Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 28
Bài 25 - Tiết 109, 110
Luyện tập
xây dựng và trình bày luận điểm
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm.
2. Kĩ năng:
Vận dụng được những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong 1 bài văn nghị luận.
3. Thái độ:
GD ý thức, thái độ yêu thích kiểu bài nghị luận.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tham khảo tài liệu có liên quan
Thiết kế bài dạy, viết đoạn văn mẫu.
2. Học sinh:
Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
Ngày soạn: 13/3/2014 Tuần: 28 Bài 25 - Tiết 109, 110 Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm. 2. Kĩ năng: Vận dụng được những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong 1 bài văn nghị luận. 3. Thái độ: GD ý thức, thái độ yêu thích kiểu bài nghị luận. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu có liên quan Thiết kế bài dạy, viết đoạn văn mẫu. 2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi vào vở soạn. III. Các hoạt động dạy - học 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra: Có mấy cách trình bày đoạn văn nghị luận? đặc điểm của những cách trình bày đó? Cách sắp xếp nội dung các câu trong đoạn văn phải đạt yêu cầu gì? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học để giới thiệu bài. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 2: - HS chuẩn bị bài viết ở nhà theo đề bài trong SGK trang 82. - GV kiểm tra kĩ vở soạn của HS. Hoạt động 3: - Gọi HS đọc lại đề bài trong SGK H: Đề bài cần làm sáng tỏ vấn đề gì? -> Vấn đề: cần phải học tập chăm chỉ H: Đối tượng viết cho ai? -> Các bạn học cùng lớp H: Bài viết nhằm mục đích gì? -> Mục đích khuyên các bạn cố gắng học tập để đạt kết quả tốt. H: Muốn đạt được mục đích trên ta phải làm gì? GV: Một bạn định đưa vào bài viết của mình những luận điểm như sau: - Gọi HS đọc hệ thống luận điểm. H: Hệ thống luận điểm này có chỗ nào chưa chính xác? H: Ngoài ra, hệ thống luận điểm trên đã đầy đủ chưa? GV: Vì còn thiếu những luận điểm cần thiết nên mạch văn có những chỗ bịu đứt đoạn và vấn đề không được làm sáng tỏ. Cần phải thêm 1 số luận điểm như: + Đất nước bao giờ cũng cần những người tài giỏi. + Người tài giỏi không tự nhiên mà có, mà phải trải qua quá trình học tập. H: Việc sắp xếp các luận điểm như VD1 đã hợp lí chưa? H: Ta cần phải điều chỉnh, sắp xếp lại như thế nào? GV: Giả sử em phải giúp bạn trình bày luận điểm e thành 1 đoạn văn nghị luận. - Gọi HS đọc lại luận điểm e và các câu văn trình bày luận điểm e. H: Có thể dùng những câu nào giới thiệu luận điểm e? GV: + Câu1 có tác dụng chuyển đoạn, nối đoạn, vừa giới thiệu được luận điểm mới -> Rất đơn giản mà dễ làm theo. + Câu 3: Không chỉ giới thiệu được luận điểm mới, nối với luận điểm trước đó mà còn tạo ra giọng điệu gần gũi, đối thoại trong văn nghị luận. + Câu 2 không phù hợp, bởi từ “do đó” ở đầu câu mang tính chất kết luận. Mà luận điểm d không phải là nguyên nhân để luận điểm e là kết quả. H: Em hãy nghĩ thêm một số câu giới thiệu luận điểm bằng cách khác? -> Nhưng rất đáng tiếc, đáng buồn là 1 số bạn trong lớp vẫn chưa thấy rằng... -> Một số bạn trong lớp lại phát biểu công khai... - Gọi HS đọc 4 câu trình bày luận điểm e. H: Nên sắp xếp các luận cứ đó theo trình tự như thế nào để sự trình bày luận điểm được rành mạch, chặt chẽ? H: Hãy giải thích tại sao sắp xếp như vậy là chính xác? - Gọi HS đọc yêu cầu phần c. H: Theo em, nên viết câu kết đoạn như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bạn? H: Ngoài cách vừa nêu, em còn có thể kết thúc đoạn văn ấy theo cách nào khác nữa? -> HS trả lời. GV lưu ý: Việc viết câu kết đoạn như trên có thể có, có thể không tuỳ theo nội dung, kiểu loại của đoạn văn. Không nên quá gò bó,máy móc dẫn đến mất tự nhiên. H: Đoạn văn vừa viết theo cách trên là diễn dịch hay quy nạp? Vì sao? H: Có thể biến đổi cách trình bày từ quy nạp sang diễn dịch được không? - GV yêu cầu HS viết. Hoạt động 3: - HS đã chuẩn bị ở nhà - GV gọi bất cứ 1 số em trình bày trước lớp. - HS khác nhận xét. I/ Chuẩn bị ở nhà. II/ Luyện tập trên lớp. 1. Xây dựng hệ thống luận điểm: a. Ví dụ: SGK-83 b. Nhận xét: - 1 số luận điểm có nội dung không phù hợp - Còn thiếu những luận điểm cần thiết. - Cách sắp xếp: chưa theo trình tự hợp lí. * Sắp xếp lại (Sau khi đã thêm bớt và sửa chữa) + Đất nước ta đang rất cần những người tài giỏi. + Quanh ta có rất nhiều tấm gương học tốt. + Muốn học tốt, trước hết phải chăm học + Thế mà 1 số bạn trong lớp còn chưa chăm học, làm thầy cô và cha mẹ rất lo buồn. + Nếu bây giờ các bạn càng ham vui chơi....càng khó có được niềm vui trong c/s. + Vậy các bạn nên bớt vui chơi, chịu khó học tập chăm chỉ... 2. Trình bày luận điểm: a. Giới thiệu luận điểm e. - Dùng câu 1, câu 3. b. Sắp xếp các luận cứ trình bày luận điểm e. - Sắp xếp như SGK là chính xác (Vì luận cứ trước dẫn tới luận cứ sau, luận cứ sau làm rõ ý luận cứ trước. Cuối cùng đi đến kết luận). c. Kết thúc đoạn. Ví dụ: Lúc bấy giờ, các bạn có muốn vui chơi nữa, liệu có được không? d. Cách trình bày: - Quy nạp -> Có thể biến đổi thành diễn dịch. 3. Trình bày luận điểm: 4. Củng cố: GV nhắc lại các kiến thức trọng tâm của tiết học. 5. Hướng dẫn học bài: - Đọc lại bài học theo quá trình tìm hiểu - Theo trình tự luyện tập trên lớp, hãy tập viết ở nhà 1 đoạn văn để trình bày luận điểm “Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giupd ta hiểu biết thêm về đời sống” - Chuẩn bị tiết sau: Viết bài TLV số 6. IV. Rút kinh nghiệm: . ******************************************* Ngày soạn: 13/3/2014 Tiết 111+112 Viết bài tập làm văn số 6 (Văn Nghị luận) I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học về kiểu bài nghị luận để viết bài văn nghị luận trong 1 trường hợp cụ thể. - Đảm bảo yêu cầu về thể loại, làm sáng tỏ vấn đề cần chứng minh. 2. Kĩ năng: - Học sinh biết triển khai bài viết theo bố cục 3 phần, biết chuyển đoạn và liên kết đoạn; trình tự các lí lẽ và dẫn chứng hợp lí. - Biết đánh giá chính xác bài làm của mình, từ đó rút kinh nghiệm cho những bài viết tiếp theo. 3. Thái độ: - Có tình cảm chân thực, sâu sắc và thái độ khách quan với vấn đề nghị luận. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu có liên quan Ra đề. 2. Học sinh: Ôn luyện văn nghị luận, chuẩn bị tâm thế làm bài. III. Các hoạt động dạy - học 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra: Đề: Theo em thế nào là con ngoan trò giỏi? Em hãy viết một bài nghị luận nêu lên suy nghĩ của mình về vấn đề trên. Đáp án: a. Phần mở bài: 1,5đ - Giới thiệu dẫn dắt vào vấn đề nghị luận. - Trích dẫn câu nói ở đề bài. b.Phần thân bài: 7đ - Thế nào là con ngoan? Nêu những biểu hiện cụ thể của người con ngoan. ( Dẫn chứng) - Thế nào là trò giỏi? Nêu những biểu hiện cụ thể của người trò giỏi. (Dẫn chứng) - Nêu mối quan hệ của con ngoan và trò giỏi trong học sinh. - Muốn trở thành con ngoan trò giỏi, em phải phấn đấu ra sao?( Liên hệ bản thân bằng cách nêu ra những hành động và việc làm cụ thể) c. Phần kết bài: 1,5đ Con ngoan trò giỏi có vị trí như thế nào trong mục đích rèn luyện của người học sinh? 3. Thu bài: - Hết giờ giáo viên thu bài. - Nhận xét giờ làm bài của học sinh. 4. Hướng dẫn học bài: - Xem lại lí thuyết về kiểu bài để tự rút kinh nghiệm. - Chuẩn bị tiết sau: VB “Thuế máu”. IV. Rút kinh nghiệm: . HT ký duyệt: 17/3/2014 Phạm Văn Ngọ
File đính kèm:
- GA van 8 tuan 28.doc