bài lên bảng phụ.
	 HS : chuẩn bị vở viết.
III. Các hoạt động dạy và học :
1.Ổn định: Yêu cầu cả lớp hát một bài 
2.Bài cũ: 
- Chấm vở của một số HS đã viết lại bảng thống kê của tiết học trước.
- Nhận xét và ghi điểm cho từng HS.
3.Bài mới: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: N/xét chung và h/dẫn chữa một số lỗi điển hình: 
- Treo bảng phụ.
- Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp:
+ Ưu điểm:
* Nội dung: Đâ số các em đã xác định đúng yêu cầu của đề bài, đầy đủ ba phần, ý văn hay, …
* Hình thức trình bày: Một số em trình bày sạch sẽ, rõ ràng.
+ Hạn chế:
* Nội dung: dùng từ chưa sát, ý văn lủng củng, trình tự không gian, thời gian không hợp lý. 
* Hình thức trình bày: Sai lỗi chính tả nhiều, Thiếu phần kết, …
- Chỉ các lỗi cần chữa đã viết trên bảng lớp.
- Nhận xét, chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai).
HĐ2: H/ dẫn HS chữa bài: 
- Trả bài cho HS.
- Yêu cầu HS đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi. 
- Yêu cầu HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi.
HĐ3: H/dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay: 
- Đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
- Yêu cầu HS trao đổi để tìm ra được cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- Chốt lại những ý hay cần học tập.
- Lắng nghe.
4- 5 em lên bảng lần lượt chữa lỗi, HS dưới lớp tự chữa trên nháp. - Nhận xét.
- Theo dõi, chép kết quả đúng vào vở.
- Nhận vở.
- Từng cá nhân đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi.
- Đổi bài với bạn.
- Lắng nghe.
- Trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe.
4.Củng cố- Dặn dò: 
- N/xét tiết học, biểu dương HS làm bài đạt điểm cao, những em tích cực tham gia chữa bài.
- Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại; chuẩn bị bài Luyện tập làm đơn.
TIẾT: 3
LỊCH SỬ:
Phan Bội Châu và phong trào Đông du
I. Mục tiêu:
- HS biết được Phan Bội Châu là nhà yêu nước đầu thế kỷ XX và biết được sự phát triển của phong trào Đông du và kết quả của nó.
- HS thuật lại được các ý chính nổi bật của phong trào Đông du.
- Giáo dục: Mặc dù phong trào Đông du thất bại nhưng ta vẫn thấy rõ lòng yêu nước của cụ Phan Bội Châu và kính trọng cụ.
II. Chuẩn bị:
	GV: Bản đồ thế giới (để xác định vị trí Nhật Bản), phiếu học tập.
	HS: Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định: 
2. Bài cũ: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
H: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì về kinh tế? 
H: Những chuyển biến kinh tế đã tạo ra những chuyển biến gì về xã hội Việt Nam ? 
-GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: -Giới thiệu bài
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
HĐ1 : Giới thiệu về cụ Phan Bội Châu: 
- Yêu cầu HS đọc thầm nội dung SGK và trả lời cá nhân:
H:Phan Bội Châu là người như thế nào ? 
H: Tại sao Phan Bội Châu lại dựa vào Nhật đánh Pháp ?
HĐ2 :Tìm hiểu về: Phong trào Đông Du.
-Yêu cầu HS tìm hiểu SGK và thảo luận nhóm, trả lời các yêu cầu sau: 
Câu 1: Phan Bội Châu tổ chức phong trao Đông du nhằm mục đích gì?
 Câu2: Thuật lại phong trào Đông Du ? 
 Câu 3: Phong trào Đông Du kết thúc như thế nào? Vì sao?
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày từng nội dung- GV bổ sung và chốt lại: 
-HS nghe và nhắc lại đề bài.
-HS đọc nội dung SGK, 1-2 em thực hiện trả lời trước lớp.
1-2 em thực hiện trả lời trước lớp .
-Nhóm bàn thảo luận nội dung GV nêu , cử thư ký ghi.
-Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Câu 1: Phan Bội Châu tổ chức phong trao Đông du nhằm mục đích đào tạo nhân tài cứu nước.
Câu 2: Phong trào Đông du do Phan Bội Châu khởi xướng và lãnh đạo bắt đầu năm 1905 kết thúc năm1908. Ông cho thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập: khoa học, quân sự để sau này giúp cho nước nhà. Ngoài giờ học, họ làm đủ nghề, cuộc sống hết sức cực khổ, thiếu thốn. Phan Bội Châu ra sức tuyên truyền, cổ động cho phong trào Đông du.Vì vậy được nhân dân trong nước ủng hộ, thanh niên sang Nhật học càng đông.
 Câu 3:Trước sự phát triển của phong trào Đông du thực dân Pháp lo sợ nên đã cấu kết với Nhật chống lại phong trào Đông du. Năm1908 Nhật trục xuất thanh niên Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản, phong trào Đông du thất bại.
H: Mặc dù phong trào Đông du thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào? ( …Đã đào nhiều nhân tài cho đất nước, đồng thời cổ vũ, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta.)
HĐ 3: Rút ra bài học. 
-GV nhấn mạnh những kiến thức cơ bản của bài học - rút ra ghi nhớ (như phần in đậm trong sgk). 
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
2-3 em đọc phần ghi nhớ.
4. Củng cố – Liên hệ	
-H: Ở địa phương em có nơi nào được mang tên cụ Phan Bội Châu?
 5. Nhận xét - dặn dò:
 	-Về nhà học bài, chuẩn bị bài: “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”.
 	-GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS, nhóm HS tích cực, nhắc nhở thêm HS.
TIẾT: 4
MĨ THUẬT:
(Giáo viên bộ mơn dạy)
TIẾT: 5
Sinh hoạt cuối tuần 5 
I. Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
- HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt
III. Tiến hành sinh hoạt lớp:.
- Lớp trưởng báo cáo tình hình của lớp trong tuần qua.
- GV nhận xét chung về: 
- Nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt:
* Biện pháp khắc phục: Cần tự giác học tập. Tăng cường kiểm tra cơng tác học bài và làm bài ở nhà

File đính kèm:

  • docGiao an 5 T5.doc
Bài giảng liên quan