Giáo án lớp 5 - Tuần 6

I. Mục tiêu.

- Đọc trôi chảy toàn bài: Đọc đúng các từ phiên âm ( Apacthai), tên riêng

 ( Nen xơn Man - ni - la), các số liệu thống kê.

- Hiểu ý nghĩa bài văn: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng của người da màu.(Trả lời các câu hỏi trong SGK).

II. Đồ dùng dạy học.

 - Tranh minh hoạ trong SGK.

III. Các hoạt động dạy học.

 

doc22 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
. 
- GV điều khiển cho cả lớp cùng tập có quan sát nhận xét, sửa động tác sai cho HS.
- Tổ trưởng điều khiển tập. GV quan sát nhận xét, sửa sai cho các tổ.
- Tập hợp lớp cho các tổ thi đua trình diễn.
- Cả lớp tập dới sự điều khiển của GV để củng cố.
b) Trò chơi vận động 
- Chơi trò chơi “Lăn bóng bằng tay” 
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi.
- Cho cả lớp cùng chơi, thi đua giữa các tổ với nhau. 
GV quan sát, nhận xét, biểu dương .
3. Phần kết thúc
- Thực hiện một số động tác thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
1-2 p
2-3 p
10-12p
1-2 lần
5-6 lần
 1-2 lần
 1-2 lần
7- 8 p
 2 lần
4-6 p
Ngày soạn: Thứ 6 ngày 28 tháng 9 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 6 ngày 5 tháng 10 năm 2012
Toán
tiết số 30: Luyện tập chung
I. Mục tiêu. Giúp HS:
 - So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
 - Giải các bài toán có liên quan đến tìm một phân số của một số, tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
II. Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - 1 HS lên bảng làm bài tập 3 tiết trước, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu, ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV yêu cầu HS quan sát ý b và TLCH.
? Muốn xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì?
- 2 HS lên bảng chữa bài, lớp làm bài vào vở.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- GV nhận xét kết quả.
- Cho HS tự làm BT 2.
? Nêu cách cộng, trừ, nhân, chia phân số?
- HS làm bài vở- 4 HS lên bảng.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- GV nhận xét, củng cố cách cộng, trừ, nhân, chia phân số.
- Gọi học sinh đọc bài tập 3.
? Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- GV nhận xét, củng cố cách giải bài toán.
- 1 HS yêu cầu BT 4, cả lớp đọc thầm theo .
- YC h/s tóm tắt đề toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- HS cả lớp làm bài vào vở.1 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét củng cố cách giải bài toán.
Bài 1. Xếp các phân số theo thứ tự..
a,
b, 
Bài 2. Tính.
a,
Bài 3. Bài giải.
5 ha = 50.000m2.
Diện tích hồ nước là.
50.000m2x 3/10 =15.000(m2)
Bài 4.
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là. 4 – 1 = 3 9 (phần)
Tuổi con là. 30 : 3 = 10 (tuổi)
Tuổi bố là: 10 x 4 = 40 (tuổi)
4.Củng cố, dặn dò. 
- GV hệ thống lại nội dung bài. Dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Tiết số 12: luyện tập tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu.
- Nhận biết được cách qua sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích (BT1).
- Biết lập dàn ý cho một bài văn miêu tả một cảnh sông nước cụ thể (BT2).
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ cảnh sông nước. 
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học này.
3. Bài mới. a. GTB.
 b. Nội dung bài.
Hoạt động của thày,trò
Nội dung
Bài 1.- HS làm việc cặp đôi.
- HS các đoạn văn ở mục a, b trao đổi thảo luận để trả lời câu hỏi.
? đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
? Để tả được đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào thời điểm nào?
(vào thời điểm khác nhau: khi bầu trời xanh thẳm, bầu trời rải mây trắng nhạt, âm u, trời ầm ầm dông gió…
? Khi quan sát biển tác giả đã có liên tưởng thú vị ntn?
GV giải nghĩa từ liên tưởng- từ chuyện này, hình ảnh này nghĩ ra chuyện khác, hình ảnh khác. Từ chuyện hkác liên tưởng sang chuyện của mình.
Chính các liên tưởng này đã khiến biển trở nên gần gũi với con người hơn.
- Gợi ý cho HS trả lời câu hỏi phần b.
? Con kênh được quan sát vào thời điểm nào trong ngày? (suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc mặt trời lặn…).
? Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng những giác quan nào?
(…thị giác và xúc giác)
? Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh?
- HS đọc những câu văn thể hiện liên tưởng của tác giả.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2.
- GV giới thiệu một số tranh ảnh minh hoạ về cảnh sông nước.
- GV kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của HS.
- Dựa vào kết quả q/s, mỗi HS tự lập dàn ý vào VBT.
- Một số HS (dựa vào dàn ý đã viết) tiếp nối nhau trình bày. HS - GV nhận xét.
- 1 HS làm tốt trình bày lại bài để cả lớp tham khảo.
- HS tự sửa lại dàn bài của mình.
Bài 1. Đọc các đoạn văn… 
a. Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc của mây trời. 
- Quan sát vào cá thời điểm khác nhau.
- Biển như con người, cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng…
b. Quan sát vào mọi thời điểm trong ngày…
- Quan sát bằng thị giác, xúc giác.
- Liên tưởng giúp người đọc hình dung được cái nóng dữ dội, làm cho cảnh vật sinh động.
Bài 2: Lập dàn ý một bài văn miêu tả…
Mở bài : Con sông quê tôi gắn liền với cuộc sống người dân ...
Thân bài : Mặt nước sông, thuyền trên sông ; hai bên bờ sông ...
Kết bài : ích lợi của sông ...
4. Củng cố, dặn dò.
? Em hãy nêu tác dụng của liên tưởng ? 
- GV nhận xét tiết học- Dặn về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả cảnh sông nước.
Lịch sử
Tiết số 6: quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
I. Mục tiêu. 
Học xong bài này học sinh biết:
- Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ kính yêu.
- Nguyễn Tất Thành ra đi nước ngoài là lòng yêu nước, thương dân, mong muốn tìm ra con đường cứu nước.
II. Đồ dùng dạy học.
	- ảnh quê Bác, Bến cảng Nhà Rồng, bản đồ hành chính VN (THDL2013).
III. Các hoạt động dạy học.
1 ổn định.
2. Kiểm tra.
? Phan Bội Châu đưa thanh niên VN sang Nhật Bản nhằm mục đích gì ?
3. Bài mới: a. GTB. GV giới thiệu ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
- GV cho học sinh quan sát ảnh chụp quê Bác.
? Em có biết bức ảnh này chụp cảnh ở đâu không ?
- GV giới thiệu về gia đình và thời ấu thơ của Bác.
 - HS đọc đoạn " Trong bối cảnh .... cứu nước, cứu dân ".
? Nguyễn Tất Thành đã có suy nghĩ gì về con đường cứu nước của các bậc tiền bối đi trước.
? Nguyễn Tất Thành đã làm gì ?
- GV giới thiệu về con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận câu hỏi:
? Vì sao Nguyễn Tất Thành muốn tìm ra con đường cứu nước mới ?
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
- Lớp + Gv nhận xét.
- GV treo tranh 1 giới thiệu về bến cảng Nhà Rồng.
- HS đọc thầm đoạn " Đầu thế kỷ XX .......can đảm giữu lời hứa ".
? Cuộc đối thoại giữa Nguyễn Tất Thành với ai ? NTT đã nói với Tư Lê điều gì ?
? Vì sao lúc đầu Tư Lê đồng ý đi sau lại không đi nữa ?
- HS nêu câu trả lời - Lớp + GV nhận xét.
- Gọi học sinh đọc đoạn cuối.
? Để được ra đi nước ngoài Nguyễn Tất Thành đã phải làm gì ?
? Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào ?
- Học sinh trả lời câu hỏi, lớp + GV nhận xét, bổ sung.
- GV cho học sinh quan sát hình 2 và giới thiệu về quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
 4. Củng cố - Dặn dò.
- GV hệ thống nội dung bài, giáo dục tư tưởng cho học sinh.
- Dặn học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
Khoa học
Tiết số 12: Phòng bệnh sốt rét
 I. Mục tiêu. Sau bài học, HS có khả năng :
	- Nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét.
	- Tự bảo vệ mình và những người trong gia đình mình bằng cách ngủ màn (màn đã được tẩm chất phòng muỗi), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối.
	- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II. Đồ dùng dạy - học.
 	-Thông tin và hình trang 26, 27 SGK
III. Hoạt động dạy học chủ yếu.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học này.
3. Bài mới. a. GTB.
 b. Nội dung bài.
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK ( Làm việc theo bàn )
+ Mục tiêu: 	- HS nhận biết được một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
	 - Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét.
+ Cách tiến hành.
- GV yêu cầu HS cùng bàn đọc SGK, thảo luận các vấn đề sau : 
+Nêu các dấu hiệu của bệnh sốt rét ?
+Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì ? Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào? 
+Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
- HS cùng bàn quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình1 và hình 2 thảo luận câu hỏi 
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.Ví dụ : 
- GV nhận xét, tổng kết về kiến thức cơ bản về bệnh sốt rét.
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận ( Làm việc theo bàn ) 
+ Mục tiêu: HS biết làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi.
	- Tự bảo vệ mình và những người trong gia đình mình bằng cách ngủ màn(đặc biệt là màn đã được tẩm chất phòng muỗi), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối.
	- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
+ Cách tiến hành.
- GV yêu cầu HS các nhóm quan sát hình 27 thảo luận các vấn dề sau :
a)Mọi người trong hình đang làn gì ? 
Làm như vậy có tác dụng gì ? 
b) Chúng ta phải làm gì để phòng bệnh sốt rét cho mình và cho người thân cũng như mọi người xung quanh ? 
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận các phòng bệnh sốt rét tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở ,....
- GV cho HS quan sát hình vẽ muỗi a-nô-phen và hỏi : 
+ Nêu đặc điểm của muỗi a-nô-phen ? Muỗi a-nô-phen sống ở đâu ? 
+ Vì sao chúng ta phải diệt muỗi ?
- GV nhận xét, kết luận : Nguyên nhân gây bệnh sốt rét là do 1 loại kí sinh trùng 
* Hoạt động 3: Cuộc thi " Tuyên truyền phòng, chống bệnh sốt rét "
- GV nêu yêu cầu : Nếu em là một cán bộ ý tế dự phòng em sẽ tuyên truyền những gì để mọi người hiểu và biết cách phòng chống bệnh sốt rét.
- HS làm việc cá nhân dể suy nghĩ những nội dung cần tuyên truyền rồi trình bày
- HS nhận xét, tìm ra bạn tuyên truyền đủ, đúng, rõ ràng nhất
- GV cho HS cả lớp bình chọn bạn tuyên truyền xuất sắc nhất.
- GV khen ngợi HS tích cực tham gia cuộc thi.
4. Củng cố dặn dò.
- GV tóm tắt ý chính của bài.
- Đánh giá nhận xét giờ học ; Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
Kí duyệt của ban giám hiệu
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....................................................................................................................
....................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGA SANG TUAN 6.doc
Bài giảng liên quan