Giáo án Ngữ văn 10 tiết 5: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ( tiếp theo)

Tiết :5

Bài dạy: Tiếng Việt HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ ( Tiếp theo)

I.MỤC TIÊU

- Kiến thức :Giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

- Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng phân tích, lĩnh hội, tạo lập văn bản trong giao tiếp.

- Thái độ: Có ý thức nói và viết rõ ràng, chuẩn mực.

II. CHUẨN BỊ

- Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.

- Trò: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức ( 1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút): Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của những nhân tố nào? Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao sau: “ Ai ơi bưng bát cơm đầy / Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”?

 

doc2 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 5: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ( tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn: 28/08/08
Tiết :5
Bài dạy: Tiếng Việt HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ ( Tiếp theo)
I.MỤC TIÊU
- Kiến thức :Giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng phân tích, lĩnh hội, tạo lập văn bản trong giao tiếp.
- Thái độ: Có ý thức nói và viết rõ ràng, chuẩn mực.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.
Trò: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức ( 1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
Kiểm tra bài cũ ( 4 phút): Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của những nhân tố nào? Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao sau: “ Ai ơi bưng bát cơm đầy / Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”?
 TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
40
Hoạt động 3: Luyện tập.
GV: Hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập trong SGK.
Bài tập 1. 
 Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao dưới đây theo câu hỏi.
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
a) Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào? ( về lứa tuổi, giới tính).
b) Hoạt động giao tiếp này diễn ra vào thời điểm nào? Thời điểm đó thường thích hợp cho những cuộc trò chuyện như thế nào?
c) Nhân vật “anh” nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?
d) Cách nói của “anh” có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không?
Bài tập 2.
GV: Gợi ý để HS về nhà làm.
Bài tập 3.
Đọc bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và trả lời các câu hỏi sau:
a) Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp” với người đọc về vấn đề gì? Nhằm mục đích gi? Bằng các phương tiện từ ngữ, hình ảnh như thế nào?
b) Người đọc căn cứ vào đâu (từ ngữ, hình ảnh, cuộc đời và than phận của tác giả,)để lĩnh hội ( hiểu và cảm nhận ) bài thơ?
GV: Hướng dẫn HS về nhà làm các bài tập còn lại trong SGK.
HS: Đọc kĩ bài tập 1, kết hợp với sự chuẩn bị ở nhà, thảo luận và trả lời theo từng câu hỏi gợi ý.
HS: Đọc bài tập 2, và về nhà làm theo những gợi ý của GV.
HS: Đọc bài thơ, làm theo hướng dẫn của GV.
1) Bài tập 1 .
a) Nhân vật giao tiếp:Những người nam, nữ trẻ tuổi, thể hiện qua các từ : anh, nàng. 
b) Hoàn cảnh giao tiếp: Vào một đêm trăng thanh ( sáng và yên tĩnh) - thời gian này thích hợp cho những câu chuyện tâm tình của nam, nữ trẻ tuổi: bộc bạch tình cảm yêu đương.
c) Nhân vật “anh” nói về sự việc “ tre non đủ lá” và đặt ra vấn đề “nên chăng” tính đến chuyện “đan sàng”. Tuy nhiên, đặt câu chuyện trong hoàn cảnh một “đêm trăng thanh” và các nhân vật giao tiếp là một đôi nam, nữ trẻ tuổi, thì nội dung và mục đích câu chuyện không phải là “đan sàng”. Vì vậy, lời của nhân vật “anh” có một hàm ý sâu xa: Cũng như tre, họ đã đến tuổi trưởng thành, nên tính đến chuyện kết duyên.
d) Cách nói của “anh” rất phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp. Cách nói đó mang màu sắc văn chương, vừa có hình ảnh, vừa đậm sắc thái tình cảm nên dễ đi vào lòng người.
Bài tập 3.
a) Thông qua hình tượng bánh trôi nước, tác giả muốn bộc bạch với mọi người về vẻ đẹp, về thân phận chìm nổi của người phụ nữ nói chung và của tác giả nói riêng, đồng thời khẳng định phẩm chất trong sáng của người phụ nữ và của bản thân mình.
b) Người đọc căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ: Như các từ trắng, tròn ( nói về vẻ đẹp); thành ngữ bảy nổi ba chìm ( sự chìm nổi); tấm lòng son ( phẩm chất cao đẹp bên trong), đồng thời liên hệ với cuộc đời tác giả - một người phụ nữ tài hoa nhưng đường tình duyên đầy lận đận- để hiểu và cảm nhận bài thơ.
 - Củng cố, dặn dò ( 1 phút): Nắm được các nhân tố chi phối đến hoạt động giao tiếp, biết cách tạo lập và lĩnh hội một văn bản giao tiếp đúng nội dung, đúng mục đích.
- Bài tập về nhà : Làm các bài tập còn lại trong SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
.

File đính kèm:

  • doctiết 5.doc