Giáo án Lý thuyết PowerPoint

1. Khởi động chương trình M. PowerPoint:

• Cách 1: Nhấp Start  Programs  Microsoft Office  Microsoft Office PowerPoint 2003

• Cách 2: Nhấp đúp vào biểu tượng PowerPoint trên màn hình.

Màn hình PowerPoint có dạng sau:

Các thành phần cơ bản của cửa sổ PowerPoint:

- Thanh tiêu đề (Title Bar): Chứa tên của chương trình ứng dụng PowerPoint và tên của Presentation hiện thời.

- Thành thực đơn (Menu bar): Các thực đơn chứa các lệnh cơ bản của PowerPoint.

- Thanh trạng thái (Status Bar): Chỉ định Slide hiện thời bạn đang làm việc (Slide 1, Slide 2,.).

- Thanh công cụ (Toolbar): Giúp sử dụng lệnh nhanh. Các Toolbar này có thể được hiện, giấu đi hoặc sửa đổi theo nhu cầu người dùng.

2. Khái niệm Slide:

Mỗi tập tin PowerPoint có nhiều Slide. Mỗi Slide là một trang trình chiếu. Khi trình chiếu, màn hình chỉ hiển thị một Slise. Nói chung, các Slide được trình chiếu theo trình tự mà chúng được tạo ra (nếu toàn bộ tập tin PowerPoint không có tạo ra một nút lệnh điều khiển nào).

 

doc42 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 894 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lý thuyết PowerPoint, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
* Swish: Chữ đi vào Slide từng chữ một, lần lượt từ trên xuống; từ trái sang phải
* Swivel: Chữ hiện ra từ chính giữa – nhỏ rồi dãn dần ra hai bên và lớn dần rồi xoay qua xoay lại theo trục đứng.
b) Các hiệu ứng trong nhóm Emphasis:
Một vài hiệu ứng được quan tâm trong nhóm Emphasis "More Effects.. là :
* Teeter: Chữ nghiêng qua rồi nghiêng lại
* Wave: Chữ nhấp nhô như sóng nước (thích hợp với dòng chữ dài)
* Grow/ Shrink: Co giãn hình
* Spin: Quay hình
* Vertical Highight: Giãn hình theo chiều đứng rồi trở lại tình trạng cũ
* Teeter: Hình nghiêng qua rồi nghiêng lại
* Blast: Giãn hình theo chiều đứng rồi trở lại tình trạng cũ (giãn nhiều hơn)
c) Các hiệu ứng trong nhóm Exit:
Một vài hiệu ứng được quan tâm trong nhóm Exit "More Effects.. là :
* Disappear: Toàn bộ văn bản biến mất đồng thời .
* Random Bars: Chữ bị cắt mất theo từng đường ngang nhỏ
* Strips: Chữ đi ra Slide lần lượt theo một hướng
* Faded Zoom: Chữ thu nhỏ dần rồi biến mất
* Ease Out: Toàn bộ văn bản đi ra bên trái Slide và mờ dần
* Unfold: Lần lượt từng chữ đi ra bên trái Slide và mờ dần
*Zoom: Chữ thu nhỏ dần rồi biến mất
* Glide: Toàn bộ văn bản đi ra bên trái Slide và mờ dần (đồng thời xoay)
d) Các hiệu ứng trong nhóm Motion Paths:
* Sử dụng các dạng quỹ đạo chuyển động có sẵn 
- Bước 1: Nhấp chọn đối tượng cần gắn hiệu ứng "Chọn Slide Show " Custom Animation " Add Effect " Chọn nhóm hiệu ứng Motion Paths 
- Bước 2: Ở menu nhanh vừa xuất hiện " chọn dòng lệnh More Motion Paths " Hộp thoại Add Motion Path xuất hiện 
- Bước 3: Nhấp chọn một hiệu ứng và xem hiệu ứng thể hiện " Chọn hiệu ứng vừa ý " OK.
 * Tự vẽ nên một quỹ đạo :
Bước 1: Nhấp chọn đối tượng cần gắn hiệu ứng" nhấp vào menu Slide Show trên thanh menu " Custom Animation 
Bước 2: Ở khung bên phải , nhấp vào mũi tên chỉ xuống cạnh nút lệnh Add Effect " chọn nhóm hiệu ứng Motion Paths 
Bước 3: Ở menu nhanh vừa xuất hiện " chọn dòng lệnh Draw Custom Path (quỹ đạo tự vẽ ) rồi chọn Line nếu muốn tạo quỹ đạo thẳng hoặc Seribble nếu muốn tạo quỹ đạo cong. Bạn có thể làm trơn mượt quỹ đạo cong .
* Cách làm trơn mượt quỹ đạo cong: chọn quỹ đạo cong " đưa chuột đến quỹ đạo " khi mũi tên chỉ chuột xuất hiện mũi tên 4 đầu thì nhấp chuột phải và chọn Edit Point (trên quỹ đạo xuất hiện các điểm vuông nhỏ để bạn điều chỉnh). Bạn tiến hành điều chỉnh như đã biết: Slide hiển thị ở phần trăm 2000 ....
4.2. Phối hợp các hiệu ứng (mức độ đơn giản):
Nhờ vào các tuỳ chọn về khởi động hiệu ứng
- Start on Click (Khởi động khi nhấp chuột)
- Start With Previous (Khởi động đồng thời với hiệu ứng trước đó)
- Start After Previous (Khởi động ngay sau hiệu ứng trước đó)
bạn có thể phối hợp nhiều hiệu ứng với nhau theo các hình thức như là:
* Đặt nhiều hiệu ứng liên tiếp cho cùng một đối tượng
* Đặt một hiệu ứng cho đồng thời nhiều đối tượng.
* Đặt mỗi đối tượng một hiệu ứng và các hiệu ứng này xảy ra đồng thời.
* Đặt một hiệu ứng âm thanh đồng thời với một hiệu ứng áp dụng cho văn bản
* Đặt một hiệu ứng âm thanh đồng thời với một hiệu ứng áp dụng cho hình
- Ví dụ 1 :
 + Tạo một File âm thanh với nội dung “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Chọn khởi động khi nhấp chuột .
+ Tạo văn bản “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Gắn một hiệu ứng cho văn bản này. Phần khởi động chọn Start With Previous. Khi trình chiếu, bạn nhấp chuột vào cái loa, biểu tượng của File âm thanh và thưởng thức thành quả.
- Ví dụ 2 : + Chèn hình Telephone từ Clip Organizer. Gắn hiệu ứng Flash Bulb. Chọn khởi động khi nhấp chuột .
+ Chèn File âm thanh của Telephone vào Slide. Phần khởi động chọn Start With Previous 
Khi trình chiếu, bạn nhấp chuột và thưởng thức thành quả.
4.3. Cách “đọc” hiệu ứng:
- Bước 1: Nhấp chọn một đối tượng trên Slide " Nhấp Slide Show / Custom Animation thì con số của các hiệu ứng sẽ hiện lên 
- Bước 2: Nhấp con số cần xem hiệu ứng rồi ở khung bên phải bạn chọn một hiệu ứng cụ thể; đưa chuột đến khung thông tin của hiệu ứng thì cách khởi động hiệu ứng và tên hiệu ứng sẽ hiển thị cho bạn xem " Nhấp mũi tên chỉ xuống bên phải hiệu ứng , ở danh sách sổ xuống nhấp Effect Option; ở hộp thoại của hiệu ứng bạn nhấp thẻ Effect để xem rồi nhấp thẻ Timing để xem (nếu có thẻ thứ 3 thì nhấp chọn nó để xem nốt).
4.4. Hiệu ứng hoạt cảnh cho đối tượng trên trang trình diễn (Animation Schemes)
Ngoài cách xuất hiện ngay khi slide được chiếu lên màn hình, chúng ta còn có thể cho các văn bản đi vào slide theo nhiều cách sinh động.
- Bước 1: Chọn Slide show "Animation Schemes" Xuất hiện hộp thoại bên khung phải
- Bước 2: Một số hiệu ứng được thể hiện trong mục Apply to selected slides
- Bước 3: Nhấn vào nút Play để xem thử, hoặc nhấn vào slide show để trình diễn thử
4.5. Hiệu ứng chuyển trang trình diễn (Slide transition)
Với bài trình chiếu có nhiều slide, ngoài hiệu ứng hoạt cảnh, chúng ta còn có thể áp dụng hiệu ứng chuyển cảnh khi đi từ slide này sang slide khác để tăng thêm tính hấp dẫn
Bước 1: Chọn Slide show " slide Transition
Bước 2: Một hộp thoại lựa chọn hiệu ứng chuyển trang hiện ra
Bước 3: Một số hiệu ứng chuyển trang
+ Tại mục Apply to selected slides: Chọn các kiểu hiệu ứng chuyển trang
+ Tại mục Speed: Lựa chọn tốc độ chuyển trang (Slow: Chậm; Medium: nhanh;Fast nhanh). Mặc định tốc độ nhanh Fast
+ Tại mục Advance: Chọn cách điều khiển chuyển trang (On mouse click: là nhấn chuột khi chuyển trang; Automatically after là tự động chuyển trang sau một khoảng thời gian được chỉ định ở dưới)
Bài 6 : TẠO NÚT ĐIỀU KHIỂN - TẠO CÁC SIÊU LIÊN KẾT
1. Tạo các nút điều khiển:
a) Tạo các nút điều khiển:
Kích chuột vào đây
Bước 1: Chọn Slide Show " Action Buttons " Chọn dạng nút thích hợp " kéo rê chuột trên Slide để vẽ ra nút vừa chọn.
Bước 2: Hộp thoại Action Settings xuất hiện
- Hộp thoại Action Settings có hai thẻ là Mouse Click và Mouse Over
 + Mouse Click: Là lệnh điều khiển sẽ được thực hiện khi nhấp chuột vào nút vừa vẽ 
 + Mouse Over: Là lệnh điều khiển sẽ được thực hiện khi đưa chuột vào nút vừa vẽ.
Ở hai bảng Mouse Click và Mouse Over có các mục:
" Hyperlink to: Các mục con thường dùng đến gồm:
- Next Slide: Slide tiếp theo ≥
- Previous Slide: Slide trước đó ≤
- First Slide: Slide đầu tiên |≤
- Last Slide: Slide cuối cùng ≥|
- End Show: kết thúc trình chiếu
- Slide : Khi nhấp chọn mục con này thì hộp thoại Hyperlink to Slide sẽ xuất hiện.
Bước 3: Chọn một Slide "OK.
- Other File: tập tin khác (văn bản, hình, âm thanh, phim)
" Run Program: chạy một ứng dụng khác bằng cách nhấp vào nút Browse để chọn.
" Play Sound: nghe một âm thanh được chọn.
* Muốn xóa bỏ một nút lệnh ra khỏi Slide " Bạn nhấp vào nút lệnh muốn gỡ bỏ và nhấn phím Delete trên bàn phím.
b) Sự khác biệt giữa việc chèn trực tiếp một tập tin và việc sử dụng nút lệnh:
Ví dụ bạn chèn trực tiếp một tấm hình vào Slide (ở một vị trí cụ thể nào đó, tấm hình có kích thước cụ thể nào đó) thì khi chuyển sang chế độ trình chiếu nó cũng chiếm vị trí và diện tích như vậy, hiển thị ra trực tiếp cũng với vị trí và kích thước đó khi đến lượt nó phải hiển thị.
- Cũng với tấm hình như trên, nhưng khi đặt nút điều khiển đối với nó thì lúc chưa hiển thị nó chỉ chiếm một diện tích nhỏ; lúc lệnh cho nó hiển thị thì nó sẽ hiển thị ra trong giao diện của một chương trình xem ảnh nào đó.
2. Tạo các siêu liên kết:
a)Tạo các siêu liên kết:
- Bước 1: Trước tiên bạn phải chèn một hình (hình chụp, hình vẽ, AutoShapes, Text Box...) hay nhập một đoạn chữ làm đối tượng liên kết " vào Slide 
- Bước 2: Chọn đối tượng liên kết " Chọn Insert " Hyperlink " Hộp thoại Insert Hyperlink xuất hiện 
- Bước 3: Chọn mục Place in this Document " Chọn Slide cần liên kết đến " Ok
3
2. Chọn Slide cần liên kết đến
1. Kích chuột vào đây
b) Sự khác biệt giữa các nút lệnh vế các siêu liên kết:
Các nút lệnh và các siêu liên kết có cùng bản chất, nhưng hình dạng của các siêu liên kết thì phong phú và sinh động hơn rất nhiều so với các nút lệnh.
BÀI 7: CÁC CHÚ GIẢI VÀ IN CÁC SLIDE
1. TẠO PHẦN ĐẦU TRANG VÀ CUỐI TRANG
- Bước 1: Chọn View " Header and footer" Xuất hiện hộp thoại
- Bước 2: Chọn thẻ Slide
	+ Mục Data and time: dùng để chèn ngày giờ và thời gian vào cuối Slide
	+ Mục Update automatically để điền tự động, mục Fixed để điền trực tiếp
	+ Mục Slide number: Để chèn số trang cho Slide
	+ Mục Footer: Để chèn phần văn bản vào cuối mỗi Slide
- Bước 3: Chọn thẻ Notes and Handouts: Chèn ngày tháng, thời gian, phần đầu trang và cuối trang với tờ giấy A4 in ra trên máy in cho các dạng Notes Pages và Handouts.
	Chú ý: Để chèn số trang, ngày, tháng, thời gian vào bất kỳ đâu trên một Slide riêng biệt ta thực hiện" Đưa con trỏ vào chỗ muốn chèn" Chọn Insert" Data and Time và Insert" Slide Number
2. TẠO CÁC CHÚ GIẢI CHO MỘT SLIDE
	Trong chế độ Normal View khi soạn một Slide, khung bên phải phía dưới là nơi nhập chủ giải (Notes) cho Slide. Phần chú giải này có thể là các giải thích thêm cho các điểm trong phần slide, hoặc có thể là phần giảng chi tiết của diễn giả cho các chủ đề trong phần slide. Phần slide và phần Notes của nó tạo nên một trang in đầy đủ, khi chiếu các slide lên màn hình có thể là các trang in bằng giấy để xem thêm.
- Muốn xem thử hình dạng các trang in dùng lệnh View " Notes Pages.
3. IN CÁC SLIDE
 - Bước 1: Chọn File " Print" Xuất hiện hộp thoại
- Bước 2: 
Trong mục Name: chọn tên máy in
Trong mục Print range: Chọn phạm vi in.
+ All: in toàn bộ
+ Current slide: In trang hiện thời
+ Slide: Lựa chọn trang in
Trong mục Print What 
+ Lựa chọn đối tượng cần in: Slide (mỗi Slide in trên một tờ giấy A4 theo phương nằm ngang)
+ Handouts: Nhiều Slide in trên cùng một tờ A4 theo chiều dọc khổ giấy, nhập số lượng Slide in trên một tramh,có in phần đầu trang và cuối trang)
+ Notes Pages: mỗi trang giấy A4 in một slide cùng với phần chú thích của nó, có đầu trang và cuối trang của trang giấy, có cuối slide, in dọc giấy
+ Outline View: in nội dung toàn bộ các slide, in dọc giấy
MỤC LỤC
4. Hướng dẫn tải chương trình, cập nhật virus Bkav 	101
PHẦN V: GIỚI THIỆU VỀ ĐA PHƯƠNG TIỆN – MULTIMEDIA	104

File đính kèm:

  • docGiáo trình lý thuyết PowerPoint.doc