Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 34 đến 45 - Trường TH cấp 2,3 Mỹ Thuận

Đọc văn

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM

TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX

I. Mức độ cần đạt:

- Hiểu được sự hình thành và phát triển của VHTĐ qua các giai đoạn.

- Nắm được nội dung và những đặc điểm nghệ thuật cơ bản của văn học thời kì này.

II. Trọng tâm kiến thức:

1. Kiến thức:

- VHTĐ bao gồm hầu như mọi văn bản ngôn từ, từ văn nghị luận chính trị, xã hội, sử học, triết học, văn hành chính như chiếu, biểu, hịch, cáo, cho đến văn nghệ thuật như thơ, phú, truyện, kí, do tầng lớp trí thức sáng tác.

- Các thành phần, các giai đoạn phát triển, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của VHTĐ.

2. Kĩ năng:

Nhận diện một giai đoạn văn học; cảm nhận tác phẩm thuộc VHTĐ.

III. Tiến trình tổ chức dạy – học:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.

2. Kiếm tra bài cũ:

? GV yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu của 1;2;3;4 phần ôn tập VHDG.

3. Vào bài mới:

 Không phải đến bây giờ chúng ta mới làm quen với VHTĐVN. Bài ôn tập VHTĐVN ở lớp 9 đã phần nào giúp các em hình dung một cách khái quát, hệ thống một số vấn đề cơ bản về thời kì văn học này. Ở chương trình Ngữ văn 10, chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ, sâu sắc hơn,

 

doc31 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 34 đến 45 - Trường TH cấp 2,3 Mỹ Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ên nhiên. Cành mai ở đây thể hiện sức sống mãnh liệt của con người. Nó vượt lên tất cả sự sống, chết, thịnh, suy,)
Khi con người đã giác ngộ đạo thì sẽ bất diệt " sự lạc quan của tác giả.
? Nêu vài nét đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa văn bản của tác phẩm?
Ÿ HS trả lời.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh tương phản, giàu biểu tượng.
- Kết cấu chặt chẽ.
2. Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện tinh thần, ý chí bất diệt của con người.
* Học thuộc lòng bài thơ.
Tuần: 15
Tiết: 43
Ngày soạn: 19/11/2010
Đọc thêm
HỨNG TRỞ VỀ
(Quy hứng)
- Nguyễn Trung Ngạn-
I. Mức độ cần đạt:
- Cảm nhận được nỗi nhớ quê hương, xứ sở, lòng yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc của nhà thơ.
- Thấy được hệ thống từ ngữ giản dị, hình ảnh gần gũi, quen thuộc.
II. Trọng tâm kiến thức:
1. Kiến thức:
- Nỗi lòng hướng về xứ sở và mong muốn tha thiết quay trở về quê hương khắc khoải trong tâm trạng nhà thơ.
- Từ ngữ và hình ảnh quen thuộc, dân dã nhưng làm xúc động lòng người.
2. Kĩ năng: 
Đọc – hiểu bài thơ Đường luật theo đặc trưng thể loại.
III. Tiến trình tổ chức dạy – học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiếm tra bài cũ:	
3. Vào bài mới:	 
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu HS trình bày tác giả, tác phẩm.
Ÿ HS trình bày.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: SGK trang 166.
2. Tác phẩm: SGK trang 166.
- GV yêu cầu N1;2 phân tích hai câu thơ đầu.
Ÿ N1;2 phân tích.
II. Đọc – hiểu văn bản:
(- Hai câu thơ đầu: cảnh đồng quê và sinh hoạt đời thường chân thật, mộc mạc làm rung động lòng người.
- Hai câu cuối: tiếng gọi trở về nghe tha thiết khắc khoải trong lòng kẻ xa quê.
Tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về dân tộc là cảm xúc chủ đạo của bài thơ.)
1. Nỗi nhớ quê hương, chân thực, bình dị thể hiện lòng yêu nước sâu sắc:
Sống nơi phồn hoa làm nhà thơ nhớ đến quê hương:
- Cây dâu già lá rụng.
- Lúa trổ bông thoảng hương thơm.
- Cua đang lúc béo.
" Những hình ảnh dân dã lại gợi lên nỗi nhớ tha thiết.
“Lão tang diệp lạc tàn phương tận,”
- GV yêu cầu N3;4 phân tích hai câu thơ cuối.
Ÿ N3;4 phân tích.
2. Niềm tự hào về đất nước:
- “Bần diệc hảo”: nghèo vẫn tốt.
- “Giang Nam tuy lạc bất như quy”: đất Giang Nam tuy vui chẳng bằng về nhà.
" Mong muốn trở về quê hương, đất nước.
? Nêu vài nét đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa văn bản của tác phẩm?
Ÿ HS trả lời.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Cách nói chân thật, giản dị.
- Những hình ảnh gợi cảm.
2. Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thức tỉnh tâm trạng của những người xa quê.
4. Củng cố: 
 Giáo viên yêu cầu HS đọc thuộc lòng ba bài đọc thêm.
5. Dặn dò:
 - Học bài. 
- Soạn bài “Tại Hoàng Hạc lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) – Lí Bạch.
Tuần: 15
Tiết: 44
Ngày soạn: 19/11/2010
Đọc văn
TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG
(Lầu Hoàng Hạc tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)
- Lí Bạch -
I. Mức độ cần đạt:
- Cảm nhận được tình bạn chân thành, trong sáng của Lí Bạch.
- Hiểu được phong cách thơ tứ tuyệt của tác giả.
II. Trọng tâm kiến thức:
1. Kiến thức:
- Tình cảm chân thành, trong sáng, cảm động của nhà thơ đối với bạn.
- Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ.
III. Tiến trình tổ chức dạy – học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiếm tra bài cũ:	
3. Vào bài mới:
	 Đề tài về tình bạn chiếm số lượng lớn trong thơ Đường. Các nhà thơ Đường rất trân trọng tình bạn, còn đối với Lí Bạch thì tình bạn là không phân biệt địa vị, tuổi tác,
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
? Trình bày vài nét chính về tác gỉa và nội dung thơ của Lí Bạch?
Ÿ HS trình bày.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 
- Lí Bạch (701-762), tự là Thái Bạch quê ở Lũng Tây, tỉnh Cam Túc, nhà thơ lãng mạn lớn của Trung Quốc, được gọi là “Thi tiên”, thơ ông hiện còn trên 1000 bài.
- Ông học rộng biết nhiều, thích ngao du sơn thủy.
- Mạnh Hạo Nhiên, một nhà thơ nổi tiếng thời Đường.
- “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Lí Bạch về chủ đề tiễn biệt.
- Nội dung thơ:
+ Ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả.
+ Khát vọng giải phóng cá tính.
+ Bất bình với hiện thực tầm thường.
? Nêu hoàn cảnh sáng tác và thể thơ của tác phẩm?
Ÿ HS nêu.
2. Tác phẩm:
a) Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ được sáng tác khi Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng.
b) Thể thơ: 
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- GV yêu cầu N1;2 phân tích hai câu thơ đầu.
Ÿ N1;2 phân tích.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Hai câu thơ đầu: khung cảnh tiễn biệt.
(- Tình cảm lưu luyến, bịn rịn, có sự náo nức của kẻ ở đối với người đi: bạn ra đi giữa một ngày xuân đẹp (yên hoa, tam nguyệt – hoa khói, tháng ba), rời Hoàng Hạc đến Dương Châu, đô thị phồn hoa vào bậc nhất thời Đường.)
- “Cố nhân”: người bạn tri âm, tri kỉ. Lí Bạch hình dung cuộc chia tay lần này khó có thể gặp lại Mạnh Hạo Nhiên.
" Tâm trạng quyến luyến (ý tại ngôn ngoại).
- Thời gian: tháng ba – mùa xuân.
- Không gian: 
+ Nơi đi: lầu Hoàng Hạc.
+ Nơi đến: Dương Châu.
" Tâm trạng lo lắng, nỗi niềm thương nhớ, biệt li.
- GV yêu cầu N3;4 phân tích hai câu thơ cuối.
Ÿ N3;4 phân tích.
2. Hai câu thơ cuối: tâm trạng người ở lại.
(- Cảnh cũng trống vắng, cô đơn như con người: chỉ một cánh buồm, rồi cánh buồm cũng mất hút vào khoảng không, xa mãi. Cuối cùng còn lại một dòng sông Trường Giang mênh mông chảy vào cõi trời:
Bóng buồm đã khuất bầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.)
- “Cô phàm”: chiếc thuyền lẻ loi, cô độc.
- “Viễn ảnh”: hình ảnh chiếc thuyền ở xa.
" Hình ảnh chiếc thuyền chở Mạnh Hạo Nhiên lẻ loi, cô độc vào khoảng không vô tận.
- Hình bóng Mạnh Hạo Nhiên vào khoảng không vắng lặng nhưng Lí Bạch vẫn dõi mắt trông theo " tâm trạng luyến tiếc (tả cảnh ngụ tình).
? Nêu vài nét đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa văn bản của tác phẩm?
Ÿ HS trả lời.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ chọn lọc, ngôn ngữ thơ gợi cảm, giọng điệu thơ trầm lắng.
- Tình hòa trong cảnh; kết hợp giữa yếu tố trữ tình, tự sự, miêu tả.
2. Ý nghĩa văn bản:
Tình bạn sâu sắc, chân thành – điều không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của con người ở mỗi thời đại.
4. Củng cố: 
 ? Em hiểu như thế nào về tình bạn tốt? Em phải làm gì để có một tình bạn tốt?
5. Dặn dò:
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Liên hệ với một bài thơ Việt Nam trung đại về tình cảm bạn bè.
 - Học bài. 
- Soạn bài “Thực hành phép tu từ: Ẩn Dụ và Hoán Dụ”. 
Tuần: 15
Tiết: 45
Ngày soạn: 19/11/2010
Đọc văn
 THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ: ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ
 (
I. Mức độ cần đạt:
- Ôn luyện, củng cố và nâng cao kiến thức cơ bản về hai phép tu từ: ẩn dụ, hoán dụ.
- Có kĩ năng nhận diện, phân tích và cảm thụ hai phép tu từ này trong văn bản.
- Bước đầu có thể sử dụng ẩn dụ, hoán dụ phù hợp với ngữ cảnh để mang lại hiệu quả giao tiếp nhất định.
II. Trọng tâm kiến thức:
1. Kiến thức:
- Khái niệm cơ bản về từng phép tu từ: ẩn dụ, hoán dụ.
- Tác dụng của từng phép tu từ nói trên trong ngữ cảnh giao tiếp.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện đúng hai phép tu từ trong văn bản.
- Phân tích được cách thức cấu tạo của hai phép tu từ (quan hệ tương đồng hoặc tương cận).
- Cảm nhận và phân tích được giá trị nghệ thuật của hai phép tu từ.
- Bước đầu biết sử dụng ẩn dụ, hoán dụ trong những ngữ cảnh cần thiết.
III. Tiến trình tổ chức dạy – học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiếm tra bài cũ:	
3. Vào bài mới:
	Ở THCS các em đã học phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ thì trong chương trình Ngữ Văn 10,các em sẽ được học cao hơn là thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ,
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu N1 giải bài tập 1 trang 135.
Ÿ N1 thực hiện.
I. Ẩn dụ:
1. Bài tập 1 trang 135:
a)
- “Thuyền, con đò”: người con trai, người ra đi.
- “Bến, cây đa”: người con gái, người ở lại.
b)
- Câu 1: nỗi nhớ thương, chờ đợi sâu sắc của người con gái.
- Câu 2: nỗi buồn về một tình yêu dang dở.
- GV yêu cầu N2 giải bài tập 2 trang 136.
Ÿ N2 thực hiện.
2. Bài tập 2 trang 135:
(1)
“Lửa lựu lập lòe”: cảnh sắc mùa hè sinh động.
(2)
- “Thứ văn chương ngòn ngọt, sự phè phỡn thỏa thuê, tình cảm gầy gò, cay đắng chất độc của bệnh tật”: thứ văn chương thoát li đời sống, vô bổ và thứ tình cảm cá nhân ích kỉ nhỏ bé.
- “Làm thành người”: những nhân cách tốt đẹp.
- “Chỉ đứng xa nhìn thấp thoáng”: chưa đạt được chỉ thấy trong mơ ước.
(3)
- “Chim chiền chiện”: cuộc sống mới.
- “Hót”: tiếng reo vui của con người.
- “Giọt”: những thành quả Cách mạng và công cuộc xây dựng đất nước.
- “Hứng”: sự thừa hưởng những thành quả Cách mạng.
(4)
- “Thác”: khó khăn, gian khổ của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- “Thuyền”: con đường Cách mạng của nhân dân ta.
(5)
- “Phù du”: kiếp sống nhỏ bé, quanh quẩn, vô nghĩa.
- “Phù sa”: cuộc sống mới, tươi đẹp.
- GV yêu cầu N1 giải bài tập 3 trang 136.
Ÿ N3 thực hiện.
 3. Bài tập 3 trang 136:
- Gia đình là tổ ấm.
- Chiếc xe đạp là người bạn đồng hành của tôi.
- GV yêu cầu N1 giải bài tập 1 trang 136-137.
Ÿ N1 thực hiện.
II. Hoán dụ:
1. Bài tập 1 trang 136-137:
(1)
- “Đầu xanh”: tuổi trẻ.
- “Má hồng”: cô gái đẹp.
(2)
- “Áo nâu”: người nông dân.
- “Áo xanh: người công nhân.
- GV yêu cầu N2 giải bài tập 2 trang 137.
Ÿ N2 thực hiện.
2. Bài tập 2 trang 137:
a)
- Hoán dụ “Thôn Đoài, thôn Đông”: chỉ người thôn Đoài, thôn Đông.
- Ẩn dụ “Cau, trầu”: chỉ những người đang yêu.
b)
- “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông”: dùng hoán dụ để chỉ người thôn Đoài, thôn Đông.
- “Thuyền ơi có nhớ bến chăng”: dung ẩn dụ để chỉ người đang yêu.
- GV yêu cầu N1 giải bài tập 3 trang 137.
Ÿ N3 thực hiện.
3. Bài tập 3 trang 137:
- Anh ấy là một cây toán xuất sắc: Anh ấy là một học sinh rất giỏi toán.
- Nhung là chim vàng oanh của lớp tôi: Nhung có giọng hát hay.
- Nam là một chân bóng đá cừ khôi: Nam đá bóng hay.
4. Củng cố: 
 Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại khái niệm của ẩn dụ và hoán dụ.
5. Dặn dò:
 - Xem lại bài tập
- Soạn bài “Cảm xúc mùa thu” (Thu hứng) – Đỗ Phủ.

File đính kèm:

  • docTIET 1-2 NV 10 (10-11).doc