Giáo án môn Ngữ văn Khối 8 - Tiết 65,66: Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải) - Trần Thị Hai

Tổng kết:

1. Nghệ thuật : Sự lựa chọn thể thơ thích hợp và giọng điệu trữ tình thống thiết.

Nội dung : Qua đoạn thơ tác giả đã mượn một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào. Tình cảm sâu đậm, mãng liệt đối với nước nhà.

doc2 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn Khối 8 - Tiết 65,66: Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải) - Trần Thị Hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 17:
Tiết 65 – 66:
HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
Trần Tuấn Khải
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước.	
Trong đoạn thơ trích, nỗi đau mất nước và ý chí phục thù.
Tìm hiểu sức hấp dẩn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải. Cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp. Việc tạo dựng không khí, tâm trạng, nỗi đau mất nước được thể hiện qua giọng thơ thống thiết.
II. Chuẩn bị:
GV soạn bài – phim trong
HS chuẩn bị bài – vở bài tập
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học:
Ổn định lớp
Kiểm tra
Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
? Cho HS đọc phần chú thích ?
? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ?
? Cho HS đọc bài thơ ?
? Bài thơ là lời trăng trối của ai đối với ai ?
? Trong hoàn cảnh đất nước như thế nào ?
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì ?
? Thể thơ lục bát có tác dụng như thế nào ?
-> Lục bát làm cho nhạc tính của từng khổ thơ phong phú, diển tả những tấm lòng sâu thảm, nổi giận dữ oán than.
? Chia bố cục của bài thơ ?
8 câu đầu: tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.
20 câu tiếp theo: hiện tại tình hình đất nước trong cảnh đau thương, tang tóc.
8 câu cuối: thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con.
Tiết 66: Phân tích nội dung của bài thơ ?
 ? Cho HS đọc 8 câu đầu ?
? Bối cảnh không gian cuộc chia ly diễn ra ở đâu ? -> Biên giới ảm đạm, heo hút.
? Những từ ngữ diển tả sự heo hút đó ?
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì ?
? Hoàn cảnh và tâm sự của nhân vật như thế nào ?
-> Éo le -> Cha bị bắt sang Tàu -> không ngày trở lại.
? Lúc bấy giờ người con muốn làm gì ?
-> Muốn được theo cha để làm trọn đạo hiếu.
? Nghệ thuật ?
-> Lời trăng trối, nó thiêng liêng xúc động.
? Cho HS đọc 20 câu tiếp ?
 ? Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm nào ? 
? Đoạn thơ kể lại những sự việc gì ?
? Xen kẽ vào những dòng tự sự còn có những yếu tố gì ?
? Câu chức đựng yếu tố ấy ?
-> Biểu cảm, câu cảm thán.
? Gọi HS đọc 8 câu cuối ?
? Phân tích thế bất lực của người cha và làm rõ ý nghĩa những lời nhắn của người cha đối với con ?
? Thảo luận nhóm ?
? Tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Hai chữ nước nhà” ?
I. Giới thiệu:
 1.Tác giả: Trần Tuấn Khải ( 1895 – 1983 )
- Quê: Nam Định.
- Thơ ông thường mượn những hình ảnh quen thuộc hau những sự kiện lịch sử để nói lên tấm lòng yêu nước, cổ vũ đấu tranh một cách thầm kín.
 2.Tác phẩm:
- In trong tập “Bút quang hoài” 1924.
II.Đọc – hiểu văn bản:
Đọc.
Chú thích.
III.Phân tích:
 1.Không gian và tâm trạng lời khuyên của người cha:
- Chốn ải Bắc.
- Mây sầu, gió thảm.
- Hổ thét, chi kêu.
-> Nhân hóa -> Cảnh vật một màu tang tóc, thê lương.
- Cha: hạt máu nóng.
- Con: tầm tả châu rơi
-> ước lệ -> tình nhà, nghĩa nước đều sâu đậm, da diết và đều tột cùng đau đớn, xót xa.
 2.Tình hình đất nước hiện tại:
 * Quân Minh xâm lược
- Bốn phương khói lửa
 ... xương rừng máu sông
 ... thành tung quách vỡ
 ... bỏ vợ lìa con
 ... xiêu tán hao mòn
-> Kể, câu cảm thán -> cảm xúc mạnh, kể sao xiết, xé tâm can... ngậm ngùi thương tâm.
 3.Lời trao gửi:
- Cha tuổi già sức yếu ... bó tay.
- Sau này cậy con.
- Tổ tông khi trước.
-> Hun đúc ý chí gánh vác đất nước cho con.
IV.Tổng kết:
Nghệ thuật : Sự lựa chọn thể thơ thích hợp và giọng điệu trữ tình thống thiết.
Nội dung : Qua đoạn thơ tác giả đã mượn một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào. Tình cảm sâu đậm, mãng liệt đối với nước nhà.
4 Củng cố:
Tâm trạng lời khuyên của người cha.
Lời trao gửi.
 	5. Dặn dò: 
Về nhà học bài và ôn kĩ để thi.

File đính kèm:

  • doc65-66.doc