Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 32

Tuần: 32

Bài 29 - Tiết 125

Văn bản: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

(Trích “Trưởng giả học làm sang”)

 - Mô-li-e -

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức:

- Hình dung được lớp kịch này trên sân khấu.

- Hiểu được Mô-li-e là nhà soạn kịch tài ba, đã xây dựng lớp kịch rất sinh động, khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của 1 tay trưởng giả học làm sang, gây được tiếng cười sảng khoái cho khán giả.

2. Kĩ năng:

 Rèn kĩ năng đọc phân vai, kĩ năng phân tích kịch.

3. Thái độ:

 Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu mến VH nước ngoài, có thấi độ phê phán trước những nhân vật lố lăng, quê kệch, không có kiến thức nhưng lại thích thể hiện, thích làm sang.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

 Tham khảo tài liệu có liên quan

 Thiết kế bài dạy.

2. Học sinh:

 Đọc văn bản, đọc chú thích, tìm bố cục

 Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.

 

doc13 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
 Vận dụng được những hiểu biết về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong một số trường hợp nhất định.
2. Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng lựa chọn, sắp xếp trật tự từ phù hợp, đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.
3. Thái độ:
 Bồi dưỡng cho HS thái độ nghiêm túc khi sử dụng trật từ từ trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
 Tham khảo tài liệu có liên quan
 Thiết kế bài dạy.
2. Học sinh:
 Đọc trước bài, làm các bài tập vào vở soạn.
III. Các hoạt động dạy - học
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra: 
 Hãy nhắc lại một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ?
3. Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
- Gọi HS đọc yêu cầu và các ví dụ.
H: Trật tự các từ và cụm từ in đậm thể hiện mối quan hệ giữa những hành động và trạng thái mà chúng biểu thị như thế nào?
- Gọi HS đọc nội dung các câu văn.
- GV chia HS thành 4 nhóm để làm bài.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại.
- GV đọc phần a. cho HS theo dõi.
H: Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm?
- GV tiếp tục đọc phần b.
H: Em hãy phân tích hiệu quả diễn đạt của câu thơ này?
- Gọi 2 HS đọc 2 câu văn a và b.
- GV ghi bảng.
H: Em hãy phân tích cấu trúc ngữ pháp của 2 câu để thấy rõ sự khác biệt của trật tự từ?
- Yêu cầu HS chú ý vào đoạn văn phía dưới.
H: Theo em, để phù hợp với nội dung đoạn văn, ta phải dùng câu nào để điền vào chỗ trống?
- Gọi HS đọc ví dụ.
H: Hãy liệt kê các cách sắp xếp trật từ từ trong bộ phận câu in đậm trên?
-> Gọi nhiều HS trả lời.
H: Đối chiếu với cách sắp xếp của tác giả và cho biết vì sao tác giả lại chọn trật tự từ như vậy?
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS: Có thể chọn 1 trong 2 đề tài để viết đoạn văn. Thời gian viết 5 phút.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét.
GV: Hướng dẫn cách làm BT. 
HS: thực hành làm BT theo hướng dẫn.
GV: nhận xét, đánh giá.
1. Bài tập 1:
a. Thể hiện thứ tự của các công việc cần phải làm để cổ vũ, động viên, phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân.
b. Thể hiện thứ tự các việc từ chính đến phụ (Việc làm thường xuyên, hàng ngày kể trước, việc thỉnh thoảng mới làm thì kể sau).
2. Bài tập 2:
a. ở tù
b. Vốn từ vựng ấy
c. Còn 1 can trâu và 1 thúng gạo.
d. Trong 10 năm ấy
 Trong sự thắng lợi ấy
-> Tất cả các từ và cụm từ trên đều được đưa lên đầu câu, lặp lại ý của câu trước nhằm liên kết câu.
3. Bài tập 3:
a. 
- Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
-> Nhấn mạnh sự ít ỏi, thưa thớt của sự sống nơi Đèo Ngang.
- Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
-> Nhấn mạnh nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn man mác của tác giả.
b. Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều.
-> Nhấn mạnh hình ảnh đẹp của anh giải phóng quân.
4. Bài tập 4:
a. Tôi thấy một anh bọ ngựa trịnh trọng tiến vào
-> Câu miêu tả bình thường.
b. Tôi thấy trịnh trọng tiến vào một anh bọ ngựa
-> Cụm chủ-vị ở phần vị ngữ bị đảo trật tự từ-> Nhấn mạnh sự ngạo nghễ, vô lối của nhân vật.
=> Căn cứ vào văn cảnh, chọn câu b. là phù hợp.
5. Bài tập 5:
- Cách sắp xếp của tác giả:
+ Xanh: màu sắc, đặc điểm bề ngoài (dễ nhận thấy)
+ Nhũn nhặn,ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm: Là những phẩm chất ben trong (phải qua thời gian tìm hiểu thì mới nắm bắt được).
=> Sắp xếp như tác giả là hợp lí vì: Vừa đúc kết những phẩm chất đáng quý của tre theo trình tự nhận thức của con người, vừa tạo sự hài hoà về mặt ngữ âm.
6. Bài tập 6:
- Gọi HS đọc đoạn văn trước lớp.
- Trình bày câu văn đã được sắp xếp trật tự từ và giải thích dụng ý.
* BT bổ sung: Cho HS làm thêm BT 1,2 tr 282 trong sách nâng cao Ngữ văn 8.( Dành cho HS lớp 8A).
4. Củng cố: 
GV nhắc lại các tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ.
5. Hướng dẫn học bài:
- Học lại lí thuyết về trật tự từ
- Tìm một số ví dụ có đảo trật tự từ và chỉ ra tác dụng.
- Soạn bài: Luỵên tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
IV. Rút kinh nghiệm:
. 
 *******************************************
Ngày soạn: 9/4/2014
 Bài 29 - Tiết 128
Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
 Củng cố chắc hơn những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận mà các em đã được học trong tiết TLV trước
2. Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa ra các yếu tố tự sự và miêu tả vào một đoạn văn, bài văn nghị luận với đề tài quen thuộc, gần gũi.
3. Thái độ:
 Bồi dưỡng cho HS thái độ nghiêm túc khi tạo lập đoạn văn nghị luận.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
 Nghiên cứu bài dạy
 Tham khảo tài liệu
2. Học sinh:
 Xác lập luận điểm và sắp xếp luận điểm 
 Phát triển luận điểm, chuẩn bị yếu tố miêu tả và tự sự
III. Các hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
 H: Hãy cho biết yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận có vai trò như thế nào?
3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Khởi động
 Giáo viên nhắc lại vai trò của tự sự và miêu tả trong văn nghị luận để dẫn vào tiết luyện tập.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 Hoạt động 2: 
- Gọi HS nêu đề bài
H: Yêu cầu phải chuẩn bị ở nhà như thế nào?
à Lập dàn ý chi tiết, tập hợp những suy nghĩ, những hình ảnh, những câu chuyện mà em đã tích luỹ được xung quanh vấn đè trang phục trong thực tế đời sống, ở ngoài nhà trường và xã hội.
- Gọi học sinh nêu yêu cầu
H: Kiểu bài của đề bài trên?
à Nghị luận (Giải thích kết hợp chứng minh)
H: Từ ngữ nào của đề bài giúp em biết điều đó?
àThuyết phục
H: Vấn đề nghị luận ở đây là gì?
à Trang phục của học sinh và việc chạy đua theo mốt không phải là học sinh có văn hoá.
H: Sau khi định hướng được yêu cầu của đề bài, chúng ta phải làm gì?
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
H: Nên đưa vào bài viết những luận điểm nào trong số các luận điểm trên?
à Học sinh thảo lụân, trao đổi và đưa ra kết luận.
H: Vì sao em không chọn luận điểm d, vào bài viết này?
àVì luận diểm d, không phù hợp với nội dung, yêu cầu của đề bài.
H: Vậy khi chọn luận điểm ta phải chú ý điều gì?
H: Tìm được luận diểm, ta đã viết được bài luôn chưa?
H: Bước tiếp theo của việc tìm luận điểm là gì?
H: Hãy cho biết yêu cầu của việc sắp xếp các luận điểm?
-> Trong 1 bài văn nghị luận, LĐ là 1 hệ thống gồm: 
+ LĐ chính: Là vấn đề cần làm sáng tỏ.
+ LĐ phụ: còn gọi là luận cứ (gồm d.chứng và lí lẽ).
-> Các LĐ trong bài văn NL phải liên kết chặt chẽ với nhau và phải được sắp xếp theo 1 trình tự hợp lí.
H: Hãy nêu cách sắp xếp của riêng mình dựa trên hệ thống các luận điểm đã có sẵn?
-> HS có thể có những cách sắp xếp ý khác nhau để đưa ra cho cả lớp xem xét, đánh giá.
- GV đưa ra cách sắp xếp đúng.
H: Sau khi sắp xếp được các luận điểm theo một trình tự hợp lí, phù hợp với vấn đề NL thì bước tiếp theo sẽ là gì?
-> Phát triển các LĐ đó thành các đoạn văn (Mỗi LĐ là 1 đoạn văn).
H: Mỗi đoạn văn cần có những yếu tố nào phụ trợ?
-> Tự sự và miêu tả.
H: Theo em, có nên đưa các yếu tố TS và MT vào quá trình triển khai LĐ không? Vì sao?
-> Có. Vì 2 yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể và sinh động hơn. Do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
* Gọi HS đọc ví dụ a và b. trong SGK.(Mỗi đoạn văn trình bày 1 LĐ).
H: Hãy chỉ ra các yếu tố TS và MT trong từng đoạn văn?
-> HS thực hiện.
H: Từ việc tìm hiểu ví dụ, em thấy nếu lược bỏ các yếu tố TS và MT thì các đoạn văn trên sẽ trở nên ntn?
-> HS trả lời.
H: Vậy tác dụng của yếu tố MT và TS là gì?
H: Cái khác nhau của đoạn văn a, và đoạn văn b. ở phần dẫn chứng là gì?
-> Đoạn b. tập trung kể, tả lớp hài kịch cổ điển của Mô-li-e vừa học. Còn đoạn a. có những sự vật, hình ảnh được rút ra từ thực tế.
=> Dẫn chứng có thể nằm trong tác phẩm, nhưng cũng có thể trong cuộc sống hàng ngày. Việc đưa yếu tố TS và MT vào đoạn văn và bài văn NL là rất cần thiết. Nhưng khi đưa vào, chúng ta phải chú ý đưa 1 cách có chọn lọc, phù hợp với nội dung LĐ thì mới có hiệu qủa.
- Viết đoạn văn nghị luận có yếu tố TS, MT (Phát triển các luận điểm b, c, d, e ).
- HS viết từ 5 đến 10 phút.
- Gọi một vài em trình bày.
- GV nhận xét, chữa.
I. Chuẩn bị ở nhà:
Đề bài: Trang phục và văn hoá 
II. Luyện tập trên lớp
1. Cụ thể hoá đề bài trên thành tình huống cụ thể
* Đề bài:
 Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mạc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thóng văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận đẻ thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.
2, Xác lập luận điểm
a, Gần đây, cách ăn mặc của một số.......lành mạnh như trước nữa.
b, Việc chạy theo các mốt ăn mặc ấy có nhiều tác hại (làm mất thời gian.......tốn kém cho cha mẹ)
c, Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, lứa tuổi và hoàn cảnh sống.
à Chọn luận điểm phải phù hợp với vấn đề nghị luận.
3.Sắp xếp các luận điểm
1-a. Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa.
2-c. Các bạn lầm tưởng rằng, cách ăn mặc như thế sẽ làm cho mình trở nên văn minh, lịch sự, sành điệu.
3-b. Việc chạy theo các mốt ăn như thế làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến két quả học tập và gây tốn kém cho cha mẹ.
4-e. Việc ăn mặc cần phù họp với thời đại nhưng cũng cần phải phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc, với lứa tuổi, với hoàn cảnh sống và nói lên...
5- KL: Các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh, đúng đắn.
4. Phát triển LĐ, đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn, bài văn NL.
=> Các yếu tố MT và TS làm cho các luận chứng trở nên sinh động, luận điểm được CM rất cụ thể, rõ ràng.
 Yếu tố BC: Làm cho LĐ sâu sắc, lay động lòng người, có sức thuyết phục cao.
5. Luyện tập:
4. Củng cố: 
 Gọi HS nhắc lại các yêu cầu của việc đưa các yếu tố vào đoạn văn NL
5. Hướng dẫn học bài:
- Học theo quá trình tìm hiểu bài.
- Làm bài tập phần luỵân tập vào vở.
- Soạn bài: Chương trình địa phương (Phần Văn).
IV. Rút kinh nghiệm:
.
 HT ký duyệt: 14/04/2014
 Phạm Văn Ngọ 

File đính kèm:

  • docGA van 8 tuan 32.doc