Giáo án Lý luận giáo dục quốc phòng an ninh hệ cao đẳng (Học phần 1)

Bài 1

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH

I – MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 - Nắm vững đối tượng, phương pháp, nội dung nghiên cứu môn học giáo dục quốc phòng – an ninh, gốp phần bồi dưỡng nhân cách, phẩn chất và năng lực, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

 - Sinh viên xác định trách nhiệm, thái độ đúng trong học tập môn học giáo dục quốc phòng – an ninh , tích cực tham gia xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ngay từ khi đang còn học tập, rèn luyện trong nhà trường và ở mỗi vị trí công tác tiếp theo.

II - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

 Đối tượng nghiên cứu của môn học bao gồm đường lối quân sự của Đảng, công tác quốc phòng, an ninh, quân sự và kỉ năng quân sự cần thiết.

 

doc73 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lý luận giáo dục quốc phòng an ninh hệ cao đẳng (Học phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
nh và phát triển trở thành bài học vô giá cho thế hệ sau, như “ Binh thư yếu lược”, “ bình Ngô Đại Cáo ” ; những trận đánh điển hình như Chi Lăng , Học Hồi , Đống Đa... Đã để lại kinh nghiệm quý báu cho đời sau, Đảng ta kế thừa vận dụng phát triển thành công trong chống Pháp , Mĩ và trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc XHCN.
	- Chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh quân đội và bảo vệ Tổ Quốc.
Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng cho mọi hành động. Học thuyết chiến tranh, quân đội bảo vệ Tổ quốc đã được Đảng ta vận dụng định ra đường lối quân sự trong chiến tranh cách mạnh giành được thắng lợi to lớn.
	- Tư tưởng quân sự của HCM
Tư tưởng quân sự HCM là sự tiếp thu kế thừa về truyền thống đánh giặc của tổ tiên, của lí luận Mác – Lênin, kinh nghiệm của các nước trên thế giới vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, cơ sở cho sự hình thành và phát triển cho nghệ thuật quân sự Việt Nam.
	HCM đã từ biên dịch “ binh pháp Tôn Tử ”, viết về kinh nghiệm du kích Tàu, du kích Nga...Phát triển nguyên tắc chiến đấu tiến công, phòng ngự qua các thời kì đấu tranh cách mạng, Người áp dụng cách phương châm chỉ đạo về chiến tranh, chiến lược, nắm bắt đúng tgời cơ đưa chiến tranh Việt Nam đi đến thắng lợi.
b. Nội dụng nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo.
	- Chiến lược quân sự 
Chiến lược quân sự là tổng thể phương châm chính sách và mưu lược được hoạch định để ngăn ngừa và sẳn sàng chiến tranh.
	Chiến lược quân sự được thể hiện
	+ Xác định đúng kẻ thù đúng đối tượng, đúng kẻ thù đúng đối tượnglà yếu tố quyết định giành thắng lợi “ biết mình biết ta trăm trận trăm thắng ”. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đất nước ta ngàn cân treo sợi tóc ( bọn anh, tưởng ấn nhật và quân pháp ) Tất cảc đầu cùng chung mục đích là tiêu diệt nứơc ta. Đảng đã xác định kẻ thù nguy hiểm nhất là thực dân Pháp. Khi : Nhật, Pháp đánh nhau Đảng ta chọn thời cơ giành chính quyền. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ Mĩ không chiệu kí vào hịêp định Đảng ta đã nhận định : Mĩ dần dần trỏ thành kẻ thù trực tiếp nguy hiểm của nhân dân ba nước.
	+ Đánh giá đúng kẻ thù : Đảng và Bác Hồ đã khẳng định “ Lực lượng của Pháp như mặt trời lúc hoàng hôn, hống hách lắm như đã gần tát nghỉ ” còn lực lượng của ta ngày càng mạnh, như suối mới chảy như lửa mới nhen, chỉ có tiến” đối với Mĩ tuy quân đông súng tốt nhưng chúng là kẻ thù xâm lược nên bị thế giới và nhân Mĩ phản đối. Mĩ giàu như không mạnh do vậy từ những nhận thức trên chiến lược quân sự Việt Nam đã tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân ta quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ.
	+ Mở đầu kết thúc chiến tranh đúng lúc : Mở đầu kết thúc chiến tranh đúng lúc là một vấn đề manh tính nghệ thuật cao trong chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta. 
Trong hai cuộc chống Pháp và Mĩ chúng ta mở đầu chiến tranh đều vào thời điểm có sức lôi cuốn toàn dân tộc và thuyết phục trên trường quốc tế mạnh mẽ. Ngày 19/12/1946 HCM ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, đây là thời điểm ta không thể lùi được nữa sau các hành động thiện chí nhằm ngăn ngừa không để chiến tranh xãy ra “ chính lời kêu gọi của HCM ”..chúng ta muốn hoà bình...
	Trong khánh chiến chống Mĩ Đảng ta trọn đúng thời điểm năm 60 khi khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh cách mạng, cách mạng miên Nam đã có bước trưởng thành...
	+ Phương châm tiến hành chiến tranh.
Đảng ta đã tiến hành chiến tranh nhân dân thực hiện toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện trên các mặt trận, mặt trận quân sự là quyết định tiến hành với tinh thần tự lực cánh sinh lâu dài và chọn thời điểm có lợi nhất để kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt.
	+ Phương thức tiến hành chiến tranh.
Đảng chỉ đạo là chiến tranh toàn dân, kết hợp giữa địa phương với binh đoàn chủ lực tiến công bằng hai lực lượng chính trị và quân sự, bằng ba mũi giáp công : quân sự, chính trị, binh vận, trên ba vùng chiến lược.
	- Nghệ thuật chiến dịch “ nghệ thuật chiến dịch là lí luận và thực tiễn chuẩn bị, thực hành chiến dịch và các hoạt động tác chiến tơưng đương ”, chiến dịch được hình thành trong kháng chiến chống Pháp bắt đầu bằng chiến doịch Việt Bắc thu đông năm 1947. Trong chống Pháp ta đã tiến hành hơn 40 chiến dịch ở các quy mô khác nhau và hơn 50 chiến dịch trong khánh chiến chống Mĩ. Sự hình thành chiến dịch được tập chung vào những vấn đề chủ yếu sau.
	+ Loại hình chiến dịch 
Chiến dịch tiến công ( chiến dịch Điện Biên Phủ năm 54, chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch HCM 1975 ).
Chiến dịch phản công ( Việt Bắc năm 1947, đường chiến Nam Lào 1971 )
Chiến dịch phòng ngự ( Quản Trị năm 1972 ).
Chiến dịch phòng không ( Hà Nội năm 1972 )
Chiến dịch tiến công tổng hợp ( tiến dịch tiến công tổng hợp khu 8 )
	+ Quy mô chiến dịch 
Trong chống Pháp và Mĩ quy mô phát triển cả số lượng và chất lượng.
	Những ngày đầu chống Pháp ta chỉ có 1 đến 3 trung đoàn vũ khí thô sơ. Đến cuối kháng chiến chống Pháp, chiến dịch Điện Biên Phủ ta đã lên tới 5 đại đoàn cùng nhiều lực lượng khác.
	Trong chống Mĩ mới đầu chỉ có 1 đến 2 chung đoàn sau đó phát triển đến sư đoàn, chiến dịch HCM phát triển lên tới 5 quân đoàn có nhiều quân binh chủng. Trong hai cuộc kháng chiến giai đoạn đầu thường diễn ra ở rừng núi nhưng giai đoạn cuối diễn ra khắp địa hình.
	+ NGhệ thuật chiến dịch và cách đánh chiến dịch.
Thời kì đầu lực lượng còn non trẻ chênh lệch ta đánh đơn lẽ đánh bằng du kích dần dần lớn mạnh ta tiến công đánh lớn.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ ta xác định đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc thắng chắc và chia cắt cô lập đánh rất điểm từng chấn then chốt kết hợp đánh chính diện thọc xâu thuồn xâu...
Trong chống Mĩ nghệ thuật quân sự được kế thừa trong chống Pháp và nâng lên một tầng cao mới kết hợp tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt có sự phối kết quân binh chủng kết hợp tiến công và nổi dậy phối hợp ba thứ quân...
- Chiến thuật là lí luận thực tiễn về tổ chức và thực hành chiến đắu của phân đội và binh độ và binh đoàn, bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Nội dung của chiến lược được thể hiện.
+ Vận dụng các hình thức chiến thuật vào các trận chiến đấu.
Giai đoạn đầu do lực lượng và vũ khí hạn chế nên dùng du kích chiến vận động chiến để tiên diệt địch. Các trận chiến ở cấp chung đội đại đội tiểu toàn chỉ đánh địch ở ngoài công sự và phục kích tập kích. 
Giai đoạn sau ta đã từng bước không những đánh giỏi đíchở ngoài công sự mà còn tiến công địch ở trong công sự.
Giai đoạn cuối ta đã mở rộng đánh địch trên mọi địa hình chủ động phòng ngự đồi A1 (Điên Biên Phủ) rồi Quản Trị 1972, Thượng Đức 1974 và vận dụng các hình thức chuy kích đánh địch đổ bộ đường không.
+ Quy mô lực lượng tham gia trong các trận chiến đấu.
Giai đoạn đầu lực lượng tham gia chủ yếu trong biên chế và được tăng cường một số hoả lực như súng cối 82 và DKZ...
Giai đọan sau thì quy mô ngày càng lớn, đã có nhiều trận hợp đồng quân binh chủng.
+ Cách đánh là nội dung quan trọng nhất của lí luận chiến thuật. Nội dung cạch đánh trong từng hình thức chiến thuật chủ yếu là cách đành hợp đòng binh chủng thể hiện tích cực chủ động tiến công bám địch chia đích để đánh.
3. Vận dụng một số bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong thời kì mới và trách nhiệm của sinh viên
	Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong các trặng đường là những bài học kinh nghiệm quý giá mãi mãi vẫn còn luôn giá trị để chúng ta tiếp tục nghiên cức và vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong thời kì mới. 
a. Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công.
	Tiến công là tư tưởng chủ đạo tích cực nhất để tiêu diệt địch, quét sâu chủ yếu “ kiên quyết không ngừng thế tiến công ” tiến công đúng thời điểm đúng địa bàn. 
	Ngày nay kẻ thù của ta là chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chúng có ưu thế về quân sự khoa học nhưng lại có hạn chế là chiến tranh xâm lược phi nghĩa nên bộc lộ nhiều sơ hở do vậy chúng ta phải đánh giá đúng điểm mạnh đúng điểm yếu của địch để phát huy sức mạnh tổng hợp để thực hiện cuộc chiến tranh giành thắng lợi phải tiến công địch trên mọi lĩnh vực chú ý mặt trận chính trị mặt trận binh vận, thực hiện “ mưu phản công tâm ”, đánh vào lòng người.
b. Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc
	Đây là nghệ thuật truyền thống dân tộc, là nguyên tắc trong nghệ thuật quân sự được Đảng ta định hướng và nhất quán.
c. Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời và mưu kế.
	Trong đấu tranh vũ trang trước đối tượng mạnh hơn ta ta muốn thắng phải kết hợp chặt chẽ nhiều yếu tố : mưu kế, thế trận...phải dùng lực lượng đúng thời cơ đúng lúc thì mới đại được kết quả cao, lực nhỏ mới hoá lớn, yếu mới hoá mạnh. Đặt thế, lực vào đúng thời điểm thì “ sứu dùng một nữa thì công dùng gấp đôi ”. Phải lừa được địch phải dữ bí mật “ thiên thời địa lợi nhân hoà ” chú ý nhân hoà. Chỉ có kết hợp chặt chẽ giữa lực, thời, mưu, thế và các yếu tố khác thì ta mới đánh thắng kẻ thù.
d. Quán triệt tư tưởng lấy ít đánh nhiều, biết tập trung ưu thế lực lượng cần thiết để đánh thắng địch. 
	Trong thực tế kẻ địch mạnh hơn ta, ông cha ta đã sáng tạo nghệ thuật : lấy ít địch nhiều, tận dụng địa hình địa vật, đảm bảo bí mật bất ngờ, tiết kiện nên giành thắng lợi.
e. Kết hợp tiêu hao, tiêu diệt địch với bảo vệ vững chắc các mục tiêu
	Muốn dành thắng lợi chiệt để trong chiến tranh chúng ta phải kết hợp đánh tiêu hao và tiêu diệt địch lớn đồng thời phải bảo vệ vững chắc mục tiêu của ta, là vấn đề có tính quy luật trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
g. Trách nhiệm của sinh viên
	Nghiên cức nghệ thuật của ông cha, chúng ta có quyền tự hào về tinh thần dũng cảm, kiên cường anh dũng trong chống giặc ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay đất nước đanh đẩy mạnh công cuộc đổi mới đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Nhưng kẻ thù còng đó chúng đanh tìm mọi thủ đoạn để xoá bỏ CNXH của nước ta, nên trước hết mỗi sinh viên phải phát huy tình thần tự lực học tập không ngừng bồi đắp lòng yêu quê hương đất nước, phấn đấu tu dưỡng để trở thành những công dân tốt và sẳn sàng làm nhiệm vụ khi Tổ quốc cần.
Câu hỏi
Phân tích truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên.
trình bầy những nét đặc sắc về nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo 

File đính kèm:

  • docGIAO DUC QUOC PHONG DH HPI.doc
Bài giảng liên quan