Giáo án Ngữ văn 11: Luyện tập lập dàn ý bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống trong tác phẩm văn học

GIÁO ÁN:

LUYỆN TẬP LẬP DÀN Ý

BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

Lớp: 11 Chuyên Văn

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Anh

A. Mục tiêu cần đạt

- Giúp HS nhận diện đúng dạng đề

- HS có được nền kiến thức để có thể làm tốt và có hứng thú với dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống trong tác phẩm văn học. Định hướng cho HS được cách triển khai luận điểm phù hợp.

B. Chuẩn bị phương tiện giảng dạy

- SGK, SGV và các tài liệu có liên quan

- Giấy A0 và bút màu, dùng để trình bày dàn ý

C. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định trật tự

 

doc7 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 912 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11: Luyện tập lập dàn ý bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống trong tác phẩm văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
GIÁO ÁN:
LUYỆN TẬP LẬP DÀN Ý 
BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
Lớp: 11 Chuyên Văn
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Anh
Mục tiêu cần đạt
Giúp HS nhận diện đúng dạng đề
HS có được nền kiến thức để có thể làm tốt và có hứng thú với dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống trong tác phẩm văn học. Định hướng cho HS được cách triển khai luận điểm phù hợp.
Chuẩn bị phương tiện giảng dạy
SGK, SGV và các tài liệu có liên quan
Giấy A0 và bút màu, dùng để trình bày dàn ý
Tiến trình lên lớp
Ổn định trật tự
Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: ôn lại lý thuyết cơ bản
Câu hỏi 1: dựa vào kiến thức đã học cho biết, NL vầ một hiện tượng đời sống giống và khác NL về 1 hiện tượng đời sống trong tác phẩm văn học như thế nào?
Từ đó, xây dựng dàn ý chung cho bài văn NL về một hiện tượng đời sống trong tác phẩm văn học như thế nào?
Những vấn đề lý thuyết cơ bản
Dàn ý chung:
Mở bài:
Thân bài:
Giải thích
Tóm tắt ngắn gọn nội dung câu chuyện/ tác phẩm/ đoạn trích.
Rút ra bài học từ câu chuyện để thấy được vấn đề đời sống cần đưa ra bàn luận.
Chứng minh
Đi theo các luận điểm và tương ứng với nó là các dẫn chứng cụ thể.
Bình luận
Nhận xét đúng sai
Phản đề
Bài học bản thân
Kết luận
Hoạt động 2: thực hành vào đề cụ thể
Câu hỏi 2: HS đọc đề và lần lượt tìm hiểu đề theo cách dẫn dắt của GV 
Thực hành
Đề bài: 
“ Đọc truyện sau:
Tiếng vọng rừng sâu
Có 1 cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có người ghét cậu. 
Người mẹ nắm tay con đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người.” Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con.”
Câu chuyện trên người mẹ đã nói với con về một định luật trong cuộc sống. Em có đồng ý với định luật đó không? Nêu duy nghĩ của bản thân mình?
Phân tích đề: 
Nội dung của thông điệp nằm trong những câu nói cuối cùng mà mẹ dành cho con trong câu chuyện.
Hình ảnh rừng sâu và tiếng vọng là hình ảnh ẩn dụ của cuộc sống con người, cuộc sống với những mối quan hệ đa dạng và phức tạp.
Hành động “hét lớn” của cậu bé và việc vọng lại của rừng sâu là ẩn dụ cho việc cho và nhận trong cuộc sống. Cho đi yêu thương thì cũng sẽ được nhận lại yêu thương => bài học rút ra: con người sống cần biết cho đi tình yêu thương.
Dàn ý:
Giải thích:
Tóm tắt nội dung câu chuyện. 1 cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ mắng, 1 hôm, giận mẹ nên cậu bé chạy vào thung lũng cạnh rừng sâu.
Xác định thông điệp của câu chuyện:
Cách sống, cách ứng xử của con người: cho và nhận – cho điều gì được nhận lại điều ấy.
Con người sống phải biết yêu thương.
Ý kiến nhận định của bản thân: đồng ý với thông điệp đó
Chứng minh
Cho và nhận trong cuộc đời
Phải biết cho đi thì mới được nhận lại
Cho đi thế nào thì sẽ được nhận lại thế ấy.
Sống cần biết yêu thương
Ta yêu thương người, người sẽ yêu thương ta. ví dụ: Từ chiều tối 11-3 (ngày xảy ra động đất), Tokyo Disneyland đã mở cửa cho gần 55.000 khách vui chơi trong khu giải trí không thể về nhà vì mạng lưới giao thông tắc nghẽn lưu lại qua đêm và phân phát đồ ăn, thức uống cho họ. Tại cửa hàng bán đồ lưu niệm đang phát bánh kẹo miễn phí cho khách lưu trú, người ta thấy một nhóm nữ sinh cấp 3 ăn mặc khá diêm dúa cố tình nhận nhiều bánh kẹo hơn mức cần thiết, ánh mắt mọi người xung quanh thoáng chút khó chịu. Tuy nhiên, sự khó chịu đã mau chóng được thay bằng cảm giác ấm lòng khi chỉ ngay sau đó, họ chứng kiến chính nhóm nữ sinh này đem phát lại số bánh kẹo đã nhận cho các em bé trong khu lánh nạn ngay cạnh đó. => có thể ban đầu, chưa được hiểu và yêu thương đúng cách nhưng chỉ cần biết cho đi yêu thưng thật lòng ta sẽ có được yêu thương của mọi người.
Tình yêu thương có sức mạnh gắn kết con người, là sức mạnh để tha thứ, để chính bản thân mỗi người thấy mình được yêu thương. Đó chính là hạnh phúc.
Bình luận
Phản đề: 
Không phải lúc nào trong cuộc sống, ở hiền cũng gặp lành, cho đi gì đc nhận lại đấy.
Có những điều ta đc nhận lại mà không cần phải cho đi.
Bài học bản thân:
Câu chuyện có sức mạnh GD con người rất lớn, mang đến bài học quý báu về cuộc sống.
Nhắc nhở con người trong đời sống cần biết yêu thưng người khác một cách chân thành, sống chân thành, yêu thương chân thành, ta sẽ được hạnh phúc.

File đính kèm:

  • docGIÁO ÁN LUYỆN TẬP LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC.doc