Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 25: Đọc thêm Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ)

ĐỌC THÊM XIN LẬP KHOA LUẬT (Nguyễn Trường Tộ)

A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Nắm được đặc điểm văn điều trần. Văn bản mà cấp dưới trình lên cấp trên, thuộc văn nghị luận chính trị xã hội. Hiểu được tầm quan trọng của luật pháp đối với sự nghiệp cách tân đất nước. Thấy được lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trường Tộ.

- Rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản.

- Ý thức trong việc tôn trọng luật pháp

B.HUẨN BỊ BÀI HỌC:

 GV : Đọc tài liệu tham khảo, soạn giáo án.

 HS: Học bài cũ, soạn baì mới

- Giáo viên: SGK,SGV, Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng.

- Học sinh: Đọc bài, soạn bài đầy đủ ở nhà.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 25: Đọc thêm Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần: 	Ngày soạn:24/9/2011
Tiết:25 	 Ngày dạy:27/9/2011
ĐỌC THÊM XIN LẬP KHOA LUẬT (Nguyễn Trường Tộ)
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được đặc điểm văn điều trần. Văn bản mà cấp dưới trình lên cấp trên, thuộc văn nghị luận chính trị xã hội. Hiểu được tầm quan trọng của luật pháp đối với sự nghiệp cách tân đất nước. Thấy được lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trường Tộ.
- Rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản.
- Ý thức trong việc tôn trọng luật pháp
B.HUẨN BỊ BÀI HỌC:
 GV : Đọc tài liệu tham khảo, soạn giáo án. 
 HS: Học bài cũ, soạn baì mới 
- Giáo viên: SGK,SGV, Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Học sinh: Đọc bài, soạn bài đầy đủ ở nhà.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
HĐ1 : Hướng dẫn đọc hiểu chung
- TT1 : Hướng dẫn đọc
 + GV hướng dẫn HS đọc: Thể hiện được giọng văn hành chính công vụ ngày xưa, thời phong kiến .
 + GV và HS đọc, GV nhận xét.
- TT2 Tìm hiểu chung
+ GV : Nêu những nét chính về tác giả?
+ HS Trả lời, Gv định hướng
+GV : Em biết gì về tác phẩm ?
*HĐ2 : Đọc - Hiểu văn bản 
GV định hướng cho HS phân tích theo gợi ý :
- Luật bao gồm những lĩnh vực nào ? Việc thực hàmh ở các nước Tây phương ra sao ? 
-Thái độ của vua quan trước pháp luật như thế nào?
-Nêu vị trí của pháp luật trong Nho học truyền thống ?
-Trình bày mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật.
*HĐ3 : Hướng dẫn tổng kết
GV gọi ý từ đó Hs rút ra nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật 
I.Tìm hiểu chung
 1.Tác giả Nguyễn Trường Tộ (1830-1871)
- Quê ở Hưng Nguyên-Nghệ An. 
- Ông thông thạo cả Hán học và Tây học, có tri thức rộng rãi. 
-Ông đã viết nhiều bản điều trần gửi lên nhà Nguyễn. Những bản điều trần này không chỉ thể hiện kiến thức sâu rộng mới mẻ về tình hình Việt Nam và thế giới mà còn thấm đượm tình yêu nước của ông. Nhiều đề xuất quan trọng của ông được ghi trong Tế cấp bát điều (8 việc cần làm gấp).
(Đáng tiếc là các bản điều trần này không được triều đình nhà Nguyễn thực thi)
2.Tác phẩm:
Bài xin lập khoa luật trích từ bản điều trần số 27, Bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội
II. Đọc - Hiểu văn bản :
1. Những lĩnh vực luật pháp đề cập đến và việc thực hiện pháp luật ở các nước Phương Tây.
-Luật pháp bao gồm: Kỉ cương, uy quyền, chính lệnh quốc gia. Đát nước muốn tồn tại và phát triển cần phải có luật pháp.
-Việc thực hành pháp luật ở các nước phương Tây: Phàm những ai đã nhập nghạch bộ Hình xử đoán các vụ kiện tụng thì chỉ có thăng trạch chứ không bao giờ bị biếm truất. Dù vua,triều đình cũng không giáng chức họ được một bậc -> nghĩa là việc đièu hành xã hội từ vua quan đến thần dân đều được xem xét bằng luật định
2. Vai trò của luật đối với đời sống xã hội và thái độ của vua quan trước pháp luật:
-Vai trò, vị trí của luật: Luật chỉ tốt cho việc cai trị, là cái đức lớn nhất, chí công vô tư, đấy là đức trời, mà đức trơi là đạo làm người bất tất phải đi tìm cái gì khác, cũngcó nghĩa là cần phải học luật.
- Thái độ: vua quan đều phải có ý thức trước pháp luật. Luật không chỉ có tác dụng cai trị xã hội mà còn là đạo đức, hành vi làm người.
3.Vị trí của pháp luật trong Nho học truyền thống: 
Nho học truyền thống không tôn trọng pháp luật vì: Nho học nói suông không có tác dụng bằng pháp luật. Tác giả dẫn lời Khổng tử:Chép những lời nói suông chẳng bằng thân hành ra làm việc, mà muốn làm việc được thì phải có luật
4.Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật:
Đạo đức và pháp luật theo tác giả phải đi liền với nhau. Có mối quan hệ khăng khít với nhau vì: Luật là đức, cái đức lớn nhất vô tư nhất. Đấy là đức trời là đạo làm người
III. Tổng hợp,đánh giá, khái quát.
1Nội dung
2 Nghệ thuật
IV .Luyện tập
Kiểm tra đánh giá.
Bài tập.
4.. Hướng dẫn HS tự học . 
a) Bài cũ :
- Đọc lại văn bản ,nắm những nội dung trọng tâm của bài học.
b) Bài mới: “Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng”

File đính kèm:

  • docXIN LAP KHOA LUAT.doc
Bài giảng liên quan