Giáo án Mĩ thuật lớp 4 theo mô hinh VNEN

Bài 1: Vẽ trang trí

MÀU SẮC VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN

I.Mục tiêu bài học

- Hs biết thêm cách pha các màu: da cam, xanh lục (xanh lá cây)và tím.

- Hs nhận biết được các cặp màu bổ túc .Hs pha được màu theo hướng dẫn.

- Hs yêu thích màu sắc và ham thích vẽ.

II. Chuẩn bị

GV: - Hộp màu bút vẽ, bảng pha màu.

- Hình giới thiệu 3 màu cơ bản(màu gốc) và hình hướng dẫn cách pha các màu.

- Bảng màu giới thiệu màu nóng, màu lạnh và màu bổ túc.

HS: Vở tập vẽ và giấy A4.

- Bút chì, tẩy, màu vẽ các loại.

 

doc52 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 4 theo mô hinh VNEN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ợi ý HS nhận xét :
+ Tranh vẽ về đề tài gì ?
+ Trong tranh có những hình ảnh nào ?
- Tóm tắt : 
+ Tranh vẽ về đề tài an toàn giao thông thường có các hình ảnh phản ánh các phương tiện giao thông trên đường , trên nước  
+ Không chấp hành đúng luật lệ sẽ làm cho giao thông ùn tắc hoặc gây tai nạn nguy hiểm , có thể làm chết người , hư hỏng phương tiện  
+ Mọi người đều phải chấp hành luật an toàn giao thông .
*Cách vẽ tranh
Gợi ý HS chọn nội dung để vẽ .
- Gợi ý vẽ các tình huống vi phạm luật lệ giao thông .
- Gợi ý cách vẽ :
+ Vẽ hình ảnh chính trước .
+ Vẽ hình ảnh phụ sau cho tranh sinh động
2.Hoạt động thực hành
- Gợi ý HS tìm , sắp xếp các hình ảnh và vẽ màu cho rõ nội dung .
- GV giúp đỡ cho HS còn lúng túng.
* Nhận xét, đánh giá
- Chọn một số bài tiêu biểu , gợi ý HS nhận xét về :
+ Nội dung .
+ Các hình ảnh .
+ Màu sắc .
3.Hoạt động ứng dụng
- Quan sát và vẽ thêm tranh về an toàn giao thông
- Giới thiệu bức tranh của mình cho mọi người trong gia đình.
******************************************
Ngày dạy:11/4/2013
Bài 30:Tập nặn tạo dáng : 
ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I. Mục tiêu bài học
- Biết chọn đề tài và những hình ảnh phù hợp để nặn .
- Biết cách nặn và nặn được một hay hai hình người hoặc con vật , tạo dáng theo ý thích .
II. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên :
	- SGK , SGV .
	- Một số tượng nhỏ .
	- Anh về người hoặc con vật và ảnh các hình nặn .
	- Bài tập nặn của HS các lớp trước .
	- Đất nặn , giấy màu , hồ dán .
 2. Học sinh :
	- SGK .
	- Anh về người , con vật .
	- Tranh về đề tài an toàn giao thông .
	- Vở Tập vẽ .
	- Đất nặn , màu vẽ hoặc giấy màu , hồ dán .
III. Hoạt động dạy và học
 1.Hoạt động cơ bản
- Giới thiệu một số hình ảnh đã chuẩn bị , gợi ý HS nhận xét :
+ Các bộ phận chính của người hoặc con vật .
+ Các dáng : đi , đứng , ngồi , nằm  
- Cho HS xem các hình nặn người và vật .
* Cách nặn:
Thao tác cách nặn con vật hoặc người :
+ Nặn từng bộ phận : đầu , thân , chân  rồi ghép dính lại thành hình .
+ Nặn từ một thỏi đất bằng cách vê , vuốt thành các bộ phận .
+ Nặn thêm các chi tiết phụ cho hình đúng và sinh động hơn .
+ Tạo dáng phù hợp với hoạt động : đi , cúi , chạy  
2.Hoạt động thực hành
- Gợi ý HS : 
+ Tìm nội dung .
+ Cách nặn , cách ghép hình , nặn các chi tiết và tạo dáng .
+ Sắp xếp các hình nặn để tạo thành đề tài .
+ Có thể nặn hình bằng một màu hay nhiều màu .
GV giúp đỡ những HS còn lúng túng
*Nhận xét, đánh giá
- Chọn một số sản phẩm tiêu biểu , gợi ý HS nhận xét về :
+ Hình .
+ Dáng .
+ Sắp xếp .
HS nhận xét và xếp loại bài theo ý thích
3.Hoạt động ứng dụng
- Quan sát thêm một sô dáng người và nặn théo ý thích
- Giới thiệu và trưng bày tác phẩm của mình ở góc học tập
**************************************
Ngày dạy:18/4/2013
Bài 31: Vẽ theo mẫu :
MẪU CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU
I. Mục tiêu bài học
- Hiểu cấu tạo và đặc điểm của mẫu có dạng hình trụ và hình cầu 
- Biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu .
II.Chuẩn bị
 1. Giáo viên :
	- SGK , SGV .
	- Mẫu vẽ .
	- Hình gợi ý cách vẽ .
	- Bài vẽ của HS các lớp trước .
 2. Học sinh :
	- SGK .
	- Mẫu vẽ .
	- Vở Tập vẽ .
	- Bút chì , màu vẽ .
III. Hoạt động dạy và học
1.Hoạt động cơ bản
* Quan sát, nhận xét
Bày mẫu , gợi ý HS nhận xét :
+ Tên từng vật mẫu và hình dáng của chúng .
+ Vị trí đồ vật ở trước , sau ; khoảng cách giữa các vật hay phần che khuất của chúng .
+ Tỉ lệ . 
+ Độ đậm nhạt  
- Cho HS nhận xét mẫu ở 3 hướng khác nhau để các em thấy :
+ Ở mỗi hướng nhìn , mẫu sẽ khác nhau về : khoảng cách hoặc phần che khuất của các vật mẫu ; hình dáng và các chi tiết của mẫu .
+ Cần nhìn mẫu , vẽ theo hướng nhìn của mỗi người .
*Cách vẽ”
GV vẽ lên bảng để HS thấy được :
+ Ước lượng chiều cao , chiều ngang để vẽ phác khung hình chung cho cân đối với khổ giấy .
+ Tìm tỉ lệ của từng vật mẫu , vẽ phác khung hình của từng vật mẫu .
+ Nhìn mẫu , vẽ các nét chính .
+ Vẽ nét chi tiết ; chú ý nét vẽ có đậm , có nhạt .
+ Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu .
- Giới thiệu một số bài vẽ của HS các lớp trước ; các bài vẽ ở SGK để HS tham khảo
2.Hoạt động thực hành
- Gợi ý HS về cách ước lượng tỉ lệ chung , tỉ lệ từng vật mẫu , cách vẽ hình .
- Gợi ý cụ thể hơn với những em còn lúng túng .
3,Hoạt động ứng dụng
Giới thiệu bài cho người thân trong gia đình
Vẽ thêm đồ vật dạng hình trụ và hình cầu
********************************************
Ngày dạy: 25/4/2013
Bài 32:Vẽ trang trí :
 TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ CHẬU CẢNH
I.Mục tiêu bài học
- Thấy được vẻ đẹp của chậu cảnh qua sự đa dạng của hình dáng , cách trang trí của nó .
- Biết cách tạo dáng , trang trí được chậu cảnh theo ý thích .
II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên :
	- SGK , SGV .
	- Anh một số loại chậu cảnh đẹp .
	- Hình gợi ý cách tạo dáng , trang trí .
	- Bài vẽ của HS các lớp trước .
	- Giấy màu , hồ dán , kéo .
 2. Học sinh :
	- SGK .
	- Ảnh một số chậu cảnh .
	- Vở Tập vẽ .
	- Bút chì , màu vẽ , giấy màu , hồ dán , kéo .
III. Hoạt động dạy và học
1.Hoạt động cơ bản
*Quan sát, nhận xét
- Giới thiệu các hình ảnh khác nhau về chậu cảnh , gợi ý HS quan sát , nhận xét để rút ra :
+ Chậu cảnh có nhiều loại với hình dáng khác nhau .
+ Trang trí rất đa dạng .
+ Màu sắc phong phú .
*Cách tạo dáng, trang trí chậu cảnh
Gợi ý HS tạo dáng chậu cảnh bằng cách vẽ hoặc cắt dán theo các bước :
+ Phác khung hình của chậu .
+ Vẽ trục đối xứng .
+ Tìm tỉ lệ các bộ phận của chậu .
+ Phác nét thẳng để tìm hình dáng chung của chậu .
+ Vẽ nét chi tiết tạo dáng chậu .
+ Vẽ hình mảng trang trí , vẽ họa tiết vào các hình mảng và vẽ màu .
- Lưu ý : Nhìn trục để vẽ hình chậu cho cân đối .
2.Hoạt động thực hành
- GV theo dõi , gợi ý , giúp đỡ HS .
HS làm bài thực hành vào vở tập vẽ
*Nhận xét, đánh giá
Gợi ý HS nhận xét một số bài đã hoàn thành về :
+ Hình dáng .
+ Trang trí .
3.Hoạt động ứng dụng
- Giới thiệu về bức tranh của mình cho người thân trong gia đình
- Trang trí thêm chậu cảnh ở nhà.
***************************************
Ngày dạy:2/5/2013
Bài 33 :Vẽ tranh đề tài :
 VUI CHƠI TRONG MÙA HÈ
I. Mục tiêu bài học
- Hiểu nội dung đề tài về mùa hè .
- Biết cách vẽ tranh đề tài vui chơi mùa hè .
- Vẽ được tranh một hoạt động vui chơi trong mùa hè
II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên :
	- SGK , SGV .
	- Sưu tầm tranh , ảnh về hoạt động vui chơi của thiếu nhi trong mùa hè .
	- Hình gợi ý cách vẽ tranh .
	- Bài vẽ của HS các lớp trước .
 2. Học sinh :
	- SGK .
	- Tranh , ảnh về các hoạt động vui chơi trong mùa hè .
	- Vở Tập vẽ .
	- Bút chì , màu vẽ , giấy màu , hồ dán .
III. Hoạt động dạy và học
 1.Hoạt động cơ bản :
*Tìm và chọn nội dung đề tài
- Giới thiệu tranh , ảnh và gợi ý HS nhận xét , nêu ra được các hoạt động vui chơi trong mùa hè .
- Gợi ý HS nhớ lại các hình ảnh , màu sắc của cảnh mùa hè ở những nơi đã đến.
* Cách vẽ tranh
Yêu cầu HS chọn nội dung , nhớ lại các hình ảnh đã được quan sát để vẽ tranh .
- Gợi ý cách vẽ :
+ Vẽ phác các hình ảnh chính làm rõ nội dung .
+ Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh sinh động hơn .
+ Vẽ màu tươi sáng cho đúng với cảnh sắc mùa hè .
2.Hoạt động thực hành
- Theo dõi , gợi ý , giúp đỡ HS .
* Nhận xét, đánh giá
- Gợi ý HS nhận xét một số bài đã hoàn thành về :
+ Đề tài .
+ Bố cục .
+ Hình ảnh .
+ Màu sắc .
3.Hoạt động ứng dụng
- Giới thiệu về bức tranh của mình với thầy cô, bạn bè.
***************************************
Ngày dạy:9/5/2013
Bài 34:Vẽ tranh đề tài : 
TỰ DO
I. Mục tiêu bài học
- Hiểu cách tìm và chọn nội dung đề tài để vẽ tranh .
- Biết cách vẽ tranh theo đề tài tự do
- Vẽ được tranh đề tài tự do theo ý thích.
II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên :
	- SGK , SGV .
	- Sưu tầm tranh , ảnh về các đề tài khác nhau .
	- Hình gợi ý cách vẽ tranh .
	- Bài vẽ của HS các lớp trước .
 2. Học sinh :
	- SGK .
	- Tranh , ảnh về các đề tài .
	- Vở Tập vẽ .
	- Bút chì , màu vẽ , giấy màu , hồ dán .
III. Hoạt động dạy và học
 1.Hoạt động cơ bản
* Tìm và chọn nội dung đề tài
- Giới thiệu tranh , ảnh và gợi ý HS nhận xét để các em nhận ra đề tài tự do rất phong phú .
- HS chọn nội dung và nêu lên các hình ảnh chính , phụ sẽ vẽ ở tranh của mình .
* Cách vẽ
HS nhắc lại các bước tiến hành một vẽ tranh theo đề tài:
- Phác các mảng chính phụ
- Phác các hình ảnh chính, hình ảnh phụ
- Vẽ chi tiết
- Vẽ màu theo ý thích
2.Hoạt động thực hành
Gợi ý HS tìm nội dung và cách thể hiện ; động viên , giúp đỡ HS hoàn thành bài vẽ ở lớp .
Gợi ý HS nhận xét ,xếp loại theo cảm nhận riêng .
- Khen ngợi , động viên những em học tập tốt .
- Thu bài cả lớp .
*****************************************
Ngày dạy:
Bài 35
TRƯNG BÀY KẾT QUẢ HỌC TẬP
I. MỤC TIÊU :
	- Thấy được kết quả học mĩ thuật trong năm .
	- Thấy được công tác dạy học mĩ thuật trong năm .
	- Yêu thích môn mĩ thuật .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên :
	- Chọn các bài vẽ , xé dán giâý và bài tập nặn đẹp .
	- Trưng bày nơi thuận tiện cho nhiều người xem .
 2. Học sinh :
	- Chọn các bài vẽ , xé dán giâý và bài tập nặn đẹp .
	- Trưng bày nơi thuận tiện cho nhiều người xem .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Vẽ tranh đề tài : Tự do .
	- Nhận xét bài vẽ kì trước .
 3. Bài mới : (27’) Trưng bày kết quả học tập .
 a) Giới thiệu bài : 
	Giới thiệu bài sao cho hấp dẫn , phù hợp nội dung .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Tổ chức co HS xem và nhận xét , đánh giá .
MT : Giúp HS nêu nhận xét , đánh giá các sản phẩm được quan sát .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Nêu yêu cầu quan sát .
Hoạt động lớp .
- Tham quan các khu vực triển lãm của các tổ .
- Nêu nhận xét , đánh giá các sản phẩm .
Hoạt động 2 : Tổng kết .
MT : Giúp HS rút kinh nghiệm việc học môn mĩ thuật .
PP : Trực quan , giảng giải .
- Chỉ ra những ưu , khuyết điểm trong việc học mĩ thuật cả năm ; giúp HS đúc rút kinh nghiệm để học tốt trong năm sau 
Hoạt động cá nhân .
- Theo dõi .
 4. Củng cố : (3’)
	- Đánh giá , nhận xét .
	- Giáo dục HS yêu thích môn mĩ thuật .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Rèn luyện thêm các bài ở nhà .

File đính kèm:

  • doclớp 4.doc
Bài giảng liên quan