Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 54: Thực hành lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
THỰC HÀNH LỰA CHỌN TRẬT TỰ CÁC
BỘ PHẬN TRONG CÂU
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức: Nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận câu trong việc thể hiện ý nghĩa và liện kết ý trong VB.
- Kĩ năng: Kỉ năng phân tích một văn bản ngữ pháp.
- Thái độ Luôn có ý thức cân nhắc, lựa chọn trật tự tối ưu cho các bộ phận câu; có kĩ B. B. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Giáo viên: SGK,SGV, Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Học sinh: Đọc bài, soạn bài đầy đủ ở nhà.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
Tuần: 14 Ngày soạn:12/11/2011 Tiết: 54 Ngày dạy: 16/11/2011 THỰC HÀNH LỰA CHỌN TRẬT TỰ CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂU A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Kiến thức: Nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận câu trong việc thể hiện ý nghĩa và liện kết ý trong VB. - Kĩ năng: Kỉ năng phân tích một văn bản ngữ pháp. - Thái độ Luôn có ý thức cân nhắc, lựa chọn trật tự tối ưu cho các bộ phận câu; có kĩ B. B. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC - Giáo viên: SGK,SGV, Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng. - Học sinh: Đọc bài, soạn bài đầy đủ ở nhà. C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC v Hoạt động 1: Trật tự trong câu đơn - Thao tác 1: GV yêu cầu HS đọc mục I.1 SGK, trang 157. + GV: Chia nhóm và hướng dẫn. + HS: Thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm trình bày. § Nhóm 1: Có thể sắp xếp phần in đậm theo trật tự “rất sắc, nhưng nhỏ” mà câu vẫn phù hợp với mạch ý trong đoạn văn được không? § Nhóm 2: Việc sắp xếp theo trậ tự “nhỏ, nhưng rất sắc” có tác dụng như thế nào đối với sự thể hiện ý nghĩa cảu câu và sự liên kết ý trong đoạn văn? § Nhóm 3: So sánh với trật tự của các từ ngữ đó trong trường hợp câu C SGK, trang 157, trật tự sắp xếp các bộ phân có mục đích gì? + GV: Tổng hợp - Thao tác 2: GV yêu cầu HS đọc mục I.2 SGK, trang 157. + GV: Hãy chọn cách viết tối ưu và giải thích lí do của sự lựa chọn đó? + HS: Đọc và chọn câu thích hợp. + GV: Đánh giá và giải thích. - Thao tác 3: GV yêu cầu HS đọc mục I.3 SGK, trang 158. + GV: Chia nhóm và hướng dẫn. + HS: Thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm trình bày. ¡ Nhóm 1: Câu a ¡ Nhóm 2: Câu b ¡ Nhóm 3: Câu c + GV: Nhận xét và tổng hợp. v Hoạt động 2: Trật tự trong câu ghép - Thao tác 1: GV yêu cầu HS đọc mục II.1 SGK, trang 158. + GV: Chia nhóm và hướng dẫn. + HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm trình bày. ¡ Nhóm 1: Câu a ¡ Nhóm 2: Câu b - Thao tác 2: GV yêu cầu HS đọc mục II.2 SGK, trang 159. + GV: Lựa chọn câu thích hợp nhất để dùng vào vị trí bỏ trống ở đầu đoạn văn? + HS: Đọc và lựa chọn. + GV: Nhân xét và giải thích. I. TRẬT TỰ TRONG CÂU ĐƠN 1. Bài tập 1: a) Không đảo trật tự hai vế này được vì không đảm bảo ý uy hiếp, đe dọa đe dọa của Chí Phèo.Hơn nữa, sự liên kết với ý câu đi sau không phù hợp. b). Nam Cao đặt trật tự như vậy là nhấn mạnh đặc tính rất sắc, phù hợp với mục đích uy hiếp, đe dọa Bá Kiến. Hơn nữa, cách sắp xếp này phù hợp với sự liên kết ý với câu đi sau trong đoạn. c). Vì mục đích của câu là chế nhạo phủ định tác dụng của dao, nên đảo vậy là phù hợp. Tùy ngữ cảnh và mục đích mà có cách sắp xếp khác nhau của các bộ phận. 2. Bài tập 2: Chọn câu a vì trọng tâm thông báo là rất thông minh. Trọng tâm này dẫn tới kết luận ở câu sau.Để được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi thì phẩm chất thông minh là quan trong nhất, vì thế nó cần được đặt sau đặc điểm nhỏ người. 3. Bài tập 3: Sắp xếp vị trí trạng ngữ tùy vào ngữ cảnh và trọng tâm thông báo. a). Câu đầu kể sự việc, nên trước là nêu thời gian, sau là nêu chi tiết, diễn biến. Câu tiếp theo cũng đặt cụm từ thời gian (Sáng hôm sau) ở đầu câu để tạo mạch tiếp nói về thời gian với câu trước b). Câu văn bắt đầu bằng việc nêu chủ thể hành động, phần thời gian dặt giữa câu, vì trước đó nhà văn đang đặt trọng tâm vấn đề ai đẻ ra CP.Đặt chủ thể ở vị trí đầu câu tạo ra được sự hấp dẫn, thỏa mãn sự tò mò của người đọc. Điều này đảm bảo sự liên kết ý. c). Do nhiệm vụ của yếu tố thời gian là thông báo một tin mới, trọng tâm thông báo: thời gian làm dâu. Và vì tác phẩm chính của câu là tin đã biết. Nên nó nằm cuối câu là phù hợp. II. TRẬT TỰ TRONG CÂU GHÉP 1. Bài tập 1: Nhận xét về vị trí của các vế trong câu ghép. a).Vế chỉ nguyên nhân trong câu ghép( là vìxa xôi) cần đặt sau vế chính ( Hắn..buồn). .mặt khác vê in đậm tiếp tục khai triển ý ở những câu sau: cụ thể hóa cho một cái gì rất xa xôi. Vế chính đặt trước để liên kết với những câu đi trước, còn vế phụ đi sau để liên kết dễ dàng với những câu sau. b).Vế chỉ sự nhượng bộ ( tuy..) đặt sau để bổ sung một thông tin cần thiết. 2. Bài tập 2: Các câu còn lại trong đoạn đều nói về việc: trong các thời kì khác nhau trước đây, nhiều người nổi tiếng đã phát triển phương pháp đọc nhanh và nắm vững nó.Tức là nó về thời kì trước đây. Còn câu đầu nói về những năm gần đây. Đây là đoạn diễn dịch, các câu sau cụ thể hóa ý quan trọng của một vế ở câu trước. Nên: - Đặt trạng ngữ: Trong những năm gần đây ở đầu câu để tạo sự đối lập với: các thời kì trước. - Đặt vế các phương pháp đọc nhanh đã được phổ biến khá rộng (tt quan trọng) ở trước vế nó không phải là điều mới lạ => Câu c. 4. Hướng dẫn HS tự học a) Bài cũ - Nắm được vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận trong câu rong việc thể hiện ý nghĩa và liên kết ý trong văn bản. - Xem lại các bài tập SGK. b) Bài mới - Chuẩn bị bài mới: “Bản tin .+ Xem lại lập luận phân tích và lập luận so sánh. + Thế nào là lập luận phân tích và lập luận so sánh? + Chuẩn bị các câu hỏi và bài tập SGK.
File đính kèm:
- thuc hanh lua chon cac bo phan trong cau.doc