Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 75: Hầu trời - Tản Đà

HẦU TRỜI

 Tản Đà

A – MỤC TIÊU BÀI HỌC

-Kiến thức: Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà (tư tưởng thoát li, ý thức về “cái tôi”, cá tính “ngông”) và những dấu hiệu đổi mới theo phương hướng hiện đại của thơ ca Việt Nam vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX (về thể thơ, cảm hứng, ngôn ngữ).

- Kĩ năng:Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc của thơ Tản Đà.

- Thái độ: Suy nghĩ đúng về cái ngông của tác giả ở tác phẩm.

B/ Chuẩn bị bài học

 -Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế bài học, sách tham khảo,

 -Hoïc sinh: chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK

C/ Hoạt động dạy học.

 1.Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn

 

doc3 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 75: Hầu trời - Tản Đà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần:	20	Ngày soạn:
Tiết:	75	Ngày dạy:
HẦU TRỜI
 Tản Đà
A – MỤC TIÊU BÀI HỌC
-Kiến thức: Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà (tư tưởng thoát li, ý thức về “cái tôi”, cá tính “ngông”) và những dấu hiệu đổi mới theo phương hướng hiện đại của thơ ca Việt Nam vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX (về thể thơ, cảm hứng, ngôn ngữ).
- Kĩ năng:Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc của thơ Tản Đà. 
- Thái độ: Suy nghĩ đúng về cái ngơng của tác giả ở tác phẩm.
B/ Chuẩn bị bài học
	-Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế bài học, sách tham khảo, 
	-Học sinh: chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
C/ Hoạt động dạy học.
 1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn
 3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
* HĐ1. hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả.
-Em hãy giới thiệu vắn tắt về tác giả .
- GV mở rộng.
+ Sông Đà núi Tản đúc lên ai Trần thế xưa nay được mấy người.
+ Nước dợn sông Đà con cá nhảy
Mây chùm non Tản cánh diều bay.
+Trêi sinh ra b¸c T¶n §µ.quª h­¬ng thëi cã cưa nhµ thêi kh«ng.Nưa ®êi nam b¾c t©y ®«ng.B¹n bÌ sum häp vỵ chång biƯt li.Tĩi th¬ ®eo kh¾p ba k×.L¹ chi trêi biỊn thiÕu g× giã tr¨ng.
-Em hãy nêu xuất xứ bài thơ?
- HS đọc bài thơ và chia bố cục?
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm, phân biệt lời thoại với lời kể, lột tả được tinh thần phóng túng, pha chút ngông nghênh, dí dỏm của Tản Đà.
- Câu hỏi 1:(SGK)
 GV nên gợi ý để cho HS tự cảm nhận tài hư cấu nghệ thuật độc đáo và có duyên của Tản Đà.
- Câu hỏi 2:(SGK)
TĐ được mời lên thiên đình là để đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe. Buổi đọc thơ đã diễn ra như thế nào? 
 GV nên gợi mở để HS tự tìm các chi tiết trong bài thơ.
- Tác giả tự kể như vậy, nhưng qua những lời kể đó có thể thấy được điều gì về cá tính và tâm hồn thi sĩ? 
* Liên hệ mở rộng: Ở cái xã hội lễ nghi chặt chẽ, khuôn phép ấy, cá tính độc đáo thường bị coi là ngông, là khác đời. Trong văn chương, ngông thường biểu hiện thái độ phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách, có tâm hồn, không muốn chấp nhận sự bằng phẳng, đơn điệu, nên thường “phá cách”, tự đề cao, phóng đại cá tính của mình (Kìa thơ tri kỉ đàn anh nhất – Nọ khách phong lưu bậc thứ nhì –Tú Xương). 
- Nhận xét về giọng kể của tác giả?
-Câu hỏi 3 (SGK)
GV hướng dẫn HS tìm đoạn thơ hiện thực trong bài và phân tích.
* Liên hệ mở rộng: Về cuối đời, ông từng phải mở cửa hnàg xem tướng số để kiếm ăn nhưng không có khách, mở lớp dạy Hán văn và quốc văn nhưng không có học trò. Cuối cùng ông chết trong cảnh nghèo đói, nhà cửa, đồ đạc bị chủ nợ tịch biên, chỉ còn một cái giường mọt, cái ghế ba chân, chồng sách nát và một be rượu.
Bức tranh hiện thực đó giúp chúng ta hiểu thêm vì sao TĐ thấy đời đáng chán (Trần thế em nay chán nửa rồi), vì sao ông phải tìm cõi tri âm tận trời cao (Tri kỉ trông lên đứng tận trời), phải tìm đến chị Hằng nga, Ngọc hoàng Thượng đế, chư tiên,... để thoả niềm khao khát. Hai nguồn cảm hứng lãng mạn và hiện thực thường đan cài khăng khít trong thơ ông như thế.
Câu hỏi có tính chất tổng kết về mặt nghệ thuật. GV hướng dẫn HS tìm dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại.
Có thể thấy, TĐ đã tìm được hướng đi đúng đắn để khẳng định mình giữa lúc thơ phú nhà nho đang đi dần tới dấu chấm hết. Nhìn chung, thơ TĐ chưa mới (ở thể loại, ngôn từ, ở hệ thống hình ảnh nghệ thuật,...), nhưng những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại đã khá đậm nét. Có thể nói, ông đã bắc một nhịp cầu nối hai thời đại thi ca VN. Bởi thế, tác giả Thi nhân Việt Nam đã mời anh hồn TĐ ra để chứng giám Hội Tao đàn của thế kỉ XX.
- GV gợi ý cho HS giải bài tập trong SGK.
I. Tìm hiểu chung:
1.Tác giả :
- Tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (1889 -1939) sinh tại làng Khê Thượng – Bất Bạt – Sơn Tây ( nay là Ba Vì Hà Tây)
-Là người có cá tính : ngông kiêu hãnh và lãng tử.
-Được coi là bàn lề của hai thời đaị thi caVN : cổ điển và hiện đại
-Tác phẩm : (SGK)
- Nội dung thơ văn: Thể hiện cái tôi đầy cá tính, thể hiện cái nhìn nhân hậu đối với người dân, tình yêu quê hương thắm thiết – lòng yêu nước kín đáo dè dặt.
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Đọc 
2. Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm
a. Cách vào đề câu chuyện hầu Trời
- Chuyện kể về một giấc mơ.
 - tác giả lúc tỉnh mộng cũng hãy còn bàng hoàng “chẳng biết có hay không”. 
- Đó là cảm xúc thực nhưng tứ thơ lãng mạng àhư mà như thực. 
è Khổ thơ mở đầu đã gây được một mối nghi vấn, gợi trí tò mò của người đọcàsức hấp dẫn đặc biệt của câu chuyện không ai có thể bỏ quầ Cách vào chuyện thật độc đáo và có duyên.
b. Diễn biến sự việc tác giả đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe:
*diễn biến
- Thi sĩ rất cao hứng và có phần tự đắc: “Đương thích”... “Văn... mây!” – “Trời nghe, hay” – Chửa mươi?” – “Văn  lối”...
- Chư tiên nghe thơ rất xúc động, tán thưởng và hâm mộ: “Tâm lưỡi” – “Hằng mày” – “Song đứng” – “Đọc vỗ tay”,...
- Trời khen rất nhiệt thành: văn thật tuyệt, chắc có ít, đẹp như saobăng,...
- Tác giả tự xưng tên tuổi và thân thế.
- Giọng kể của tác giả: đa dạng, hóm hỉnh và có phần ngông nghênh, tự đắcàphóng đại một cách có ý thức, gây ấn tượng mạnh cho người đọc
* Nhận xét: 
+TĐ rất ý thức về tài năng thơ của mình, và cũng là người táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ “cái tôi” – “cái tôi” rất cá thể .
+ Ông cũng rất ngông khi tìm đến tận Trời để khẳng định tài năng của mình trước Ngọc hoàng Thượng đế và chư tiên. 
èĐó là niềm khao khát chân thành trong tâm hồn thi sĩ. 
c. Ý nghĩa của đoạn thơ hiện thực trong bài: 
- Cuộc đời người nghệ sĩ lúc đó hết sức cơ cực, tủi hổ (không tấc đất cắm dùi, thân phận bị rẻ rúng, làm chẳng đủ ăn, bị o ép nhiều chiều,...).
- thân phận nhà văn bị rẻ túng, khinh bỉ, ông không tìm được tri kỉ tri âm, phải lên tận cõi tiên mới có thể thoả nguyện. 
- NHưng TĐ không hoàn toàn thoát li cuộc đời, ông vẫn ý thức về trách nhiệm với đời và khát khao được gánh vác việc đời. 
àTĐ đã vẽ một bức tranh rất chân thực và cảm động về chính cuộc đời mình và cuộc đời nhiều nhà văn khác.
c. Đặc sắc nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự dồ nguồn cảm xúc được bộc lộ thoải mái, tự nhiên, phóng túng.
- Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế, gợi cảm và rất gần với đời, không cách điệu, ước lệ.
- Cách kể chuyện hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn được người đọc.
- Tác giả tự hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chínhà Cảm xúc biểu hiện phóng túng, tự do, không hề gò ép.
3. Ghi nhớ : 
(SGK/ 17)
III. Tổng hợp đánh giá, khái quát
1. Nội dung:Xem phần ghi nhớ
2. Nghệ thuật:Xem phần nghệ thuật ở mục c
IV. Luyện tập:
1.Kiểm tra đánh giá
- Những dấu hiệu đổi mới trong thơ của tác giả?
2. Bài tập (SGK/ 17).
Bài tập 1: GV có thể đánh giá khả năng cảm thụ những câu thơ hay của HS 
Bài tập 2: 
4. Hướng dẫn tự học :
a. Bài cũ :
- Nắm nội dung tư tưởng, đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
- Hoàn thiện bài tập phần Luyện tập (SGK/ 17).
b. Bài mới : Nghĩa của câu (tt) :
- Tìm hiểu khái niệm, các loại nghĩa tình thái trong câu.
- Làm các bài tập luyện tập (SGK/ 20).

File đính kèm:

  • doctiet 75.doc
Bài giảng liên quan