Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 49, 50: Một số thể loại văn học: thơ, truyện

Tuần 13 Soạn:

Tiết 49 – 50 Giảng:

Lí luận văn học : MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC : THƠ, TRUYỆN

 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

 -Kiến thức: Nhận biết loại và thể trong văn học.

 - Kĩ năng: Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học : thơ, truyện.

 - Thái độ : Vận dụng những hiểu biết đó vào việc đọc văn.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

- Giáo viên: SGK,SGV, Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng.

- Học sinh: Đọc bài, soạn bài đầy đủ ở nhà.

C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Nêu những nét chính về cuộc đời của Nam cao? Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao như thế nào?

 

doc4 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 838 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 49, 50: Một số thể loại văn học: thơ, truyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 13 	Soạn: 
Tiết 49 – 50 	 Giảng: 
Lí luận văn học : MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC : THƠ, TRUYỆN
 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
 -Kiến thức: Nhận biết loại và thể trong văn học.
 - Kĩ năng: Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học : thơ, truyện.
 - Thái độ : Vận dụng những hiểu biết đó vào việc đọc văn.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Giáo viên: SGK,SGV, Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Học sinh: Đọc bài, soạn bài đầy đủ ở nhà.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu những nét chính về cuộc đời của Nam cao? Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao như thế nào?
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
* HĐ 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu quan niệm chung về loại, thể văn học.
? Dựa vào SGK cho biết loại là gì ?
? Các tác phẩm văn học được chia thành các loại nào ?
- HS dựa vào SGK để trả lời.
- GV củng cố, chốt ý.
? Dựa vào SGK cho biết thế nào là thể ?
- HS trả lời theo SGK.
- GV chốt ý.
? Các loại trên được chia thành các thể nào ?
* HĐ 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu về thể loại thơ.
? Dựa vào SGK cho biết cốt lõi của thơ là gì ? Thể hiện qua các yếu tố nào ?
- HS trao đổi theo bàn, trả lời 
- GV củng cố, chốt ý.
? Vẻ đẹp, cảm xúc của thơ còn được thể hiện qua yếu tố nào nữa ?
? Phân loại thơ theo nội dung biểu hiện và theo cách thức tổ chức bài thơ ?
- HS làm việc cá nhân, trả lời.
- GV củng cố, chốt ý.
? Trước khi tìm hiểu cụ thể một văn bản thơ cần tìm hiểu gì ? 
? Mục đích ? Ví dụ về bài thơ Tự Tình - HXH
 - HS trao đổi, trả lời.
 - GV chốt ý.
? Bước tiếp theo là gì ?
? Thế nào là ý thơ ? Ví dụ về bài thơ Tự tình - HXH
- HS trao đổi, trả lời.
- GV chốt ý. 
 ? Bước cuối cùng là gì ?
Hết tiết 49
Tiết 50
1. Ổn định lớpg
2. Kiểm tra bài cũ: 
3 Bài mới
* HĐ 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu về thể loại truyện.
? Truyện khác thơ ở điểm nào ? Phản ánh hiện thực khách quan qua yếu tố gì ?
? Nhân vật trong truyện được miêu tản như thế nào ?
? Phạm vi miêu tả trong truyện có đặc điểm gì ?
? Đặc điểm về ngôn ngữ của truyện ?
? Cách phân loại truyện trong văn học dân gian, văn học hiện đại ?
 - HS trả lời theo SGK.
 - GV chốt ý.
? Bước đầu tiên khi tìm hiểu một văn bản truyện là gì ?
? Tác dung ? Ví dụ về truyện Chữ người tử tù ?
- HS trao đổi, trả lời.
- GV chốt ý.
? Bước tiếp theo là gì ? 
? Phân tích diễn biến cốt truyện như thế nào ? Ví dụ về truyện Chữ người tử tù ?
? Phân tích nhân vật gồm các đặc điểm gì ? Ví dụ về nhân vật Huấn Cao ?
? Bước cuối cùng là gì ? Nhận xét về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện Chữ người tử tù ?
- HS trao đổi theo bàn, trả lời.
- GV chốt ý.
? Khái quát lại những đặc trưng cơ bản của thơ, truyện ?
 - HS khái quát, trả lời.
- GV củng cố, gọi HS đọc phần Ghi nhớ (SGK/ 136).
* HĐ 4 : Hướng dẫn HS luyện tập
 - GV ra câu hỏi đánh giá kết quả bài học
- GV hướng dẫn HS tự làm BT ở nhà.
I. Quan niệm chung về loại, thể văn học 
* Vài nét chung
- Hình thức tổ chức tác phẩm văn học được xác định trong loại và thể:
 + Loại là phương thức tồn tại chung.
 + Thể là sự hiện thực hố của loại, nhỏ hơn loại, nằm trong loại.
- Tác phẩm văn học được chia làm ba loại: tự sự, trữ tình, kịch.
 + Trữ tình gồm các thể: thơ ca, khúc ngâm,
 + Tự sự gồm các thể: truyện, tiểu thuyết, kí, phĩng sự, 
 + Kịch gồm các thể: kịch dân gian, kịch cổ điển, kịch hiện đại, bi kịch, hài kịch, chính kịch,
 + Cĩ một số thể loại tồn tại độc lập như văn nghị luận.
II. Thơ :
1. Khái lược về thơ :
a. Đặc trưng :
- Cốt lõi của thơ là nội dung trữ tình (tâm trạng, cảm xúc, tiếng nói của tâm hồn).
- Ngôn ngữ giàu nhịp điệu (sự phân dòng, hiệp vần, ngắt nhịp, thanh điệu).
b. Phân loại :
(SGK/ 134)
2. Yêu cầu về đọc thơ :
- Tìm hiểu xuất xứ : tên tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh sáng tác.
- Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu.
- Lí giải, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
III. Truyện :
1. Khái lược về truyện :
a. Đặc trưng :
- Phản ánh hiện thực khách quan thông qua cốt truyện.
- Nhân vật được miêu tả chi tiết, sinh động, gắn với hoàn cảnh.
- Phạm vi miêu tả không bị hạn chế bởi không gian, thời gian.
- Ngôn ngữ linh hoạt, gần gũi với đời sống.
b. Phân loại :
(SGK/ 135)
2. Yêu cầu về đọc truyện :
- Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác.
- Phân tích diễn biến của cốt truyện (tóm tắt cốt truyện) : (SGK/ 136).
- Phân tích các nhân vật : (SGK/ 136).
- Xác định giá trị tư tưởng nghệ thuật của truyện.
* Ghi nhớ : (SGK/ 136)
IV. Luyện tập :
1. Kiểm tra đánh giá
- Các bước khi đọc bài thơ sau: Bánh trơi nước của Hồ Xuân Hương?
+ Tác giả HXH
+ Hồn cảnh ra đời tác phẩm?
+ Hình ảnh thơ: Hình ảnh ẩn dụ về chiếc bánh trơi nước.
+ Nội dung
+ Nghệ thuật
2. Bài tập
a. BT 1 (SGK/ 136).
b. BT 2 (SGK/ 136)
4. Hướng dẫn tự học :
a. Bài cũ
- Nắm quan niệm chung về loại, thể. Đặc trưng, cách phân loại, yêu cầu đọc thơ, truyện.
- Làm các bài tập luyện tập.
b. Bài mới : Tác phẩm Chí phèo (Nam Cao) :
 - Tìm hiểu tên gọi, xuất xứ của truyện.
 - Đọc văn bản, xác định bố cục.
 - Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của truyện qua các câu hỏi trong SGK về :
 + Cách vào truyện.
 + Hình tượng nhân vật Chí Phèo, Bá Kiến.
 + Nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao.

File đính kèm:

  • docthe loai tho,truyen.doc