Giáo án Ngữ văn 10 CB tiết 57 Đọc văn: phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) Trương Hán Siêu

Đọc văn :

 PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG

( Bạch Đằng giang phú )

 Trương Hán Siêu

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS

– Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài phú sông Bạch Đằng . Nội dung y/n thể hiện ở niềm tự hào về chiến công ls và chiến công thời Trần trên sông Bạch Đằng . Tư tưởng nhân văn thể hiện qua việc đề cao vai trò , vị trí đức độ của con người , coi đây là nhân tố quyết định đ/v sự nghiệp cứu nước .

– Thấy được những đặc trưng cơ bản của thẻ phú .

– Bồi dưỡng lòng y/n , tự hào dt , ý thức trân trọng những địa danh ls , những danh nhân ls .

B/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 – SGK

 – SGV và Thiết kế bài soạn Ngữ văn .

 

doc3 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 CB tiết 57 Đọc văn: phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) Trương Hán Siêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần :1
Tiết : 57 
 Đọc văn :
 PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG 
( Bạch Đằng giang phú ) 
	Trương Hán Siêu 
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS 
– Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài phú sông Bạch Đằng . Nội dung y/n thể hiện ở niềm tự hào về chiến công ls và chiến công thời Trần trên sông Bạch Đằng . Tư tưởng nhân văn thể hiện qua việc đề cao vai trò , vị trí đức độ của con người , coi đây là nhân tố quyết định đ/v sự nghiệp cứu nước .
– Thấy được những đặc trưng cơ bản của thẻ phú .
– Bồi dưỡng lòng y/n , tự hào dt , ý thức trân trọng những địa danh ls , những danh nhân ls .
B/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
 – SGK 
 – SGV và Thiết kế bài soạn Ngữ văn .
C/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
 – Kết hợp đọc , gợi tìm , trao đổi thảo luận , đặt câu hỏi , diễn giảng dẫn dắt HS đến chỗ trả lời những vấn đề theo mục tiêu đề ra .
 – Y/c HS luyện tập .
D/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC 
Ổn định 
Kiểm tra bài cũ : 
Giới thiệu bài mới :
B Đằng là 1 nhánh sông đổ ra niển Quảng Ninh , nơi ghi dấu nhiều chiến công trong ls giữ nước của dt , đáng nhớ nhất là các trận : Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán ( 938 ) , Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Mông – Nguyên ( 1288 ) . Nhiều tg đã viết về con sông BĐ như : Ng. Trãi với BĐ hải khẩu , Ng . Mộng Tuân với Hậu BĐ giang phú . Trong đó nổi tiếng nhất là THS với Phú sông BĐ .
Tổ chức dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
Yêu cầu cần đạt 
HĐ1 : Tìm hiểu chung về tg , tp . 
?/ Hãy tóm tắt ý chính về con người và sự nghiệp sáng tác của THS ? 
Hàn Lâm : Hàm mà nhà nước pk phong tặng cho người có công .
?/ Xuất xứ của bài phú ? 
?/ Hiểu gì về thể phú ? 
GV giúp HS thống nhầt bố cục tp 
. 
HĐ2 : Hướng dẫn HS cảm nhận đoạn 1 
 TG là người say đắm trước vẻ đẹp t/n và k/k muốm mở mang hiểu biết , hãy chứng minh . 
?/ Con sông BĐ l/sử được tái hiện qua cái nhìn của tgiả ntn ? 
Dựa vào văn bản giúp HS cảm nhận được những chiến công oanh liệt trên con sông BĐ .
?/ Nêu nhận xét về lời bình của tác giả 
Đọc hiểu đoạn kết 
?/ Các em có nhận xét gì về lời ca của :
 + Các bô lão ?
 + Khách?
HĐ 3: Cho hs đọc phần ghi nhớ
HĐ1 : Đọc phần tiểu dẫn SGK / tr3 .
 HS tìm hiểu về tg theo hướng dẫn của GV .
 HS theo dõi SGK nắm bắt và trả lời câu hỏi .
 HS thảo luận nêu bố cục .
 HS đọc đoạn 1 
 HS thảo luận trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của gv .
 HS thảo luận , nêu ý kiến cảm nhận .
 Hs đọc đoạn 2 .
 Hs thuật lại theo trật tự diễn biến .
 HS đọc đoạn 3 
 Nhận xét của về lời bình 
 HS đọc đoạn kết 
HS thảo luận và trả lời câu hỏi theo y/c của GV
HS đọc phần ghi nhớ SGK 
I/ GIỚI THIỆU 
1/ Tác giả : 
– THS ( ? – 1354 ) tự Thằng Phủ . Quê : Phúc Thành – Yên Ninh ( nay là thị xã Ninh Bình ) .
– Tính tình cương trực , học vấn uyên thâm , được các vua Trần tin cậy , nhân dân kính trọng .
– Ông từng giữ chức Hàn lâm học sĩ , là môn khách của Trần Hưng Đạo .
– 1351 được thăng chức làm Tham tri chính sự .
– Khi mất được phong tước Thái bảo , Thái phó và được thờ ở Văn miếu ( HN ) .
– TP còn lại không nhiều , trong đó có bài Phú sông BĐ . 
2/ Tác phẩm 
a. Xuất xứ 
– Bài phú được viết từ cảm hứng của tg trước sông BĐ , nơi in dấu nhiều chiến tích ls ( 938 Ngô Quyền phá quân Nam Hán , giết Lưu Hoằng Thao . 1288 TQT đánh tan quân Mông – Nguyên , bắt sống Ô Mã Nhi ) .
– Chưa rõ bài phú được viết vào năm nào , có lẽ khoảng 50 năm sau cuộc kc chống giặc Mông – Nguyên thắng lợi .
b. Thể loại : 
– Thể phú . 
–TP được viết bằng thể phú theo lối phú cổ thể .
c. Bố cục : 4 phần 
– Từ đầu –> dấu vết luống còn lưu ( tr5 ) : Cảm xúc ls của n/v khách trước cảnh sông nước BĐ .
– Tiếp –>nghìn xưa ca ngợi ( tr6 ):những chiến công ls trên sông BĐ qua lời kể của các bô lão .
– Tiếp –> chừ lệ chan ( tr6 ) : lời bình luận 
– Còn lại : Lời khẳng định vai trò đức độ của con người . 
II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
1/ Cảm xúc của nhân vật khách : 
*Thú du ngoạn của tg : Khách dạo chơi thưởng thức p.cảnh , vẻ đẹp t/n , cảnh trí đ/n .
– Khách đang đi qua những địa danh ( TQ ) chủ yếu bằng sách vở tưởng tượng Sớm gõ Vũ Huyệt , trước không gian rộng lớn :
+ Biển lớn : lướt bể chơi trăng 
+ Sông hồ : Cửu Giang , Ngũ Hồ 
+ Những vùng đất nổi tiếng : Tam Ngô , Bách Việt , đầm Vân Mộng .
– Dừng chân ở cảnh thực những địa danh đất Việt: Cửa Đại Than , bến Đông Triều , sông BĐ 
– Khách có tâm hồn khoáng đạt , hoài bão lớn lao: Nơi có tha thiết 
è Khách ( n/v khách là sự phân thân của tg ) có k/k muốn mở mang hiểu biết , phỉ sức tung hoành 4 phương của kẻ làm trai .
* Cảm xúc trước con sông BĐLS 
– Bát ngát một màu : Cảnh hùng vĩ hoành tráng 
– Nước trời ba thu : Trời thu êm đềm bát ngát , nước trời haò cùng 1 màu sắc –> Thơ mộng 
–> Cảnh non sông hùng vĩ thơ mộng .
– Cảnh thực được tái hiện qua cái nhìn hồi tưởng: Bờ lau xương khô , Buồn vì còn lưu : Cảnh hoang vu và ảm đạm .
–> Cảnh tĩnh lặng , hoang vắng , thanh bình như dấu di vẻ hoành tráng nghìn xưa –> Nhà thơ tự hào ,bâng khuâng xúc động , đau buồn tiếc nuối . 
è N/v khách chính là cái tôi của tg . Đó là 1 con người tráng sĩ , đồng thời là 1 con người có tâm hồn thơ , 1 kẻ sĩ nặng lòng với đ/n , ls dt . 
2/ Trận Bạch Đằng qua lời kể của các bô lão 
Hình tượng các vị bô lão ( có thể người dân địa phương am hiểu trận chiến BĐ là những chứng nhân ls , cũng có thể là n/v hư cấu ) kể lại , bình luận về những chiến tích trên sông BĐ .
– Qua lời kể của các bô lão những chiến công vĩ đại trên sông BĐ được tái hiện theo diễn biến :
+ Ban đầu : 2 bên tập trung binh lực hùng hậu cho trận đánh quyết định Thuyền bè sáng chói .
+ Tiếp theo : trận đánh diễn ra trong thế giằng co , gay go , quyết liệt Trận đánh chống đối 
+ Tiếp nữa : trận chiến diễn ra các liệt Ánh nhật sắp đổi . Sử dụng hình tượng kì vĩ đặt trong thế đối lập ( nhật nguyệt / mờ ; trời đất / đổi ) –>trận chiến kinh thiên động địa .
–> 1 cuộc đối đầu quyết chiến : ta với lòng y/n , sức mạnh chính nghĩa >< địch thế cường với bao mưu ma chước quỷ .
– Kết cục: Hung đồ hết lối chuốc nhục muôn đời đến nay  rửa nổ –> chiến thắng về chính nghĩa .
è Lời kể súc tích cô đọng + cảm hứng tự hào của người trong cuộc –> gợi lại những diễn biến , không khí trận đánh tỉ mỉ , cụ thể .
3/ Lời bình 
Nguyên nhân ta thắng giặc thua : Trời cũng chiếu người ; trời đất hiểm trở ( Thiên thời địa lợi ) nhưng chủ yếu do Nhân tài  điện an nhờ Đại vương giặc nhàn ( nhân hòa ) –> Ta thắng do đức lớn , sức mạnh của con người .
è Khẳng định sức mạnh vị trí của con người –> Cảm hứng có giá trị nhân văn tầm triết lí sâu sắc .
4/ Lời ca 
a. Lời ca của các vị bô lão ( Lời đối ) 
 Khẳng định sự vĩnh hằng của dòng sông và nhữnh chiến công hiển hách . Lời tổng kết có giá trị như 1 tuyên ngôn về chân lí : Bất nghĩa thì tiêu vong , người nhân nghĩa thì lưu danh thiên cổ .
b. Lời ca của khách ( lời đáp ) 
Tự hào về non sông hùng vĩ , quan niệm về nhân tố quyết định trong công cuộc đánh giặc giữ nước: địa thế hiểm yếu ( địa linh ) +vai trò đặc biệt quan trọng là ở lòng người ( nhân kiệt ) –> Quan niệm tiến bộ của nhà văn .
è Lời kết thúc bài phú vừa mang đậm niềm tự hào dt , vừa thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp.
III/ GHI NHỚ ( sgk ) 
Củng cố – Dặn dò 
	* Kiểm tra đánh giá – Gợi ý giải bài tập 
	2/7 : Cả 2 bài đều thể hiện niềm tự hào về chiến công trên sông BĐ , đều khẳng định , đề cao vai trò vị trí của con người 
	* Chuẩn bị bài sau 

File đính kèm:

  • doct57. PHᅳ SᅯNG BẠCH ĐẰNG - K10 CƠ BẢN.doc