Giáo án môn Ngữ văn Khối 8 - Tiết 23: Trợ từ, thán từ

1.Trợ từ: Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá, sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

 Ví dụ: Những, có, chính, đích, ngay.

 Ví dụ: Ngay tôi cũng không biết đến việc này.

 2. Thán từ:

-Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói, dùng để gọi đáp. Thán từ đứng ở đầu câu, có khi nó được tách thành một câu đặc biệt.

 * Thán từ chia làm hai loại chính:

 + Thán từ bộc lộ tình cảm : a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi.

 + Thán từ gọi đáp: nay, ơi, vâng, dạ, ừ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn Khối 8 - Tiết 23: Trợ từ, thán từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 23: 
TRỢ TƯ, THÁN TỪ
I.Mục đích yêu cầu:
Giúp HS hiểu thế nào là trợ tư, thán từ
Biết cách sử dụng những từ loại trên trong những trường hợp cụ thể.
II.Chuẩn bị:
GV: soạn giảng – phim trong.
HS: chuẩn bị soạn bài – vỡ bài tập.
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra.
3.Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
? Cho HS đọc ví dụ
- Nó ăn hai bát cơm ( khách quan)
- Nó ăn những hai bát cơm ( là nhiều)
- Nó ăn có hai bát cơm ( là ít)
-> Có những từ những, có nhấn mạnh thái độ của người nói đối với sự việc, sự vật.
-> Có, những -> gọi là trợ từ.
? Thế nào là trợ từ?
? HS cho ví dụ?
? Cho HS đọc ví dụ SGK 1
-Này, A: biểu thị thái độ tình cảm, cảm xúc.
-Vâng : biểu thị để gọi đáp
? Vị trí của những từ đó ở đâu?
? Nó có thể đứng thành câu đặc biệt không?
?Thán từ chia làm mấy loại chính?
? HS cho ví dụ?
? Cho HS làm luyện tập
? Cho HS làm bài tập theo nhóm?
Thảo luận?
? BT 3: đứng dậy đọc?
? BT 4: 
I. Bài học:
 1.Trợ từ: Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá, sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
 Ví dụ: Những, có, chính, đích, ngay...
 Ví dụ: Ngay tôi cũng không biết đến việc này.
 2. Thán từ:
-Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói, dùng để gọi đáp. Thán từ đứng ở đầu câu, có khi nó được tách thành một câu đặc biệt.
 * Thán từ chia làm hai loại chính:
 + Thán từ bộc lộ tình cảm : a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi...
 + Thán từ gọi đáp: nay, ơi, vâng, dạ, ừ...
 Ví dụ: Này ! Học bài đi nhé!
II.Luyện tập:
 1. a, c, g, i _ trợ từ
 2. 
 -Lấy : Không có một lá thư, Không...
 -Nguyên: Kể riêng tiền thách cưới cao
 -Đến : quá vô lý
 -Cả: ăn quá mức bình thường.
 -Cừ: Nhấn mạnh một việc lặp lại nhàm chán .
 3. 
 4.
 - Ha ha: khoái chí
 -Ái ái: tỏ ý van xin
 -Than ôi: tỏ ý nuối tiếc
 5.
 -Ôi ! Tôi mừng vô kể
 -Vâng ! Em biết ạ
 -Ai ! đau quá
4.Củng cố:
Thế nào là trợ từ thán từ.
Tác dụng của trợ từ, thán từ.
5.Dặn dò:
Về nhà học bài, làm bài tập.
Xem bài “ Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự”.

File đính kèm:

  • doc23.doc
Bài giảng liên quan