Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 39, 40: Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

 Đọc văn : CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

 - Nguyễn Tuân -

A. Mục tiêu bài học :

 -Kiến thức: Cảm nhận được hình tượng nhân vật Huấn Cao đồng thời hiểu thêm quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua nhân vật này.

 - Kĩ năng: Hiểu và phân tích được nghệ thuật của Nguyễn Tuân : tình huống truyện độc đáo, không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh giàu giá trị tạo hình.

- Thái độ : Biết trân trọng nà nâng niu cái đẹp trong cuộc sống.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

- Giáo viên: SGK,SGV, Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng.

- Học sinh: Đọc bài, soạn bài đầy đủ ở nhà.

C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm ngữ cảnh? Các nhân tố của ngữ cảnh?

- Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.

- Nhân vật, bối cảnh ngôn ngữ và văn cảnh

 

doc6 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 39, 40: Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 10 Soạn : 01 / 11 / 2008
Tiết 39 – 40 Giảng :03 / 11 / 2008
 Đọc văn :	 CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
 - Nguyễn Tuân -
A. Mục tiêu bài học : 
 -Kiến thức: Cảm nhận được hình tượng nhân vật Huấn Cao đồng thời hiểu thêm quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua nhân vật này.
 - Kĩ năng: Hiểu và phân tích được nghệ thuật của Nguyễn Tuân : tình huống truyện độc đáo, không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh giàu giá trị tạo hình.
- Thái độ : Biết trân trọng nà nâng niu cái đẹp trong cuộc sống.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Giáo viên: SGK,SGV, Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Học sinh: Đọc bài, soạn bài đầy đủ ở nhà.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm ngữ cảnh? Các nhân tố của ngữ cảnh? 
- Ngữ cảnh là bối cảnh ngơn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nĩi, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nĩi.
- Nhân vật, bối cảnh ngơn ngữ và văn cảnh
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
* HĐ 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát về tác giả và tác phẩm.
 ? Dựa vào Tiểu dẫn trong SGK giới thiệu một vài nét chính về cuộc đời và đặc điểm sáng tác của Nguyễn Tuân ?
 - HS trả lời vào SGK.
 - GV chốt ý.
? Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên gọi là gì ? Sau được đổi thành tên nào ?
? Dựa vào Tiểu dẫn trong SGK, giới thiệu về xuất xứ của truyện ?
- HS làm việc cá nhân, trả lời.
 - GV chuẩn kiến thức.
- GV hướng dẫn HS cách đọc văn bản :giọng chậm, cổ kính, trang trọng, gọi HS đọc đoạn từ “Sáng hôm sau trong thiên hạ”.
- GV nhận xét cách đọc.
? Hãy tóm tắt nội dung cơ bản của truyện ?
- HS làm việc cá nhân, tóm tắt.
- GV nhận xét.
? Căn cứ theo diễn biến các sự việc của cốt truyện, bố cục văn bản gồm mấy phần ?
- HS trao đổi, trả lời, bổ sung.
- Gv chốt ý.
* H Đ 2 : Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản theo các câu hỏi trong SGK.
? Em hiểu thế nào là tình huống truyện ?
" “Tình thế xảy ra truyện”, mối quan hệ đặc biệt giữa các nhân vật, giữa nhân vật với hoàn cảnh.
? Trong truyện Chữ người tử tù đó là mối quan hệ giữa các nhân vật nào ?
? Xét trên bình diện xã hội vị thế của quản ngục và Huấn Cao như thế nào ?
? Còn ở phương diện nghệ thuật thì quản ngục và Huấn cao là người như thế nào ?
? Hai nhân vật này gặp nhau ở đâu ? Nhận xét về hoàn cảnh đó ?
? Tình huống này có tác dụng gì trong việc thể hiện tính cách nhân vật, chủ đề của truyện ?
 - HS trao đổi, trả lời, bổ sung.
 - GV chốt ý.
? Vẻ đẹp của nhân vật Huấn cao được thể hiện trên những phương diện nào?
" Vẻ đẹp tài hoa, khí phách, nhân cách.
? Vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao được miêu tả với các chi tiết nào ?
- HS trao đổi theo bàn, trả lời.
- GV chốt ý.
 ? Như vậy, vẻ đẹp tài hoa của HC là gì ?
? Thái độ, hành động của HC đối lính tù khi bị chúng dọa nạt, chế giễu như thế nào ?
? Tâm trạng của Huấn Cao trong những ngày chờ đợi cái chết như thế nào ?
? Khi quản ngục đem rượu thịt đến thì hành động của HC là gì ?
? Quan niệm của HC về việc cho chữ như thế nào ?
? Như vậy, Huấn Cao là người có khi phách như thế nào ?
 - HS trao đổi, đại diện trả lời, bổ sung.
- GV chốt ý.
? Huấn Cao chỉ cho chữ những ai ?
? Thái độ của HC khi nhận ra tấm lòng của quản ngục như thế nào ? Ông đã quyết định làm gì ?
- HS trao đổi, trả lời, bổ sung.
- Gv củng cố.
? Sau khi cho chữ, Huấn Cao đã làm gì ? Khuyên như thế nào ?
? Qua những chi tiết trên ta thấy HC có nhân cách như thế nào ?
? Qua nhân vật Huấn Cao ta thấy quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp như thế nào ?
- HS trao đổi theo bàn, đại diện trình bày, bổ sung.
 - GV chuẩn kiến thức.
? Hành động của quản ngục đối với tên tử tù HC là gì ? 
? Tại sao quản ngục lại biệt đãi HC ? Thể hiện qua các chi tiết nào ?
 - HS trao đổi theo bàn, trả lời.
 - GV chốt ý.
? Mong muốn lớn nhất của viên quản ngục là gì ?
? Khi nghe lời khuyên của HC, hành động và thái độ của quản ngục như thế nào ?
? Như vậy quản ngục có phẩm chất gì khiến HC cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ” ?
- HS trao đổi theo bàn, trả lời.
- Gv chuẩn kiến thức.
? Cảnh cho chữ trong truyện diễn ra ở địa điểm như thế nào ?
 ? Tư thế và tâm trạng của người cho chữ ra sao ?
? Những hoạt động diễn ra trong cảnh cho chữ cho thấy trật tự, kỷ cương nhà tù đã bị thay đổi như thế nào ?
 - HS khái quát trình bày.
 - GV chốt ý.
? Nhận xét khái quát về cảnh cho chữ trong truyện so với cảnh cho chữ thông thường ?
? Như vậy NT đã dùng bút pháp nghệ nào để xây dựng nhân vật Huấn cao ?
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để khắc họa cảnh vật, xây dựng hình tượng nhân vật ?
 - HS trao đổi, đại diện trả lời, bổ sung.
 - GV chốt ý.
? Để tạo không khí và ấn tượng về cảnh cho chữ, về nhân vật NT đã có cách sử dụng ngôn ngữ như thế nào ?
- Nêu khái quát nội dung của văn bản?
- Nêu khái quát Nghệ thuật của văn bản?
- Gv gợi ý:
+Khơng gian cho chữ
+ Người nghệ sĩ viết chữ; 
+ Cuộc đảo lộn vị thế giữa các nhân vật
+ cảnh cho chữ được xem là cuộc nổi loạn của cái đẹp, tơn vinh cái đẹp.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập (SGK/ 115).
- HS hoàn thiện bài tập ở nhà.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả :
(SGK/ 107)
2. Tác phẩm :
- Lúc đầu tên “Dòng chữ cuối cùng” " “Chữ người tử tù”.
- In trong tập “Vang bóng một thời” (1940).
+Tác phẩm gồm 11 truyện được đánh giá là một tác phẩm đạt gần tới sự tồn diện, tồn mĩ.
+Nhân vật chính trong truyện là những nho sĩ cuối mùa, tài hoa, bất đắc chí, khơng chạy theo thĩi đời mưu cầu danh lợi cố giữ thiên lương và sự trong sạch trong tâm hồn.
- Bố cục : 3 phần 
+ P1 : Từ đầu đến “rồi sẽ liệu” : cuộc trò chuyện giữa quản ngục và thơ lại, tâm trạng của quản ngục.
+ P2 : tiếp đến “trong thiên hạ” : cuộc nhận tù, cách ứng xử của quản ngục.
+ P3 : còn lại : cảnh cho chữ.
II. Đọc – Hiểu văn bản.
1. Tình huống truyện :
- Quan hệ xã hội
+ Huấn Cao : chủ xướng quân phản loạn, chờ ngày ra pháp trường.
+ Quản ngục : đại diện cho trật tự xã hội đương thời.
à là kẻ thù của nhau
- Phương diện ghệ thuật :
+ HC: tài hoa, nghệ sĩ(viết thư pháp đẹp)
+ Quản ngục: tâm hồn nghệ sĩ, yêu, quý trọng cái đẹp, 
à bạn tri âm.
- Hồn cảnh hội ngộ
- Gặp nhau trong tù : tử tù – quản ngục " hoàn cảnh éo le, trớ trêu.
[ Tình huống làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao và quản ngục, thể hiện chủ đề của tác phẩm.
2. Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao :
a. Tài hoa nghệ sĩ :
- Chữ ông Huấn “đẹp lắm, vuông lắm”.
- Có chữ ông Huấn treo là có “vật báu trên đời”.
" Tài viết chữ đẹp, quý.
b. Khí phách hiên ngang :
- Khinh bỉ lính ngục, hiên ngang “rỗ gông”.
- Thái độ ung dung, bình tĩnh, coi thường cái chết.
- Mắng đuổi quản ngục, thản nhiên nhận rượu thịt.
- Không vì quyền lực, tiền bạc mà cho chữ.
[ Khí phách hiên ngang, bất khuất.
c. Nhân cách :
- Chỉ cho chữ bạn tri kỉ.
- Cảm phục tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”, sở thích cao quý của quản ngục " cho chữ.
- Khuyên quản ngục : thay chỗ ở, làm nghề khác để giữ thiên lương.
" Nhân cách trong sáng, cao cả.
[ Quan niệm của tác giả về cái đẹp : cái tài phải đi đôi cái tâm, cái thiện và cái đẹp không thể tách rời.
3. Hình tượng viên quản ngục :
- Hành động biệt đãi Huấn Cao vì : say mê cái tài, quý trọng nhân cách của Huấn Cao. Mong muốn có chữ của HC để treo
+ Hàng ngày dâng rượu thịt.
+ Nói năng rất cung kính.
àCĩ một tâm hồn nghệ sĩ của một kẻ liên tài: biết nâng niu và quý trọng cái đẹp.
- Khi nghe lời khuyên : tư thế khúm núm, hành động vái lạy, thái độ trân trọng, tôn thờ.--> Hành động làm đảo lộn trật tự nhà tù và cĩ thể coi là một hành động dũng cảm.. 
" Quản ngục là người say mê cái đẹp, quý trọng người tài, sùng kính thiên lương cao cả.
4. Cảnh cho chữ :
- Địa điểm : trong buồng giam chật hẹp, dơ bẩn, tối tăm.
- Tư thế cho chữ : cổ đeo gông, chân vướng xiềng
- Tâm trạng người cho chữ : chờ chịu án tử hình vào sáng mai.
- Trật tự, kỷ cương nhà tù bị đảo ngược (quản ngục thụ động, khúm núm; tù nhân chủ động sáng tạo cái đẹp, răn dạy quản ngục).
[ Cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
5. Nghệ thuật :
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật : bút pháp lãng mạn, lí tưởng hóa.
- Nghệ thuật đối lập, tương phản (nhân vật- hoàn cảnh, nhân vật HC- quản ngục).
- Ngôn ngữ sắc sảo, trang trọng, giàu tính tạo hình.
6. Ghi nhớ.
(SGK / 115)
III. Tổng hợp,đánh giá ,khái quát
Nội dung: 
(Xem ghi nhớ)
2.Nghệ thuật: 
(Xem mục 5)
IV.Luyện tập
1.Kiểm tra ,đánh giá.
Tại sao nĩi cảnh tượng Huấn Cao cho chữ Viên quản ngục là một cảch tượng xưa nay chưa từng cĩ?
2. Bài tập. (SGK/ 115).
 4. Hướng dẫn HS tự học :
 a. Bài cũ :
 - Nắm những nét tiêu biểu về tác giả, đặc điểm sáng tác của NT.
 - Nắm những nội dung trọng tâm của bài:
 + Hình tượng nhân vật HC, phẩm chất của quản ngục.
 + Cảnh cho chữ, nghệ thuật của truyện ngắn.
 - Hoàn thiện bài tập (SGK/ 115).
 b. Bài mới : Luyện tập thao tác so sánh :
 - Ôn tập kiến thức lí thuyết về thao tác so sánh.
 - Làm bài tập (SGK/ 116- 117).

File đính kèm:

  • docchư nguoi tu tu.doc