Giáo án lớp 5 - Tuần 7

I. Mục đích - yêu cầu.

- Đọc trôi chảy toần bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài. Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp.

- Hiểu được ý nghĩa của bài: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý giữa loài cá Heo với con người (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

II. Phương tiện dạy học.

- Tranh minh hoạ.

III. Các hoạt động dạy học.

1. Ổn định.

2. Kiểm tra: - Gọi học sinh đọc bài: Tác phẩm của Si-le và tên phát- xít và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

 3. Bài mới. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.

 

doc19 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ọc yêu cầu của bài tập 3.
- GV giúp HS yếu khi làm bài
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lời giải đúng
+ Nghĩa gốc của từ ăn là gì ?
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài 4.
- 1 số HS lên bảng làm, 2 HS làm bảng nhóm HS khác làm vào VBT rồi đọc câu văn trước lớp.
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV tuyên dương HS có câu đúng, diễn đạt rõ ràng.
Bài 1.
Đáp án : 1- D ; 2- C; 3- A ; 4 - B
Bài 2.
Đáp án : Dòng b
+ ... là hoạt động của máy móc, tạo ra âm thanh.
+ ...sự di chuyển của phơng tiện giao thông.
Bài 3.
Nghĩa gốc của từ ăn là câu c.
Nghĩa chuyển của từ ăn là câu a, câu 
Bài 4.
a) Bé Nga đang tập đi.
 Em đi dép quai hậu đến trường.
b) Chú bộ đội đứng gác.
 Trời hôm nay đứng gió.
4. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau.
Thể dục
Tiết Số 14: Đội hình đội ngũ;trò chơi: Lăn bóng bằng tay
I. Mục tiêu.
	- Củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: ttạp hợp hàng, điểm số báo cáo. Yêu cầu nhanh đúng khẩu lệnh.
	- Chơi trò chơi: Chuyển đồ vật . Yêu cầu đúng kĩ thuật, nhanh nhẹn, đúng luật, hào hứng chủ động khi chơi.
II. Địa điểm - Phương tiện.
	- Kẻ sân chơi trò chơi, còi, bóng,.....
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
 A. Phần mở đầu.
	- Giáo viên nhận lớp, kiểm tra sức khoẻ, trang phục và phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ giờ học.
	- Giáo viên cho học sinh chạy chậm theo vòng tròn.
	- Cho học sinh khởi động các khớp.
 B. Phần cơ bản.
* Đội hình đội ngũ.
- Giáo viên lần lượt cho học sinh tập luyện các nội dung: Tập hợp, dóng hàng, điểm số báo cáo, dàn hàng, .....
- Lần 1 GV hô khẩu lệnh cho học sinh tập, sau đó GV nhận xét sửa sai cho học sinh những lỗi sai kỹ thuật.
- Lần tiếp theo lớp trưởng hô nhịp cho lớp tập, GV quan sát uốn nắn cho học sinh, hướng dẫn học sinh yếu.
- GV chia lớp thành 3 tổ, các tổ luyện tập theo sự điều hành của tổ trưởng, GV bao quát chung.
- GV cho học sinh thi tập hợp hàng,... giữa các tổ.
- GV nhậnn xét, đánh giá.
* Chơi trò chơi: Lăn bóng bằng tay.
- GV giới thiệu trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi.
- GV gọi 3 học sinh lên chơi thử.
- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi, giáo viên làm trọng tài.
- GV tổng kết thi đua trong trò chơi.
C. Phần kết thúc.
- GV tập chung lớp, cho lớp đi đều thành vòng tròn hít thở sâu thả lỏng cơ thể.
- Giáo viên nhận xét giờ học .
- Dặn học sinh về nhà tiếp ôn luyện các động tác đội hình đội ngũ, chơi trò chơi: Lăn bóng bằng tay.
Ngày soạn: Thứ 6 ngày 5 tháng 10 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 6 ngày 12 tháng 10 năm 2012
Toán
Tiết Số 35: Luyện tập
I. Mục tiêu. - Giúp học sinh:
 + Biết chuyển một số thập phân thành hỗn số và chuyển một hỗn số thành một số thập phân.
 + Củng cố về chuyển số đo dưới dạng số thập phân.
- Bài tập cần làm: 1, 2 ( 3phân số thứ 2,3,4), 3.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định :
2. Kiểm tra :GV kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh, chấm, n/x cho điểm.
3. Bài mới : x GTB: GV giới thiệu-ghi đầu bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
? Bài tập yêu cầu gì ?
? Muốn chuyển một phân số thành hỗn số, thành số thập phân ta làm ntn? 
- Học sinh nêu cách làm và làm bài, 2 HS lên bảng làm.
- Lớp - GV chữa bài.
? Bài tập 2 yêu cầu gì ?
- GV hướng dẫn cho học sinh làm bài.
- Học sinh làm bài vào vở, 2 Học sinh làm bài trên bảng.
- Gọi học sinh dưới lớp đọc bài làm.
- Lớp + GV chữa bài.
- HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- GV hướng dẫn mẫu cho học sinh.
- Học sinh làm bài theo yêu cầu.
- Học sinh dưới lớp trao đổi vở, kiểm tra bài lẫn nhau.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 1:
 = 16= 16,2
734 = = 73
56,08 ; 6,05
Bài 2:Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân, rồi đọc các số thập phân đó.
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ trống.
 2,1 m = 21 dm; 
 8,3 m = 830 cm,
 5,27 m = 527 cm; 
 3,15 m = 315 cm
4. Củng cố - Dặn dò.
	- GV hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học.
	- Dặn học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Tiết Số 14: Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích - yêu cầu.
 - Dựa vào kết quả quan sát cảnh sông nước, dàn ý đã lập và hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cảnh sông nước. Học sinh biết chuyển một phần của dàn ý thành một đoạn văn, thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét nổi bật của cảnh và cảm xúc của người tả.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Dàn ý của bài văn tả cảnh.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định :
2. Kiểm tra :
	- Gọi học sinh đọc lại dàn ý bài văn tả cảnh sông nước đã lập ở tiết trước.
 - GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới : a. GTB: GV giới thiệu - ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
- GV đọc và chép đề bài lên bảng.
- Gọi học sinh đọc lại đề bài.
? Đề bài yêu cầu gì ?
- Học sinh nêu - GV kẻ chân những từ thể hiện yêu cầu chính của đề bài.
- GV kiểm tra dàn ý đã lập trong tiết học trước.
- Học sinh đọc thầm phần gợi ý trong sách giáo khoa, một học sinh đọc to phần gợi ý.
- GV lưu ý cho học sinh chỉ chọn một đoạn trong dàn ý để chuyển thành một đoạn văn, phần thân bài gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận nên chỉ chọn một phần tiêu biểu.
- Học sinh viết đoạn văn vào vở bài tập, 2 HS viết bài vào trong giấy khổ lớn.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.
- Lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- Học sinh viết vào giấy khổ lớn trình bày bài làm.
- Gọi học sinh nhẫn xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh.
- Giáo viên cho học sinh sửa lại đoạn văn của mình.
4. Củng cố - Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Tiết Số 7: Đảng cộng sản việt nam ra đời
I. Mục tiêu.
	Học xong bài này học sinh biết:
- Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc là người chỉ trì hội nghị thành lập đảng cộng sản VN.
- Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu thời kì cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi.
 II. Phương tiện dạy học.
- Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: Tai sao N T T lại quyết chí ra đi tìm đường cứu nước ? 
3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài
- GV giới thiệu bối cảnh lịch sử của cách mạng VN trước khi có đảng ra đời.
- GV cho học sinh đọc đoạn: " Từ năm 1929 ........ làm được"
? Đảng cộng sản VN được thành lập trong hoàn cảnh nào ?
? Nguyễn ái Quốc có vai trò như thế nào trong hội nghị thành lập đảng ?
- Học sinh trả lời, lớp + GV nhận xét bổ sung.
- GV cho học sinh đọc đoạn 2.
? Tình hình đặt ra yêu cầu gì ?
? Ai có thể làm được điều đó ?
? Vì sao chỉ có Nguyễn ái Quốc mới có thể thống nhất các tổ chức đảng ở VN ?
? Hội nghị thành lập đảng được diễn ra ở đâu?
? Các đảng được hợp nhất có tên là gì ?
? Việc thành lập đảng cộng sản Việt Nam có ý nghĩa gì ?
- Học sinh trả lời các câu hỏi, Lớp + GV nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV hệ thống nội dung bài.
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV tóm tắt nội dung bài, giáo dục tư tưởng cho học sinh.
- GV nhận xét giờ học, dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Tiết số 14 : Phòng bệnh viêm não
I. Mục tiêu. Sau bài học, HS có khả năng :
- Nêu được tác nhân gây bệnh, con đường lây truyền bệnh viêm não.
- Hiểu được sự nguy hiểm của bệnh viêm não.
- Biết thực hiện các việc cần làm để phòng bệnh viêm não.
- Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và diệt muỗi.
II. Đồ dùng dạy - học.	-Thông tin và hình trang 30, 31 SGK.
	 - Mỗi nhóm một bảng con, phấn và một lá cờ nhỏ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu.
1. ổn định :
2. Kiểm tra : - Nêu tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết ? 
	 - Hãy nêu các cách đề phòng bệnh sốt xuất huyết ?
3. Bài mới : a. GTB: GV giới thiệu-ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
1.Tác nhân gây bệnh, con đường lây truyền và sự nguy hiển của bệnh viêm não.
 * HĐ 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
+ Mục tiêu: HS có khả năng :
 - Nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm não.
 - Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh viêm não.
+ Cách tiến hành.
- GV yêu cầu các nhóm đọc các câu hỏi và các câu trả lời trang 30 rồi tìm xem mỗi câu hỏi ứng câu trả lời nào. Thư kí viết vào bảng con. Cử một bạn phất cờ báo hiệu là nhóm đã làm xong.
- GV ghi rõ nhóm xong trước , tuyên dương.
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau : 
+ Tác nhân gây ra bệnh viêm não là gì ?
+ Lứa tuổi nào thường mắc bệnh viêm não nhiều nhất ? 
+Bệnh viêm não lây truyền như thế nào? 
+Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào?
- GV nhận xét, tổng kết về kiến thức cơ bản về bệnh viêm não.
2. Những việc nên làm để phòng bệnh viêm não
* HĐ 2: Quan sát và thảo luận ( Làm việc theo bàn ) 
+ Mục tiêu: Biết thực hiện các cách diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt. Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
+ Cách tiến hành.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ trang 30,31 SGK và trả lời câu hỏi : 
+ Người trong hình đang làm gì ? 
+ Làm như vậy có tác dụng gì ? 
+ Theo em, cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì ?
- HS cùng bàn quan sát tranh, thảo luận rồi trình bày trước lớp.
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận các phòng bệnh sốt rét tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở ,....
- HS đọc phần : Bóng đèn toả sáng ( SGK )
* HĐ3 : Cuộc thi " Tuyên truyền phòng, chống bệnh sốt rét ".
- GV nêu yêu cầu : Nếu em là một cán bộ ý tế dự phòng em sẽ tuyên truyền những gì để mọi người hiểu và biết cách phòng chống bệnh viêm não.
HS làm việc cá nhân để suy nghĩ những nội dung cần tuyên truyền rồi trình bày trước lớp.
- GV cho HS cả lớp bình chọn bạn tuyên truyền xuất sắc nhất.
- GV khen ngợi HS tích cực tham gia cuộc thi.
3. Củng cố dặn dò :- GV tóm tắt ý chính của bài.
	- Đánh giá nhận xét giờ học ; Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
Kí duyệt của ban giám hiệu
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....................................................................................................................
....................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGA SANG TUAN 7.doc
Bài giảng liên quan