Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 47: Chí phèo (phần một: Tác giả - Nam Cao)

 Đọc văn : CHÍ PHÈO

 Phần một : TÁC GIẢ - Nam Cao -

A. Mục tiêu bài học : Giúp HS :

 - Kiến thức: Nắm được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính và phong cách nghệ thuật của Nam Cao.

 -Kĩ năng: Hiểu v phn tích được cc đặc điểm nghệ thuật trong các tác phẩm cụ thể của Nam Cao.

- Thái độ:

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

- Giáo viên: SGK,SGV, Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng.

- Học sinh: Đọc bài, soạn bài đầy đủ ở nhà.

C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

 Câu hỏi : Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí là gì ?

- Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí: Tính thời sự cập nhật, tính thông tin ngắn gọn, tính sinh động , hấp dẫn.Trong ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí đặc trưng chủ yếu là tính thời sự.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 3925 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 47: Chí phèo (phần một: Tác giả - Nam Cao), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 12 Soạn : 
Tiết 47 Giảng : 
 Đọc văn :	 CHÍ PHÈO
 Phần một : TÁC GIẢ - Nam Cao -
A. Mục tiêu bài học : Giúp HS :
 - Kiến thức: Nắm được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính và phong cách nghệ thuật của Nam Cao.
 -Kĩ năng: Hiểu và phân tích được các đặc điểm nghệ thuật trong các tác phẩm cụ thể của Nam Cao.
- Thái độ: 
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Giáo viên: SGK,SGV, Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Học sinh: Đọc bài, soạn bài đầy đủ ở nhà.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi : Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí là gì ?
- Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngơn ngữ báo chí: Tính thời sự cập nhật, tính thơng tin ngắn gọn, tính sinh động , hấp dẫn.Trong ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngơn ngữ báo chí đặc trưng chủ yếu là tính thời sự.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trị
Nội dung bài học
* HĐ 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu về tiểu sử và con người Nam Cao.
? Dựa vào SGK giới thiệu những nét chính về năm sinh, tên thật, bút danh, quê quán của tác giả Nam Cao ?
- HS trả lời vào SGK, bổ sung.
 - GV chốt ý.
? Giới thiệu về quá trình học tập, công tác và hoạt động cách mạng của tác giả ?
? Con người Nam Cao có những đặc điểm gì nổi bật ?
- HS trao đổi, trả lời, bổ sung.
- GV chốt ý.
Gv hướng dẫn HS tìm hiểu quan điểm nghệ thuật của Nam Cao?
Các sáng tác của Nam cao lúc đầu chịu ảnh hưởng của xu hướng văn học nào ? Sau đó ông tìm đến con đường nghệ thuật nào ?
- HS trao đổi, trả lời, bổ sung.
 - GV chốt ý.
? Theo tác giả tác phẩm hiện thực phải có giá trị như thế nào ?
? Tác phẩm đó phải chứa đựng tư tưởng gì ?
? Ông quan niệm như thế nào về nghề văn, nhà văn ?
- HS trao đổi theo bàn, trả lời.
- GV chốt ý.
? Sau cách mạng quan điểm của NC thế nào ?
? Nhận xét về quan niệm nghệ thuật của Nc so với các tác giả cùng thời ?
? Sự nghiệp sáng tác của NC được chia làm mấy giai đoạn ?
? Trước CMT8 NC sáng tác đề tài nào ? 
? Đề tài người trí thức được thể hiện qua các tác phẩm tiêu biểu nào ?
? Nội dung phản ánh của các tác phẩm viết về đề tài người tri thức là gì ?
- HS trao đổi, đại diện trả lời, bổ sung.
- GV chốt ý, yêu cầu HS gạch chân trong SGK để học bài.
? Đề tài người nông dân được thể hiện qua các tác phẩm nào ?
? Nội dung phản ánh của các tác phẩm viết về người nông dân là gì ?
 - HS trao đổi, trả lời, bổ sung.
- GV củng cố, yêu cầu HS gạch chân SGK học bài.
? Nhưng dù viết về đề tài nào, NC cũng có khả năng và tình cảm gì trước hiện thực ?
? Sau CMT8 NC sáng tác về vấn đề gì ? Các tác phẩm tiêu biểu ?
- HS trao đổi theo bàn, trình bày, bổ sung.
 - GV chuẩn kiến thức.
? NC quan tâm đến con người nhất ở đặc điểm nào ?
? Vì vậy ông có khả năng gì trong việc xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, kết cấu của tác phẩm ?
- HS trao đổi theo bàn, trả lời.
 - GV chốt ý.
? NC thường viết về những vấn đề như thế nào ? Nó có ý nghĩa xã hội gì ?
? Giọng điệu trong các tác phẩm của NC có đặc điểm gì ?
 ? Khái quát lại đóng góp của NC đối với nền VH dân tộc, quan điểm nghệ thuật, đề tài sáng tác, phong cách nghệ thuật của ông ?
 - HS khái quát trả lời.
 - GV chốt ý, gọi 1 HS đọc phần Ghi nhớ (SGK/ 142).
- Gv hướng dẫn Hs luyện tập
+Thấu hiểu số phận cực khổ triền miên, bần cùng, tăm tối của người nông dân trong xã hội đương thời.
+Bị ức hiếp bất công, có số phận hẩm hiu.
+Bị hắt hủi, chà đạp nhân phẩm. 
- GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập.
I.CUỘC ĐỜI
1. Tiểu sử (Sgk)
2 Con người 
- Bề ngồi lạnh lùng, ít nĩi, những cĩ một đời sống nội tâm phong phú.
- Hổ thẹn với những gì cảm thấy tầm thường, thấp hèn ở bản thân.Nên nghiêm khắc đấu tranh với bản thân để vươn tới cuộc sống cao đẹp.
- Cĩ tâm lịng đơn hậu, chan chứa yêu thương
gắn bó ân tình sâu nặng với những người nghèo khổ ở quê hương. 
- Bất hồ với xã hội đường thời.
è Cuộc đời và nhân cách của nhà văn – chiến sĩ Nam Cao đã trở thành tấm gương đẹp đẽ trong giới văn nghệ sĩ cách mạng. 
II.SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
1. QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT
- Văn học phải phản ánh chân thực cuộc sống: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia , thoát ra từ những kiếp lầm than.” (Trăng sáng) 
- Văn chương chân chính phải có nội dung nhân đạo sâu sắc. “phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình Nó làm cho người gần người hơn.” (Đời thừa) 
èQuan điểm nghệ thuật hiện thực “vị nhân sinh”
- Nhà văn chân chính trước hết là con người chân chính, tức là phải có tình thương, có nhân cách.
- Người cầm bút phải có lương tâm, trách nhiệm, không được cẩu thả: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện” (Đời thừa).
- Nhà văn địi hỏi phải tìm tịi ,sáng tạo cái mới: “Văn chương..cĩ”
- Nhà văn say mê, tận tụy phục vụ kháng chiến, dứt khoát đặt lợi ích cách mạng, lợi ích dân tộc lên trên hết. 
èQuan điểm nghệ thuật tiến bộ, sâu sắc
2. Các đề tài chính
a)Trước CM tháng 8
*Đề tài người trí thức nghèo 
- Các tác phẩm tiêu biểu (SGK)
- Nội dung tư tưởng
+ Miêu tả chân thực tình cảnh nghèo khổ, dở sống dở chết của người trí thức tiểu tư sản.
+ Đặc biệt đi sâu vào những tấn bi kịch tinh thần của họ. 
*Đề tài người nông dân nghèo.
- Các tác phẩm tiêu biểu 
(Sgk)
- Nội dung tư tưởng
+ Phản ánh chân thực cuộc sống tăm tối, cơ cực, nghèo khổ, triền miên của người nơng dân 
+Quan tâm đến những cảnh đời bị ức hiếp, bị đẩy vào con đường lưa manh.
+ Khẳng định bản chất tốt đẹp của người nơng dân lương thiện.
+ Lên án xã hội bất cơng tàn bạo chà đạp lên nhân phẩm của con người.
èNỗi băn khoăn, đau đớn của nhà văn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, hủy diệt về nhân tính do cuộc sống đói nghèo.
b)Sau cách mạng tháng 8
*Đề tài:Viết về con người và cuộc sống kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
*Tác phẩm tiêu biểu
(SGK)
*. Nội dung tư tưởng
+Xác định chỗ đứng, vai trò của giới văn nghệ sĩ trong kháng chiến.
+Phát hiện và ca ngợi bản chất cách mạng của quần chúng nhân dân – lực lượng chính của cuộc kháng chiến.
èNiềm tin đối với cuộc kháng chiến và lực lượng kháng chiến.
3. Đặc điểm phong cách nghệ thuật
- Xây dựng được nhiều nhân vật điển hình, có tài miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật với những đoạn đối thoại và độc thoại nội tâm chân thật, sinh động. 
- Ngôn ngữ sống động, uyển chuyển, tinh tế, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày.
- Kết cấu linh hoạt, chặt chẽ, lôi cuốn.
- Lời kể biến hóa, linh hoạt. Giọng vău có vẻ lạnh lùng, khách quan nhưng ẩn sâu là những đằm thắm yêu thương.
III.Ghi nhớ: SGK
IV.Luyện tập
Kiểm tra, đánh giá.
Cảm nhận của em về những sáng tác về người nơng dân trước cách mạng tháng tám?
Luyện tập.
4. Hướng dẫn HS tự học :
 a. Bài cũ :
 - Nắm những nét tiêu biểu về tiểu sử, con người tác giả Nam Cao.
 - Nắm sự nghiệp sáng tác của Nam Cao :
 + Quan điểm nghệ thuật.
 + Đề tài sáng tác.
 + Phong cách nghệ thuật.
 b. Bài mới : Phong cách ngơn ngữ báo chí (t2)

File đính kèm:

  • doctac gia NAm Cao.doc
Bài giảng liên quan