Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 30

Tuần: 30

 Bài 27- Tiết 117

 Văn bản: Đi bộ ngao du

 (Trích “Ê-min hay về giáo dục”)

 - Ru-xô -

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Đây là một văn bản mang tính chất nghị luận với cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục. Tác giả lại là một nhà văn thích học hỏi và đề cao tri thức.

- Bài này trích trong 1 tiểu thuyết, các lí lẽ luôn hoà quyện với nhau, với thực tế cuộc sống của riêng ông, khiến VB nghị luận không những sống động mà qua đó ta còn nhận thấy được ông là người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.

2. Kĩ năng:

 Nhận biết được hệ thống luận điểm, luận cứ và những dẫn chứng dồi dào của VB.

3. Thái độ:

 Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu thích thiên nhiên, đề cao việc tiếp thu tri thức và vận dụng “Học đi đôi với hành”.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

 Tham khảo tài liệu có liên quan

 Thiết kế bài dạy.

 

doc13 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 710 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Hướng dẫn học bài:
- Đọc lại VB. Học nội dung cơ bản theo trình tự tìm hiểu.
- Học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị tiết sau: “Hội thoại”- tiếp theo.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 29/3/2014
 Bài 27 - Tiết 119
 Hội thoại (Tiếp)	
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
 Tiếp tục giúp học sinh hiểu khái niệm về lượt lời trong hội thoại. Đôi khi im lặng khi đên lượt lời của mình cũng là biểu thị thái độ.
2. Kĩ năng:
 Biết vận dụng hiểu biết về lượt lời để tham gia hội thoại đạt hiệu quả cao.
3. Thái độ:
 Bồi dưỡng cho HS thái độ nghiêm túc , biết tôn trọng người vai trên, không bớt xén, chêm xen lượt lời của người khác. 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
 Tham khảo tài liệu có liên quan
 Thiết kế bài dạy.
2. Học sinh:
 Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
III. Các hoạt động dạy - học
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra: 
 Thế nào là vai XH? Việc xác định vai XH dựa trên những yếu tố nào? Nêu 1 số vai XH hàng ngày của em?
3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 ở tiết TV trước, các em đã được tìm hiểu khái niệm vai xã hội trong hội thoại. Nhưng còn 1 yếu tố nữa cũng quy định tính chất của hội thoại, đó chính là lượt lời. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 Hoạt động 2:
* Gọi HS đọc lại đoạn miêu tả cuộc trò chuyện giữ nhân vật bé Hồng và bà cô.
H: Trong đoạn hội thoại trên, mỗi nhân vật được nói bao nhiêu lượt?
H: Em hãy thống kê 5 lượt lời của người cô?
-> HS
H: Thống kê 2 lượt lời của bé Hồng?
-> HS
H: Có bao nhiêu lần lẽ ra bé Hồng được nói nhưng lại không nói?
H: Sự im lặng của Hồng đã thể hiện thái độ gì trước những lời nói của người cô?
H: Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi người cô chỉ nói toàn những lời Hồng không muốn nghe?
H: Qua tìm hiểu, em rút ra được khái niệm gì và quy tắc gì khi giao tiếp?
- HS trả lời. GV chốt lại.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
 Hoạt động 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS đọc trước đoạn trích từ nhà.
H: Em hãy nhận xét về số lượt lời của các nhân vật?
H: Kẻ duy nhất cắt lời người khác trong cuộc hội thoại là ai?
H: Qua đó em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào?
- Gọi 2, 3 HS đọc đoạn trích.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: a
+ Nhóm 2: b
+ Nhóm 3: c.
- Các nhóm thảo luận 5 phút và ghi kết quả ra bảng phụ.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chữa.
I/ Lượt lời trong hội thoại.
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
+ Người cô: nói 5 lượt lời.
+ Bé Hồng: nói 2 lượt lời.
- Có 2 lần lẽ ra Hồng được nói nhưng đã không nói.
-> Sự im lặng của Hồng thể hiện thái độ bất bình.
=> Hồng không cắt lời bà cô vì phải giữ thái độ lễ phép của người vai dưới đối với người vai trên.
* Ghi nhớ: (SGK- 102).
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
a. Số lượt lời:
- Số lượt lời của Cai Lệ và chị Dậu là nhiều nhất.
- Số lượt lời của Người nhà Lí Trưởng ít hơn.
- Anh Dậu: chỉ tham gia có 1 lượt lời khi cuộc xung đột đã kết thúc.
- Cai Lệ là kẻ duy nhất cắt lượt lời của người khác.
b. Tính cách nhân vật:
- Cai Lệ: Hống hách, thô bạo, tàn nhẫn, không còn chút tình người.
- Người nhà Lí trưởng: là kẻ “theo đóm ăn tàn” muốn bắt nạt người dân nhưng lại dựa vào cái uy của Cai Lệ.
- Chị Dậu: là người “Biết người biết ta”: sẵn sàng nhẫn nhịn nhưng lại rất bản lĩnh, khi cần thì sẵn sàng đấu tranh.
- Anh Dậu: Là người hiền lành đến nhu nhược, không có tinh thần phản kháng.
2. Bài tập 2:
a. 
- Ban đầu: Cái Tí còn hồn nhiên và nói nhiều (thuyết phục mẹ ăn khoai) còn chị D chỉ im lặng.
- Về sau: Cái Tí nói ít hẳn đi, còn chị D thì lại nói nhiều hẳn lên 
 b. Tác giả miêu tả cuộc thoại rất phù hợp với tâm lí nhân vật:
- Lúc đầu, cái Tí chưa biết mình bị bán, nó cố tìm ra chuyện để nói cho chị D vui lòng. Còn chị D, càng thấy con gái hồn nhiên, vơt bao nhiêu lại càng đau lòng bấy nhiêu nên chỉ im lặng.
- Về sau: Khi đã biết mình bị bán, cái Tí đau đớn, tuyệt vọng nên nói ít đi, còn chị D lại phải nói nhiều lên để thuyết phục con.
c. Tác giả đã tô đậm sự hồn nhiên. hiếu thảo của cái Tí ở phần đầu càng làm tăng kịch tính của câu chuyện.
- Chị D đau đớn khi phải bán đi đứa con hiếu thảo...như cái Tí.
- Đối với cái Tí, việc bị bán cho nhà Nghị Quế là 1tai hoạ khủng khiếp vì phải xa bố, xa mẹ, xa em.
4. Củng cố: 
- Em hãy nhắc thế nào là lượt lời?
- Khi tham gia hội thoại, cần phải làm gì để tôn trọng người đối thoại?
5. Hướng dẫn học bài:
- Học nội dung cơ bản theo trình tự tìm hiểu.
- Học thuộc ghi nhớ, làm BT3, BT4 vào vở.
- Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập đưa yếu tố BC vào bài văn nghị luận.
IV. Rút kinh nghiệm:
 ***********************************************
Ngày soạn: 29/3/2014
 Bài 27 - Tiết 120
 Luyện tập 
 Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
 Củng cố chắc chắn hơn nữa những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận mà các em đã được học.
2. Kĩ năng:
 Biết vận dụng hiểu biết về vai trò của yếu tố biểu cảm để đưa yếu tố biểu cảm vào đoan văn, bài văn nghị luận.
3. Thái độ:
 Bồi dưỡng cho HS thái độ nghiêm túc , thật sự xúc động trước vấn đề mà mình đang nói tới.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
 Tham khảo tài liệu có liên quan
 Thiết kế bài dạy.
2. Học sinh:
 Lập dàn ý chi tiết vào vở soạn.
III. Các hoạt động dạy - học
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra: 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 GV nêu mục tiêu tiết học để vào bài.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 Hoạt động 2:
* Gọi HS nhắc lại những yêu cầu và công việc cần chuẩn bị ở nhà.
 Hoạt động 3:
- Gọi HS đọc đề bài.
H: Để viết bài văn trên thành 1 bài văn NL có yếu tố BC thì sẽ lần lượt làm những công việc gì?
-> HS.
H: Đề bài yêu cầu làm sáng tỏ vấn đề gì?
H: Đối tượng hướng tới của bài viết?
H: Xác định kiểu bài của đề bài này?
- Gọi HS đọc các LĐ ở mục 1 (phầnII)
H: Em có nhận xét gì về cách sắp xếp các luận điểm trên?
H: Ta nên sửa lại ntn?
-> Thêm MB, KB và 1 số LĐ cần thiết.
H: Hãy sắp xếp các LD trên cho hợp lí ở phần thân bài?
GV: Dẫn chứng có vai trò quan trọng trong lập luận CM. Nếu không có dẫn chứng, bằng chứng thì không làm sáng tỏ được vấn đề.
 Xét cho cùng, CM cũng là để làm sáng tỏ thật-giả, đúng-sai. Vì thế người CM buộc phải đưa ra ý kiến, quan điểm của mình. Tức là nêu ra luận điểm. Các LĐ nêu ra để CM không chỉ cần xác đáng, đầy đủ mà còn phải được sắp xếp rành mạch, hợp lí, chặt chẽ để có thể làm cho vấn đề trở nên sáng tỏ.
- Gọi HS đọc đoạn văn a.
H: Đoạn văn nàm ở vị trí nào của Vb?
H: Cảm xúc của tác giả là gì?
H: Cảm xúc đó được biểu hiện như thế nào qua giọng điệu của các câu văn?
H: Qua tham khảo đoạn văn, em thấy để có 1 đoạn văn nghị luận kết hợp với BC, ta phải làm ntn?
GV: Việc đưa ra các từ ngữ, cấu trúc câu cảm trong đoạn văn NL là rất cần thiết, nó làm tăng sức thuyết phục cho người đọc người nghe. Đồng thời làm sáng tỏ vấn đề 1 cách nhẹ nhàng, gần gũi, cụ thể và tự nhiên.
H: Nếu phải trình bày luận điểm “Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui” em hãy cho biết luận điểm ấy gợi cho em cảm xúc gì?
-> Cảm xúc trước ki đi, trong khi đi, sau khi đi (Hồi hộp, náo nức, chờ đợi, ngạc nhiên, thích thú, sung sướng, ngỡ ngàng, cảm động, hài lòng...)
- Gọi HS đọc doạn văn b.
H: Đoạn văn đã thể hiện hết cảm xúc mà chúng ta vừa xác định chưa?
H: Vậy ta phải làm ntn để đoạn văn thể hiện đúng những cảm xúc của em?
H: Dựa vào câu hỏi gợi ý trong SGK, em hãy tăng cường yếu tố BC để sửa lại đoạn văn trên?
-> HS trình bày dựa trên sự chuẩn bị bài ở nhà.
- Gọi HS khác nhận xét.
- GV theo dõi, sửa chữa nếu cần.
- HS đọc đề bài trong SGK.
H: Em hãy xác định các luận cứ?
H: Nên thể hiện tình cảm gì?
H: Nên đưa yếu tố biểu cảm vào phần nào của bài văn?
I/ Chuẩn bị ở nhà
II/ Luyện tập trên lớp:
* Đề bài: Sự bổ ích của những chuyến
 tham quan, du lịch đối với HS.
1. Tìm hiểu đề bài:
- Vấn đề nghi luận: sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch.
- Đối tượng hướng tới: HS
- Kiểu bài: NL chứng minh.
2. Tìm ý, sắp xếp luận điểm.	
a. Ví dụ:
b. Nhận xét:
- Cách sắp xếp: chưa đầy đủ, rõ ràng và hợp lí.
=> Sửa lại:
- Mở bài: Nêu khái quát lợi ích của việc tham quan.
- Thân bài: nêu các lợi ích cụ thể:
+ Về thể chất: Những chuyến tham quan, du lịch có thể giúp chúng ta khoẻ mạnh.
+ Về tình cảm: Có được nhiều bạn bè, thêm niềm vui; Có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, đất nước, con người.
+ Về kiến thức: Giúp ta hiểu cụ thể hơn, sâu sắc hơn những điều được học trong trường lớp qua những gì mắt thấy tai nghe; Đem lại những bài học có thể còn chưa có trong sách vở.
- Kết bài: Khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan.
3. Đưa yếu tố biểu cảm vào đoạn văn nghị luận:
a. Đoạn văn 1.
- Cảm xúc: Niềm vui sướng và hạnh phúc tràn ngập vì được đi bộ ngao du.
- Giọng điệu: Phấn chấn, vui tươi, hồ hởi.
-> Biểu cảm qua cảm xúc, giọng điệu và cụ thể là từ ngữ BC, câu cảm thán.
b. Đoạn văn 2:
- Đoạn văn chưa diễn đạt trọn vẹn cảm xúc mặc dù đã có yếu tố biểu cảm.
-> Cần tăng cường yếu tố biểu cảm.
4. Đưa yếu tố biểu cảm vào 1 bài văn nghị luận.
* Đề bài: Chứng minh rằng: Nhiều bài thơ em đã học như: Cảnh khuya của HCM, Khi con tu hú của TH, Quê hương của TH...đều thể hiện rõ tình cảm tha thiết của nhà thơ đối với TN đất nước.
* Các luận cứ:
- Đó là cảnh tự nhiên đẹp, trong sáng, thấm đẫm tình người.
- Đó là cảnh tự nhiên gắn liền với khao khát tự do.
- Đó là cảnh tự nhiên gắn liền với nỗi nhớ nhà và tình yêu quê hương.
* Tình cảm;
Đồng cảm, chia sẻ, kính yêu, kính phục, bồn chồn, rạo rực, lo lắng, băn khoăn....
-> Đưa y.tố BC vào cả 3 phần: MB, TB, KB.
* Đọc thêm:
4. Củng cố: 
- Em hãy nhắc lại vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn NL?
- Khi đưa yếu tố BC vào bài văn NL, cần phải chú ý điều gì?
5. Hướng dẫn học bài:
- Học nội dung cơ bản theo trình tự tìm hiểu.
- Tìm đọc các bài văn, đoạn văn nghị luận để học cách đưa yếu tố tự sự vào bài văn, đoạn văn nghị luận.
- Ôn lại các Vb đã học thuộc phần thơ hiện đại để tiết sau kiểm tra 45 phút.
IV. Rút kinh nghiệm:
. .
 HT ký duyệt: 31/3/2014
 Phạm Văn Ngọ 

File đính kèm:

  • docGA van 8 tuan 30.doc
Bài giảng liên quan