Giáo án Mầm non: Khám phá xã hội - Đề tài: Phân loại sản phẩm theo nghề - Chủ đề: Nghề nghiệp

GIÁO ÁN DỰ THI

GIÁO VIÊN MẦM NON DẠY GIỎI CẤP TỈNH

VÒNG 3 CHU KỲ 2011-2015

Hoạt động: Khám phá xã hội

Đề tài: Phân loại sản phẩm theo nghề

Chủ đề: Nghề nghiệp

Loại tiết: Cung cấp kiến thức mới

Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Thời gian: 25 phút

Ngày soạn: 19/10/2013

Ngày dạy: 22/10/2013

Người soạn và dạy: Trần Thị Huyền

I- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết một số sản phẩm của nghề nông, nghề mộc, nghề may.

- Trẻ biết mỗi nghề làm ra các sản phẩm khác nhau. Biết phân loại sản phẩm theo nghề.

- Trẻ biết ích lợi của các sản phẩm đó đối với con người.

2. Kỹ năng:

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Phát triển khả năng quan sát, phân nhóm sản phẩm theo dấu hiệu đặc trưng của các nghề.

- 90 – 95% trẻ đặt mục đích yêu cầu của bài.

- Trẻ có kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.

- Giáo dục trẻ yêu quý, giữ gìn sản phẩm của các nghề, biết ơn quý trọng người làm ra sản phẩm.

 

doc5 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 13237 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non: Khám phá xã hội - Đề tài: Phân loại sản phẩm theo nghề - Chủ đề: Nghề nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 PHÒNG GD & ĐT LẠNG GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẦM NON HƯƠNG LẠC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DỰ THI
GIÁO VIÊN MẦM NON DẠY GIỎI CẤP TỈNH
VÒNG 3 CHU KỲ 2011-2015
Hoạt động:	Khám phá xã hội
Đề tài: 	Phân loại sản phẩm theo nghề
Chủ đề: 	Nghề nghiệp
Loại tiết: 	Cung cấp kiến thức mới
Đối tượng: 	Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Thời gian: 	25 phút
Ngày soạn: 19/10/2013
Ngày dạy: 	22/10/2013
Người soạn và dạy: Trần Thị Huyền
I- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết một số sản phẩm của nghề nông, nghề mộc, nghề may.
- Trẻ biết mỗi nghề làm ra các sản phẩm khác nhau. Biết phân loại sản phẩm theo nghề.
- Trẻ biết ích lợi của các sản phẩm đó đối với con người.
2. Kỹ năng:
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Phát triển khả năng quan sát, phân nhóm sản phẩm theo dấu hiệu đặc trưng của các nghề.
- 90 – 95% trẻ đặt mục đích yêu cầu của bài.
- Trẻ có kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
- Giáo dục trẻ yêu quý, giữ gìn sản phẩm của các nghề, biết ơn quý trọng người làm ra sản phẩm.
II- CHUẨN BỊ:
1. Địa điểm: Lớp 4 tuổi B3-Trường mầm non An Hà
2. Đồ dùng của cô.
- Giáo án điện tử phân loại sản phẩm theo nghề.
- Máy tính, ti vi, vòng thể dục, bảng từ, bút dạ.
- Ba hộp quà:
+ Hộp quà số 1: Gạo, áo, giường.
	+ Hộp quà số 2: Mũ, rau cải, ghế.
	+ Hộp quà số 3: Quả bí, bàn, khẩu trang.
- 3 tranh về nghề và các sản phẩm: Nghề nông, nghề mộc, nghề may.
- Nhạc bài hát: “Lớn lên cháu lái máy cày. 
3. Đồ dùng của trẻ.
Mỗi trẻ 1 bộ tranh lôtô về 1 số sản phẩm nghề nông, nghề mộc, nghề may.
III- CÁCH TỔ CHỨC THỰC
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú (03phút)
Chào mừng các bé đến với hội thi "Bé thông minh nhanh trí".
- Cô giới thiệu đội chơi.
 + Đội chơi số 1.
 + Đội chơi số 2.
 + Đội chơi số 3.
- Cô giới thiệu các cô về dự.
- Cô dẫn dắt trẻ đi xem phim.
(Cô cùng trẻ hát bài "lớn lên cháu lái máy cày" đến xem phim).
2. Hoạt động 2: Bài mới (21 phút)
a. Củng cố nhận biết: Nghề nông, nghề may, nghề mộc và sản phẩm của các nghề.
(Phần thi thứ nhất: "Bé cùng tìm hiểu").
- Cô mở phim cho trẻ xem: Cô gợi ý hỏi trẻ, cho trẻ để trẻ kể về những hình ảnh được quan sát.
+ Các bác nông dân đang làm gì?
+ Bác nông dân đã làm ra những sản phẩm nào.
+ Bác thợ may đang làm gì?
+ Bác thợ mộc đang làm gì?
(Cô động viên khích lệ trẻ)
b. Phân loại sản phẩm của nghề nông, nghề may, nghề mộc. (Phần thi: “Mình cùng khám phá”).
* Cô giới thiệu tặng quà cho 3 đội.
- Cô cho trẻ về 3 nhóm tự thảo luận.
- Cô đến từng nhóm gợi ý để trẻ cùng thảo luận phân loại sản phẩm theo nghề. (Nhóm các con có những sản phẩm gì? Những sản phẩm đó của nghề nào? Ích lợi của những sản phẩm đó đối với con người).
- Hết giờ thảo luận cô mời lần lượt từng đội giới thiệu về các món quà của đội mình. (Cô gợi ý cho tất cả các trẻ của 3 đội nhớ lại và kể lại)
- Cô gợi ý trẻ đội khác có ý kiến bổ sung.
- Các bạn đội 1 và đội 3 có ý kiến gì bổ sung cho đội 2 không?
- Các bạn của đội 1 và đội 2 có ý kiến gì bổ sung cho đội 3 không?
- Vừa rồi cả 3 đội cùng nhau thảo luận, khám phá một số sản phẩm của các nghề rất là giỏi. 
Tiếp theo cô có 1 trò chơi khó hơn giành cho cả 3 đội, đó là mỗi đội cử một bạn đại diện lên đưa sản phẩm về đúng nghề cho cô.
(Cô gắn hình ảnh nghề trên bàn)
- Nhiệm vụ của trẻ là đưa các sản phẩm về đúng nghề.
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả: 
* Nghề thứ nhất "Nghề nông" có những sản phẩm gì?
+ Gạo, rau cải, bí xanh có phải là sản phẩm của nghề nông không? Vì sao con lại biết đó là sản phẩm của nghề nông?
+ Ngoài gạo, rau cải, bí xanh thì nghề nông còn có những sản phẩm nào? 
Cô cho trẻ xem hình ảnh mở rộng trên màn hình. 
Giáo dục trẻ: Yêu quí, trân trọng các sản phẩm, biết ơn, quí trọng bác nông dân. 
* Nghề thứ hai "Nghề may" có những sản phẩm gì?
+ Theo các con chiếc áo, mũ, khẩu trang có đúng là sản phẩm của nghề may không? Vì sao con lại cho rằng đó là sản phẩm nghề may?
+ Trong lớp mình có bố mẹ bạn nào làm nghề thợ may không? Ngoài những sản phẩm trên còn có những sản phẩm nào của nghề may mà con biết.
Cô cho trẻ xem hình ảnh mở rộng trên màn hình. 
Giáo dục trẻ: Có ý thức giữ gìn quần áo, mũ ... sạch sẽ, quí trọng sản phẩm nghề may, biết ơn quí trọng bác thợ may.
* Nghề thứ ba "Nghề mộc" có những sản phẩm gì?
+ Vậy giường, ghế, bàn là sản phẩm do ai làm ra? Có phải đó là sản phẩm của nghề mộc không?
- Ngoài những sản phẩm đó còn có những sản phẩm nào của nghề nông.
Cô cho trẻ xem hình ảnh mở rộng trên màn hình. 
Giáo dục trẻ: Biết giữ gìn bảo vệ bàn, ghế, giường... yêu quí, biết ơn bác thợ mộc.
 Kết luận: Chúng mình vừa trải nghiệm phân loại sản phẩm theo đúng nghề, cô thấy cả 3 đội đều phân loại đúng và rất giỏi. Cả 3 đội đều chiến thắng.
c. Trò chơi củng cố: 
- TC1: "Thi ai nhanh" (Chơi với Lôtô)
+ Cô nói tên nghề: trẻ chọn sản phẩm
- TC2: “Ai là người chiến thắng”
Cách chơi: 3 đội chọn Sp của nghề
+ Đội 1: Trẻ chọn và nối sản phẩm của nghề nông
+ Đội 2: Chọn SP và nối sản phẩm của nghề may
+ Đội 3: Chọn SP và nối sản phẩm của nghề mộc.
Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả và khích lệ trẻ.
3. Hoạt động 3: Kết thúc (1 phút)
Cô nhận xét, động viên 3 đội chơi, đọc thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” và ra sân chơi
- Trẻ hưởng ứng vố tay.
- 3 đội chơi hưởng ứng vỗ tay chào.
- Trẻ vỗ tay chào đón các cô.
- Trẻ chú ý lắng nghe hưởng ứng.
- Trẻ thể hiện bài hát "lớn lên cháu lái 
máy cày"
- Trẻ chú ý xem phim và trả lời câu hỏi của cô:
+ Trẻ trả lời: con thưa cô con nhìn thấy bác nông dân đang cày ruộng, cuốc đất ạ.
+ Con thưa cô bác nông dân làm ra sản phẩm: Khoai, rau, gạo.
- Bác thợ may đang may quần, áo ạ.
- Con thưa cô: Bác thợ mộc đang bào, đóng giường.
- Trẻ 3 đội nhận quà và cùng khám phá.
+ Đội 1: Quan sát, thảo luận, tìm hiểu (Gạo, áo, giường).
+ Đội 2: Quan sát, thảo luận, tìm hiểu (Mũ, rau cải, ghế).
+ Đội 3: Quan sát, thảo luận, tìm hiểu (Quả bí, bàn, khẩu trang).
- Trẻ ngồi theo hình chữ U trên sàn.
 Đội số 1.
- 1-2 cá nhân trẻ kể lại: đội con được tặng hộp quà có (gạo, áo, giường).
+ Gạo có màu trắng, để nấu cơm ăn, gạo do các bác nông dân làm ra và đây là sản phẩm của nghề nông.
+ Áo dùng để mặc, áo do cô thợ may làm ra và là sản phẩm của nghề may.
+ Giường dùng để ngủ, giường do bác thợ mộc làm ra, là sản phẩm của nghề mộc.
- Trẻ đội 2 và đội 3 đưa ra ý kiến nhận xét của mình.
 Đội số 2.
- 1-2 cá nhân trẻ kể lại: đội con được tặng hộp quà có (mũ, rau cải, ghế).
+ Chiếc mũ dùng để đội, mũ do cô thợ may làm ra và là sản phẩm của nghề may.
+ Rau cải màu xanh, dùng để nấu canh... rau cải là sản phẩm của nghề nông.
Ghế dùng để ngồi, ghế dùng để ngồi và là sản phẩm của nghề mộc.
- Trẻ đội 1 và đội 3 đưa ra ý kiến của mình.
 Đội số 3. 
- 1-2 cá nhân trẻ kể lại: đội con được tặng hộp quà có (bàn, quả bí xanh, khẩu trang).
+ Cái bàn dùng để đồ dùng, để ấm chén pha trà... và là sản phẩm của nghề mộc.
+ Quả bí dùng để nấu canh ăn, quả bí do cô bác nông dân làm ra, là sản phẩm của nghề nông.
+ Khẩu trang dùng để đeo miệng mũi che bụi và là sản phẩm nghề may.
- Trẻ đội 1 và 2 đưa ra ý kiến của mình.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- 3 trẻ đại diện cho 3 đội lên đưa sản phẩm về các bàn có gắn nghề tương ứng.
- Trẻ trả lời: có gạo, rau cải, bí xanh.
- Trẻ trả lời: con thưa cô gao, rau cải, bí xanh là sản phẩm của nghề nông; vì những sản phẩm đó đều do bác nông dân làm ra.
- 1, 2 trẻ kể những sản phẩm trẻ biết.
- Trẻ chú ý quan sát và nói tên các sản phẩm có trên màn hình.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ trả lời: có áo, mũ, khẩu trang.
- Trẻ trả lời: con thưa cô chiếc áo, cái mũ, khẩu trang là sản phẩm của nghề may, vì những sản phẩm đó đều do cô thợ may làm ra. 
- 1, 2 trẻ trả lời, kể tên. 
- Trẻ chú ý quan sát và nói tên các sản phẩm có trên màn hình.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ trả lời: Có giường, ghế, bàn.
- Trẻ trả lời: Con thư cô giường, ghế, bàn là sẩn phẩm do bác thợ mộc làm ra và là sản phẩm của nghề mộc. 
- 1,2 trẻ kể tên.
- Trẻ chú ý quan sát và nói tên các sản phẩm có trên màn hình.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe và hưởng ứng vỗ tay.
- Trẻ chọn sản phẩm của nghề và giơ lên theo yêu cầu của cô.
- 3 đội lên chơi, trẻ hưởng ứng cổ vũ.
- Trẻ đọc thơ và ra sân chơi
 Hương Lạc, ngàythángnăm 2013
 Hiệu trưởng	Người thực hiện
 (Ký tên, đóng dấu)	 (Họ tên, chữ ký)
 Lê Thị Thanh Vân Trần Thị Huyền

File đính kèm:

  • docGIÁO ÁN KỂ CHUYỆN MẸ.doc
Bài giảng liên quan