Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 38: Ngữ cảnh

Tuần:10 Ngày soạn:

Tiết:38 Ngày dạy

NGỮ CẢNH

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Nắm được khái niệm ngữ cảnh;

 - Các nhân tố của ngữ cảnh như: nhân vật giao tiếp, bối cảnh ngoài ngôn ngữ

 - Vai trò cua ngữ cảnh trong nói và nghe.

2. Kỹ năng:

 - Các kỹ năng tạo lập văn bản.

 - Kỹ năng lĩnh hội văn bản.

 - Xác định ngữ cảnh đối với từ, câu, văn bản

3. Thái độ:

Giao tiếp đạt mục đích, hiệu quả

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

- Giáo viên: SGK,SGV, Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng.

- Học sinh: Đọc bài, soạn bài đầy đủ ở nhà.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 38: Ngữ cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần:10 	Ngày soạn: 
Tiết:38 	Ngày dạy
NGỮ CẢNH
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
	- Nắm được khái niệm ngữ cảnh;
	- Các nhân tố của ngữ cảnh như: nhân vật giao tiếp, bối cảnh ngoài ngôn ngữ
	- Vai trò cua ngữ cảnh trong nói và nghe.
2. Kỹ năng:
	- Các kỹ năng tạo lập văn bản.
	- Kỹ năng lĩnh hội văn bản.
	- Xác định ngữ cảnh đối với từ, câu, văn bản
3. Thái độ:
Giao tiếp đạt mục đích, hiệu quả
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Giáo viên: SGK,SGV, Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Học sinh: Đọc bài, soạn bài đầy đủ ở nhà.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:Bức tranh phố huyện được tác giả miêu tả ntn?Tâm trạng của nhân vật Liên ra sao?
a) Bức tranh phố huyện: 
- Phố huyện lúc chiều tàn 
- Phố huyện lúc về đêm 
b) Tâm trạng nhân vật Liên: 
- Buồn, yên lặng dõi theo những cảnh đời nhọc nhằn
- Nhớ lại những ngày tháng tươi đẹp ở Hà Nội
- Cảm nhận sâu sắc về cuộc sống tù đọng trong bóng tối của họ 
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
*HĐ1: Tìm hiểu chung 
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngữ liệu.
+ GV: Giới thiệu bài bằng một câu chuyện cần quan tâm đến ngữ cảnh (Ví dụ chuyện dân gian “Nhưng nó phải bằng hai mày!”)
+ GV: Yêu cầu học sinh phân tích ngữ liệu trong SGK.
+ HS: Phân tích ngữ liệu trong SGK.
* GV lấy thêm ví dụ từ thực tế đời sống.
- Từ những điều đã phân tích trên, em hiểu ngữ cảnh là gì?
+ HS: Trả lời, 
+ GV: Nhắc khái niệm chính xác 
* HĐ2:Tìm hiểu các nhân tố của ngữ cảnh
+ GV: Ngữ cảnh bao gồm những nhân tố nào? Các nhân tố của ngữ cảnh có quan hệ như thế nào?
+ HS: Trao đổi, trả lời và nhận xét.
+ GV tổng hợp.
*HĐ3: Vai trò ngữ cảnh
- Cho học sinh tìm hiểu mục III, và trả lời các câu hỏi.
+ GV: Cho biết vai trò của ngữ cảnh đối với quá trình sản sinh VB?
+ GV: Vai trò của ngữ cảnh đối với việc lĩnh hội văn bản?
+ HS: đọc ghi nhớ sgk.
+ HS: Đọc ghi nhớ.
*HĐ4: Hướng dẫn luyện tập
- Hướng dẫn học sinh luyện tập .
+ GV: Gọi học sinh đọc bài tập.
+ HS: Đọc và trả lời theo yêu cầu sgk.
+ GV: Bối cảnh cụ thể của câu văn là gì?
+ GV: Hãy xác định hiện thực được nói tới của câu thơ?
+ HS trả lời, nhận xét; GV tổng hợp.
I. KHÁI NIỆM:
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
- Câu “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”: nếu đột nhiên nghe câu này thì ta không thể hiểu được.
- Đặt trong bối cảnh phát sinh ra câu nói, ta có thể hiểu.
 + Câu nói đó là của chị Tí bán hàng nước.
 + Chị nói câu này với những người bán hàng xung quanh mình (chị em Liên, bác Siêu bán phở, gia đình bác xẩm)
 + Chị nói câu này vào một buổi chiều tối, tại một phố huyện nhỏ trong lúc mọi người đều chờ khách hàng.
 + Họ là những “người phu gạo hay phu xe, thỉnh thoảng mấy chú lính lệ trong huyện hay người nhà thầy thừa đi gọi chân tổ tôm, cao hứng vào hàng chị uống bát nước chè tươi và hút điếu thuốc lào.”
 + Rộng hơn, câu nói trên diễn ta trong bối cảnh XH VN trước CM tháng Tám.
=> Nhờ bối cảnh trên ta mới hiểu ý nghĩa câu nói của chị Tí.
2. Khái niệm:
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
II.CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮCẢNH:
1. Nhân vật giao tiếp:
- Người tạo lập;
- Người lĩnh hội.
2. Bối cảnh ngôn ngữ:
- Bối cảnh giao tiếp rộng: Địa lí, kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội..
- Bối cảnh giao tiếp hẹp: Nơi chốn, thời gian và các sự việc xảy ra xung quanh.
- Hiện thực được nói tới: Hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp, hoặc hiện thực bên trong tâm trạng con người.
3. Văn cảnh:
 Lời đối thoại hoặc lời đơn thoại, dạng nói hay dạng viết, nằm trước hay sau một đơn vị ngôn ngữ khác.
III. VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH:
1. Đối với người nói (viết) và quá trình sản sinh lời nói, câu văn:
 Ảnh hưởng, chi phối nội dung lời nói, câu văn.
2. Đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn:
 Là căn cứ để lĩnh hội đúng lời nói, câu văn.
IV. LUYỆN TẬP:
1. Kiểm tra đánh giá
2. Bài tập 1:
- Bối cảnh đất nước: thực dan Pháp xâm lược nước ta, vua quan nhà Nguyễn đầu hàng, chỉ có lòng dân thể hiện lòng căm thù và ý chí đấu tranh.
- Bối cảnh câu văn:
- Tin tức về kẻ thù đã có từ mười tháng rồi, nhưng chưa thây lệnh quan. 
- Trong khi chờ đợi, người nông dân cảm thấy chướng tai gai mắt trước những hành vi của kẻ thù.
2. Bài tập 2:
- Hiện thực bên ngoài: đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi. 
- Hiện thực bên trong: tâm trạng ngậm ngùi, chua xót của nhân vật trữ tình.
4. Củng cố;
- Thế nào là ngữ cảnh?
5. Hướng dẫn HS tự học
a) Bài cũ:
- Nắm vững khái niệm ngữ cảnh.
- Hoàn thiện các bài tập.
b) Bài mới: Chữ người từ tù
- Tìm hiểu về tác giả.
- Đọc va tóm tắt văn bản.
- Soạn theo câu hỏi hướng dẫn bài.

File đính kèm:

  • docngư canh.doc