Giáo án lớp 5 - Tuần 9
I. Mục tiêu.
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó : lúa gạo, có lí, tranh luận, sôi nổi, lấy lại, .
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo).
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài : tranh luận, phân giải
- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định.
2. Kiểm tra: Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ: Trước cổng trời và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
ớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. - Chạy thành một hàng dọc sau đó chuyển đội hình thành vòng tròn. - Khởi động xoay các khớp. - Chơi trò chơi “Đứng ngồi theo hiệu lệnh”. 2. Phần cơ bản * Học trò chơi “Ai nhanh và đúng hơn” - GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi. (Nội dung trò chơi và cách chơi như SGV trang 21) - Cho HS chơi thử 1-2 lần. - Gv n/x và giải thích thêm sao cho HS đều nắm được cách chơi. - Tổ chức cho HS chơi chính thức. - GV làm người trọng tài và điều khiển cuộc chơi. Sau 4-5 lần chơi, HS nào có số lần thua nhiều hơn là thua cuộc.- Những em thua cuộc phải nhảy lò cò vòng quanh các bạn 1-2 vòng. - GV nhận xét, tuyên dương. * Ôn 3 động tác của bài TD. - Gọi HS nhắc lại tên 3 ĐT đã học. - Cho HS ôn lần lượt 3 động tác đã học- Mỗi động tác 1-2 lần. Trước khi ôn ĐT chân- cho HS ôn đồng thời 2 động tác vươn thở, tay. - Ôn kết hợp 3 động tác. - Chia tổ để tập luyện dưới sự điều khiển của tổ trưởng. Gv chú ý quan sát uốn sửa cho HS trong quá trình ôn tập. 3. Phần kết thúc - Thực hiện một số động tác thả lỏng. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà. 6- 10 p 18-22 p 5-6p 4-5 lần 4-16 p 2-3 lần 4-5p Ngày soạn: Thứ 6 ngày 19 tháng 10 năm 2012 Ngày dạy: Thứ 6 ngày 26 tháng 10 năm 2012 Toán Tiết số 45. Luyện tập chung I. Mục tiêu. - Giúp HS củng cố cách viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng STP theo các đơn vị đo khác nhau. - Rèn kỹ năng chuyển đổi đơn vị đo, cách trình bày bài sạch đẹp. - Bài tập cần làm 1,3,4. II. Đồ dùng dạy học. - Bảng phụ viết sẵn bài tập 2. III.Các hoạt động dạy- học. 1. ổn định. 2. Kiểm tra. 3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài. b. Nội dung bài Hoạt động của thầy, trò Nội dung - HS nêu yêu cầu bài tập 1. - Cho HS tự làm bài. - Gọi HS nêu cách làm và nêu kết quả. - HS + GV nhận xét bài làm đúng. - GV nêu yêu cầu bài 3. - Cho HS tự làm bài. - HS nêu kết quả bài - thống nhất kết quả. Bài 4.- HS nêu y/c bài tập - tự làm bài vở. - 2 HS lên bảng làm bài. - Lớp nhận xét thống nhất kết quả. Bài 1 (48). Viết các …m. a, 3m6dm = 3m = 3,6m b, 4dm = m = 0,4 m c, 34m5cm = 34m = 34,05 m. Bài 3. Viết STP… a, 42dm4cm = 42,4 dm. b, 56 cm 9 mm = 56,9 cm. c, 26 m 2 cm = 26,02 m. Bài 4. Viết STP… a, 3kg5g = 3,005 kg. b, 30 g = 0,03 kg. 4. Củng cố dặn dò. - GV hệ thống ND bài. - GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. Tập làm văn Tiết Số 18: luyện tập thuyết trình, tranh luận I. Mục đích - Yêu cầu. - Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1, BT2). - Trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, dễ nghe để thuyết phục mọi người. II. Đồ dùng dạy học. - Giấy khổ to kẻ sẵn bảng. Nhân vật ý kiến Lí lẽ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. ổn định. 2. Kiểm tra. ? Khi thuyết trình, tranh luận người nói phải có thái độ ntn ? - GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài. b. Nội dung bài - GV gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1. ? Bài tập 1 yêu cầu gì ? - HS nêu yêu cầu - GV kẻ chân những từ ngữ thể hiện yêu cầu chính của bài. - Gọi 5 học sinh đọc phân vai câu chuyện ? Các nhân vật trong câu chuyện trên tranh luận về vấn đề gì ? ? ý kliến của từng nhân vật ra sao ? ? Các nhân vật đó đã đưa ra lí lẽ và dẫn chứng ntn ? - Học sinh nêu, GV ghi nhanh lên bảng. Nhân vật ý kiến Lí lẽ * Đất * Nước Không khí * ánh sáng - Cây cần đất nhất - Cây cần nước nhất - Cây cần không khí nhất - Cây cần ánh sáng nhất - Đất có chất màu nuôi cây - Nước vận chuyển chất màu để nuôi cây. - Cây không thể sống nếu thiếu không khí. - Thiếu ánh sáng thì cây sẽ không còn màu xanh. ? ý kiến của em về vấn đề này như thế nào ? - Học sinh nêu ý kiến của mình. - GV chia ,lớp thành 7 nhóm, các nhóm dựa vào gợi ý đưa ra ý kiến tranh luận các mình theo các nhân vật. - GV gọi một số nhóm lên đưa ra ý kiến tranh luận trước lớp. - Lớp + GV nhận xét, đánh giá. - Gọi học sinh đọc bài tập 2. ? Bài tập 2 yêu cầu thuyết trình hay tranh luận ? ? Bài tập yêu cầu thuyết trình về vấn đề gì ? - GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu của bài, GV đưa ra 1 số câu hỏi gợi ý: ? Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra ? ? Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ xảy ra ? ? Vì sao nói cả trăng và đèn đều cần thiết cho cuộc sống ? ? Trăng và đèn đều có những ưu điểm và hạn chế nào ? - Học sinh làm bài theo nhóm và viết vào giấy khổ to. - Đại diện các nhóm lên bảng trình bày bài làm. - Lớp + GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh bài làm. - GV nhận xét, tuyên dương những nhóm có bài làm tốt. 4. Củng cố - Dặn dò. - GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS tích cực, tự giác trong học tập. - Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. lịch sử Tiết số 9: cách mạng mùa thu I. Mục tiêu. Sau bài học, học sinh nêu được: - Mùa thu năm 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ, cuộc cách mạng này được gọi là Cách mạng mùa thu. - Tiểu biểu cho cách mạng tháng tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội vào ngày 19/8/1945. Ngày 19/8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng 8. - ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng tám. II. Đồ dùng dạy học. - Bản đồ hành chính VN. Tư liệu về cách mạng Tháng 8, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. ổn định. 2. Kiểm tra. + Thuật lại cuộc khởi nghĩa ngày 12 - 1930 tại Nghệ - Tĩnh. + Trong những năm 1930 -1930, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ - Tĩnh diến ra điều gì mới ? - GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài. b. Nội dung bài. * Hoạt động 1. Thời cơ cách mạng. - GV cho học sinh đọc phần chữ in nhỏ. - GV giới thiệu về bối cảch lịch sử trong giai đoạn trước cách mạng tháng 8. + Tình hình kẻ thù của dân tộc ta lúc này như thế nào ? - Học sinh trả lời câu hỏi, lớp + GV nhận xét, bổ sung. GVKL: Nhận thấy thời cơ đã đến, Đảng đã nhanh chóng phát lệnh tổng tiến công khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. ……. * Hoạt động 2. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19 - 8 - 1945. - GV yêu câu học sinh cùng đọc SGKvà trả lời cầu hỏi: Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội diễn ra như thế nào? - GV gọi một số nêu. - Lớp + GV nhận xét, bổ sung. * Hoạt động 3. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương khác. - GV yêu cầu HS nêu lại kết quả của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội và đặt vấn đề: + Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội có tác động như thế nào đến tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước ? + Tiếp sau Hà Nội những nơi nào đã giành được chính quyền ? + Em biết gì về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Ninh Bình ?- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi. Lớp + GV nhân xét, bổ sung. * Hoạt động 4. Nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử. - GV cho học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi: + Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong cách mạng tháng 8 ? + Thắng lợi của cách mạng tháng 9 có ý nghĩa gì ? - Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi. Lớp + GV nhân xét, bổ sung và hệ thống lại ý nghĩa của cách mạng tháng Tám. 4. Củng cố dặn dò. - Đánh giá nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị giờ sau. Khoa học Tiết số 18: Phòng tránh bị xâm hại I. Mục tiêu. Giúp HS: - Biết được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại. - Biết đựơc một số cách ứng phó với nguy cơ bị xâm hại. - Biết được những ai là người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại. - Luôn có ý thức phòng tránh bị xâm hại và nhắc nhở mọi người cùng đề cao cảnh giác. II. Đồ dùng dạy học. Hình minh hoạ trong SGK tr. 38,39. III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định. 2. Kiểm tra. + Những trường hợp tiếp xúc nào không bị lây nhiễm HIV/ AIDS ? + Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV và gia đình họ ? Theo em, tại sao cần làm như vậy ? 3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài. b. Nội dung bài 1) Khi nào chúng ta có thể bị xâm hại ? * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. + Mục tiêu: HS nêu đựơc một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại. + Cách tiến hành. Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm + Quan sát các hình 1,2,3 tr 38 SGK và trao đổi về nội dung từng hình. + Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại. - HS các nhóm quan sát các hình 1,2,3 trao đổi rồi trình bày trước lớp - GV ghi lên bảng các ý kiến của HS - GV nhận xét, kết luận trường hợp HS nói đúng. + Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại? - GV kết luận : Mục " Bạn cần biết " trong SGK trang 39 2) ứng phó với nguy cơ bị xâm hại * Hoạt động 2: Đóng vai " ứng phó với nguy cơ bị xâm hại" + Mục tiêu: Giúp HS : - Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại. - Nêu được các quy tắc an toàn cá nhân. + Cách tiến hành: - GV giao giao nhiệm vụ cho các nhóm Nhóm 1: Phải làm gì có người lạ tặng quà cho mình? Nhóm 2: Phải làm gì có người lạ muốn vào nhà? Nhóm 3: Phải làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối khó chịu với bản thân ? - GV, HS khác nhận xét, bổ sung - Từng nhóm thảo luận rồi trình bày cách ứng xử trước lớp : .... Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì? GV kết luận: Trong trường hợp bị xâm hại, tuỳ trường hợp cụ thể mà các em có cách ứng xử phù hợp ... * Hoạt động 3: Vẽ bàn tay tin cậy. + Mục tiêu: HS liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự nhờ giúp dỡ bản thân khi bị xâm hại. + Cách tiến hành. Bước 1: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân. -Mỗi em vẽ bàn tay của mình với các ngón xoè ra trên tờ giấy. -Trên mỗi ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy, mình có thể nói mọi điều thầm kín,... Bước 2: Làm việc theo cặp. - HS trao đổi hình vẽ bàn tay của mình với bạn bên cạnh. - Gọi một số HS nói về “bàn tay tin cậy” trước cả lớp. Bước 3: Làm việc cả lớp. - 1HS đọc trước lớp, HS khác đọc thầm - GV kết luận như mục " Bạn cần biết " trang39 SGK. 4. Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau. Kí duyệt của ban giám hiệu …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
File đính kèm:
- GA SANG TUAN 9.doc