Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 26: Thao tác lập luận so sánh

THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Mục đích và tác dụng của thao tác lập luận so sánh.

 - Yêu cầu về một cách so sánh.

2. Kỹ năng:

 - Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách so sánh trong văn bản.

 - Viết các đoạn văn so sánh với một ý cho trước.

 - Viết bài văn nghị luận xá hội có sử dụng thao tác lập luận so sánh.

3. Thái độ

Có ý thức vận dụng các thao tác so sánh vào trong giao tiếp và viết văn.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

- Giáo viên: SGK,SGV, Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng.

- Học sinh: Đọc bài, soạn bài đầy đủ ở nhà.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 927 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 26: Thao tác lập luận so sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết 26 	Ngày dạy:
THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- Mục đích và tác dụng của thao tác lập luận so sánh.
	- Yêu cầu về một cách so sánh.
2. Kỹ năng:
	- Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách so sánh trong văn bản.
	- Viết các đoạn văn so sánh với một ý cho trước.
	- Viết bài văn nghị luận xá hội có sử dụng thao tác lập luận so sánh.
3. Thái độ
Có ý thức vận dụng các thao tác so sánh vào trong giao tiếp và viết văn.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Giáo viên: SGK,SGV, Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Học sinh: Đọc bài, soạn bài đầy đủ ở nhà.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
Hoạt Động của GV và HS
Nội dung bài học
HĐ1: 
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngữ liệu.
+ GV: Đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh trong văn bản là gì?
+ GV: Điểm giống và khác nhau giữa hai đối tượng trong văn bản là gì?
+ HS trả lời GV tổng hợp
+ GV: Mục đích của việc so sánh là gì?
+ HS trả lời và nhận xét bổ sung.
+ HS nêu tác dụng của việc so sánh.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Mục đích và yêu cầu của lập luận so sánh.
+ GV: Mục đích, yêu cầu của việc so sánh là gì?
+ HS: trả lời, GV tổng hợp?
HĐ2: Tìm hiểu cách so sánh
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngữ liệu.
+ GV: Yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu ở SGK và trả lời các câu hỏi.
+ HS đọc ngữ liệu và trả lời theo yêu cầu sgk.
 + GV: Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm soi đường của NTT với các quan niệm nào?
 + GV: gợi ý để HS phát hiện căn cứ so sánh.
+ GV: Mục đích của việc so sánh là gì?
+ HS phát biểu GV tổng hợp.
+ GV: Cách so sánh của tác giả là gì? Nêu dẫn chứng chứng minh?
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Cách so sánh.
- HS: Trả lời theo phần Ghi nhớ.
- Học sinh trình bày
- Gv nhận xét
- Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- GV: Gợi ý:
- Hs làm các bài tập còn lại.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
- Đối tượng được so sánh:Văn Chiêu hồn. Đối tượng so sánh: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm và Truyện Kiều.
 - Điểm giống và khác nhau giữa hai đối tượng.
 + Giống: đều nói về con người. 
 + Khác: 
 -> Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm và Truyện Kiều: bàn về con người ở cõi sống. 
-> Văn chiêu hồn: bàn về con người ở cõi chết.
- Mục đích của việc so sánh: 
 + Nhận định: yêu người là một truyền thống cũ. 
 + Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm: nói về một lớp người.
+ Truyện Kiều: nói về một xã hội người. 
+ Với Văn chiêu hồn: thì cả loài người được bàn đến (lúc sống và lúc chết.)
- Tác dụng: làm sáng tỏ vững chắc hơn lập luận của người viết.
2. Mục đích và yêu cầu của lập luận so sánh:
 - Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. 
 - So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
 - Khi so sánh, phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến quan điểm của người nói (viết).
* Ghi nhớ (SGK ý 1)
II. CÁCH SO SÁNH:
 1. Tìm hiểu ngữ liệu:
- Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm soi đường của NTT với các quan niệm sau:
 + Quan niệm của những người chủ trương “cải lương hương ẩm”: cho rằng chỉ cần bài trừ hủ tục là cuộc sống của nhân dân được nâng cao.
 + Quan niệm của những người hoài cổ: cho là chỉ cần trở về với cuộc sống thuần phác trong sạch như xưa thì cuộc sống của người nông dân được cải thiện
- Căn cứ để so sánh:
 Dựa vào sự phát triển tính cách của của nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn với sự phát triển tính cách của một số tác phẩm khác cũng viết về nông thôn thời kì ấy, nhưng theo hai quan niệm trên .
- Mục đích so sánh:
Chỉ ra ảo tưởng của 2 quan niệm trên để làm nổi rõ cái đúng của NTT: người nông dân phải đứng lên chống lại những kẻ bóc lột mình, áp bức mình.
- Đoạn trích tập trung SS về việc chỉ con đường phải đi của người nông dân trước 1945. 
Dẫn chứng: “Còn NTT thì xúi người nông dân nổi loạn  thì còn là cái gì nữa”.
2. Cách so sánh:
- So sánh tương đồng và so sánh tương phản.
* Ghi nhớ (SGK ý 2)
III.Luyện tập
1. Kiểm tra, đánh giá
- Xác định các cách so sánh đã học?Lấy ví dụ về một đoạn thơ có sử dụng thao tác so sánh ?
2. Bài tập
a) Bài tập 1:
-> Tác giả khẳng định Đại Việt có đầy đủ những thuộc tính của một quốc gia văn minh như TH: có văn hóa, phong tục tập quán, chính quyền, hào kiệt. Dù vậy, ĐV cũng có những mặt khác: văn hóa, lãnh thổ, phong tục, chính quyền riêng, hào kiệt.
 -> Những điều khác nhau đó cho thấy ĐV là một nước độc lập tự chủ, mọi âm mưu thôn tính, sáp nhập ĐV vào lãnh thổ TQ là trái với đạo lí, không thể chấp nhận được
4. Hướng dẫn HS tự học 
 a) Bài cũ:
-Nắm mục đích yêu cầu của thao tác so sánh.
- Nắm vững cách so sánh.
b) Bài mới “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đếnCM tháng 8 năm1945”
- Thế nào là văn học theo hướng hiện đại hóa.
- Quá trình phân hóa văn học như thế nào? Những giá tị của nền VH?

File đính kèm:

  • docthao tac lập luận so sanh.doc