Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 31
Tuần: 31
Bài 28- Tiết 121
Kiểm tra Văn học (45phút)
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Học sinh nhớ lại kiến thức đã học về phần thơ hiện đại trong học kì II năm lớp 8.
- Biết vận dụng những kiến thức đã được trang bị vào việc làm các bài tập cụ thể.
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết làm bài kiểm tra kết hợp trắc nghiệm và tự luận.
- Rèn cho HS kĩ năng nhận biết, tổng hợp, diễn đạt vấn đề và cảm thụ VH.
3. Thái độ:
Có thái độ nghiêm túc khi kiểm tra và thật sự xúc động trước nhân vật trữ tình của VB.
II. Chuẩn bị:
GV: Đề kiểm tra.
HS: Ôn tập kiến thức văn học.
III. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra.
Trắc nghiệm + Tự luận
chuyển vị ngữ lên trước chủ ngữ như trong đoạn trích nhằm nhấn mạnh sự hung hãn của Cai lệ. * Ghi nhớ1: (SGK). II/ Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ. 1. Ví dụ1: a. Thể hiện thứ tự trước-sau của các hành động. b. + Thể hiện thứ tự xuất hiện của các nhân vật (theo thứ bậc XH). + Đảm bảo sự tương ứng với trật tự của cụm từ đứng trước. 2. Ví dụ 2 - > Cách viết như nhà văn Thép Mới có hiệu quả diễn đạt cao hơn, vì nó có nhịp điệu (Đảm bảo sự hài hoà về mặt ngữ âm) * Ghi nhớ2: (SGK). III. Luyện tập: 1. Bài tập 1: a. Kể tên các vị anh hùng DT theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử. b. - “Đẹp vô cùng” đảo lên trước -> Nhấn mạnh sự phấn chấn trước vẻ đẹp của tổ quốc mới được giải phóng. - “Hò ô” đưa lên phía trước từ “tiếng hát” để bắt vần lưng với “sông lô”, gợi ra 1 không gian mênh mông sông nước. Đồng thời từ “hát” lại bắt vần chân với từ “ngạt” ở câu trên.-> Vừa có t/dụng LK, vừa tạo sự hài hoà về mặt ngữ âm. c. Thứ tự các cụm từ “Mật thám”, “Đội con gái” đảm bảo sự tương ứng với trật tự của câu văn đứng trước. 4. Củng cố: - Em hãy nhắc lại một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ? 5. Hướng dẫn học bài: - Học nội dung cơ bản theo trình tự tìm hiểu. - Học thuộc ghi nhớ, lấy thêm ví dụ - Lập dàn ý cho bài viết số 6 để tiết sau trả bài. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 4/4/2014 Bài 28 - Tiết 123 Trả bài Tập làm văn số 6 I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Củng cố lại những kiến thức đã học về kiểu bài nghị luận đã học ở lớp 7; cách dùng từ đặt câu, đặc biệt là biết đưa ra luận điểm và trình bày luận điểm. -Thấy được ưu điểm và nhược điểm của bài làm từ đó có ý thức sửa chữa, bổ sung và học hỏi. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng diễn đạt, dùng từ, triển khai luận điểm, nêu và phân tích dẫn chứng. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chấm, chữa bài, phân loại bài kiểm tra. Nhận xét, thống kê ưu, nhược điểm. 2. Học sinh: Ôn lại lí thuyết, lập dàn ý III. Các hoạt động dạy - học 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: GV nêu mục tiêu tiết học để HS nắm được nội dung. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: * GV yêu cầu HS đọc đề bài H: Xác định kiểu bài của đề văn trên? H: Vấn đề nghị luận? H: Phần mở bài, em sẽ giới thiệu điều gì? H: Phần thân bài, em sẽ trình bày vấn đề dựa trên những LĐ nào? Hoạt động 2: Về hình thức: Đa số trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng, không sai chính tả. Về nội dung: + Nắm được đặc trưng của kiểu bài + Xác định đúng vấn đề càn làm sáng tỏ. + Dùng từ đặt câu, chuyển đoạn phù hợp. + Dẫn chứng phong phú. Về hình thức: + Sai chính tả, viết tắt nhiều + Chữ viết xấu, ẩu, trình bày chưa khoa học. + Không tách ý, chuyển đoạn phù hợp Về nội dung: + Bài viết sơ sài, chưa đầy đủ. + Lấy dẫn chứng chưa cụ thể + Viết lan man, chưa toát ý nên chưa làm sáng tỏ vấn đề. + Sử dụng từ ngữ chưa chính xác. + Một số em mở bài theo phương thức tự sự. Hoạt động 3: * GV viết các từ sai chính tả lên bảng * Gọi HS mắc lỗi lên sửa. *GV nêu câu văn có từ dùng sai để HS phát hiện. * Gọi HS nêu cách sửa. * GV đọc chậm câu văn mắc lỗi * HS lắng nghe và phát biểu, nêu cách sửa. Hoạt động 4: - Đọc mẫu: chọn đọc cho HS 2 bài: Ngọc 8A, Ngân 8A - GV trả bài cho HS - Gọi điểm, ghi điểm vào sổ. - Tuyên dương một số bài làm tốt. I/ Xác lập yêu cầu của đề bài Đề bài: Theo em thế nào là con ngoan trò giỏi? Em hãy viết một bài nghị luận nêu lên suy nghĩ của mình về vấn đề trên. - Kiểu bài: Nghị luận (Giải thích kết hợp với chứng minh). - Vấn đề nghị luận: thế nào là con ngoan trò giỏi? Dàn ý: đã nêu ở tiết kiểm tra. II/ Nhận xét: 1. Ưu điểm. Về hình thức: Đa số trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng, không sai chính tả. Về nội dung: + Nắm được đặc trưng của kiểu bài + Xác định đúng vấn đề càn làm sáng tỏ. + Dùng từ đặt câu, chuyển đoạn phù hợp. + Dẫn chứng phong phú. 2. Hạn chế: Về hình thức: + Sai chính tả, viết tắt nhiều + Chữ viết xấu, ẩu, trình bày chưa khoa học. + Không tách ý, chuyển đoạn phù hợp Về nội dung: + Bài viết sơ sài, chưa đầy đủ. + Lấy dẫn chứng chưa cụ thể + Viết lan man, chưa toát ý nên chưa làm sáng tỏ vấn đề. + Sử dụng từ ngữ chưa chính xác. + Một số em mở bài theo phương thức tự sự III. Chữa lỗi 1. Lỗi chính tả: 2. Lỗi dùng từ: 4. Lỗi diễn đạt: IV. Trả bài, gọi điểm: 4. Củng cố: - GV nhắc lại một số yêu cầu cần đạt và các lỗi cần tránh để HS rút kinh nghiệm. 5. Hướng dẫn học bài: - Viết lại bài vào vở BT trên cơ sở GV đã chữa lỗi. - Soạn bài: Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận. IV. Rút kinh nghiệm: . Ngày soạn: 4/4/2014 Bài 28 - Tiết 124 Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả Trong văn nghị luận I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Thấy được tự sự và miêu tả thường là những yếu tố rất cần thiết trong 1 bài văn nghị luận vì chúng có khả năng giúp người đọc, người nghe nhận thức được nội dung nghị luận 1 cách rõ ràng, sáng tỏ hơn. 2. Kĩ năng: Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa các yếu tố miêu tả và tự sự vào bài viết, để bài nghị luận có thể đạt được kết quả thuyết phục cao. 3. Thái độ: HS có thái độ đúng đắn trong việc đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận bằn phương thức tự sự và miêu tả. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu có liên quan Thiết kế bài dạy. 2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi vào vở soạn. III. Các hoạt động dạy - học 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra: Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có vai trò như thế nào? 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: * Gọi HS đọc ví dụ a và b. H: Hãy chỉ ra những câu, những đoạn sử dụng yếu tố tự sự trong đoạn trích a? -> Gọi nhiều HS trình bày. H: Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn trích b? H: Vì sao đoạn trích a có yếu tố tự sự mà không phải văn tự sự? Còn đoạn trích b có yếu tố miêu tả nhưng không phải là văn miêu tả? H: Giả sử đoạn trích a không có những chi tiết cụ thể kể lại 1 kiểu bắt linh kì quặc, tàn ác, liệu ta có thể lường hết được việc mộ lính “tình nguyện” đã gây ra sự nhũng lạm hết sức trắng trợn không? -> Không. H: Còn ở đoạn trích b, nếu thiếu những dòng miêu tả sinh động về những người lính, thì ta có hình dung được sự giả dối, lừa gạt trong những rêu rao của thực dân không? -> Không. H: Từ việc tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận? GV: Hai đoạn trích trên kể về những thủ đoạn bắt lính và miêu tả cảnh khổ sở của những người bị bắt. Mục đích của tác giả là đưa ra ý kiến để người đọc bàn luận, phân biệt phải trái, đúng sai. Rõ ràng, nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì luận điểm “Chế độ lính tình nguyện” không được rõ ràng, cụ thể, sinh động đến như vậy. - Gọi HS đọc ví dụ. H: Hãy chỉ ra bố cục của VB trên? -> HS. H: Tác giả đã đưa ra và làm sáng tỏ ý kiến nào? H: Tìm những yếu tố tự sự và miêu tả trong phần thân bài của VB? H: Tác dụng của tự sự và miêu tả trong VB trên? H: Vì sao tác giả không kể đầy đủ, cặn kẽ toàn bộ hai câu chuyện mà chỉ tả 1 số hình ảnh và kể 1 số chi tiết trong những câu chuyện ấy? H: Từ việc tìm hiểu trên, em hãy cho biết: Khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn NL, cần chú ý những gì? -> Các yếu tố TS và MT phải phục vụ cho việc làm rõ LĐ, không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của VB. GV chốt lại kiến thức. Đưa ra phần ghi nhớ, gọi HS đọc. Hoạt động 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và đoạn văn trong SGK - GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ: + Nhóm 1: chỉ ra các yếu tố tự sự. + Nhóm 2: chỉ ra các yếu tố miêu tả. + Nhóm 3: Nêu tác dụng. - Gọi HS đọc yêu cầu trong SGK. - GV hướng dẫn HS cách làm. I/ Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận. 1. Ví dụ1: a. - Yếu tố tự sự: “ Vị chúa tỉnh...hoặc xì tiền ra”. b. - Yếu tố tự sự: “ấy thế mà....tuyên bố rằng”. - Yếu tố miêu tả: Tấp nập, không ngần ngại....người thì...kẻ thì...tốp thì...”. -> Hai đoạn văn trên là văn nghị luận. Vì tự sự và miêu tả không phải là mục đích chủ yếu mà người viết hướng tới. => Tự sự và miêu tả là yếu tố phụ trợ giúp việc trình bày luận cứ được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn. 2. Ví dụ 2: - Vấn đề nghị luận: Truyện “Chàng Trăng....ở miền xuôi”. a. Yếu tố tự sự và miêu tả trong truyện “Chàng Trăng”: - TS: Mẹ chàng Trăng...trời đất. Sau đó...vầng sáng bạc. - MT: Suốt ngày chàng không nói, không cười...khiên đao. b. Yếu tố tự sự và miêu tả trong truyện “Nàng Han”: - TS: Quân nàng...tắm - MT: Nàng Han là...xâm. Và trên dãy núi....người Kinh. -> Giúp làm rõ ý kiến của tác giả đã nêu ở phần đặt vấn đề. => Tác giả chỉ tả 1 số hình ảnh và kể 1 số chi tiết, vì không muốpn phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn. * Ghi nhớ: (SGK- 116). II. Luyện tập: 1. Bài tập 1: a. Yếu tố tự sự: - Sắp trung thu - Đêm trước rằm đầu tiên...bộ mặt nhà giam. - Cầm lòng không đậu...lên” - Phải đi ra...làm thơ. - Tâm trạng...làm lơ. - Như đành...giục. - Nghĩa là...im lặng. b. Yếu tố miêu tả: - Trời xứ bắc...sáng. - Bỗng ....vỗ về. - Ngay bên cửa sổ...cây. - Đêm nay rất đẹp. - Nó ăm ắp...bộc lộ. c. Tác dụng: - Yếu tố tự sự: Giúp người đọc hình dung rõ hơn hoàn cảnh sáng tác bài thơ và tâm trạng của tác giả. - Yếu tố miêu tả: Giúp người đọc như trông thấy trước mắt khung cảnh của đêm trăng sáng và cảm xúc của người tù- thi sĩ để nhận rõ hơn chiều sâu của 1 tâm tư. ở đó, bên trong sự im lặng còn chứa đựng biết bao nhiêu tình cảm dạt dào trước trăng, trước đêm, trước cái lành, cái đẹp. 2. Bài tập2: - Có vận dụng yếu tố miêu tả. - Vì: Gợi lại được vẻ đẹp của hoa sen, hoặc kể lại 1 kỉ niệm về bài ca dao đó-> Làm vấn đề ghị luận trở nên sáng tỏ, sinh động, giàu sức thuyết phục hơn. 4. Củng cố: - Tự sự và miêu tả có vai trò gì trong bài văn nghị luận? - Việc đưa các yếu tố trên vào bài văn phải lưu ý những gì? 5. Hướng dẫn học bài: - Học bài theo quá trình tìm hiểu các ví dụ. - Học thuộc ghi nhớ. - Tìm 1 số đoạn văn NL có yếu tố TS và MT để tham khảo. - Soạn bài: “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”. IV. Rút kinh nghiệm: . HT ký duyệt: 07/04/2014 Phạm Văn Ngọ
File đính kèm:
- GA Van 8 tuan 31.doc