Giáo án Ngữ văn 12 cả năm

Tiết 1,2: Văn :

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

1,Mục tiêu bài học:

 a, Về kiến thức:

 - Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của VHVN từ CMT8, 1945 đến 1975.

 - Những đổi mới bước đầu của nền vhọc VN từ 1975 đến hết thế kỉ XX.

 b,Về kỹ năng:

 Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.

 c,Về thái độ:

 Vận dụng hiểu biết về vh sử để học tập tốt hơn các tác phẩm cụ thể; trân trọng giá trị của nền vh cách mạng và những tìm tòi đổi mới trong quá trình phát triển.

2,Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 a,Chuẩn bị của giáo viên:

 -Sgk, giáo án, thiết kế, sgv

 -Các tài liệu tham khảo khác.

 b,Chuẩn bị của học sinh:

 Sgk, vở soạn, vở ghi.

3,Tiến trình bài dạy:

 a,Kiểm tra bài cũ: không

* Đặt vđ vào bài mới:

 CMT8, 1945 đã mở ra một kỉ nguyên vĩ đại cho dân tộc ta. Từ đây một nền vh mới gắn liền với lí tưởng độc lập tự do và chủ nghĩa xh mới được khai sinh. Nền vh mới đã trải qua giai đoạn: từ 1945 đến 1975 và từ 1975 đến hết thế kỉ XX.

 Bài học hôm nay, cô cùng các em sẽ tìm hiểu khái quát nền vh Việt Nam từ cách mạng tháng 8- 1945 đến năm 1975.

 

doc541 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 817 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn (khoảng 20 câu)
 2, Câu 2 (3điểm)
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh chị về ước mơ,hoài bão của tuổi trẻ
 3, Câu 3 (5 điểm)
 Phân tích nhân vật người lái đò song Đà trong đoạn trích Người lái đò song Đà của Nguyễn Tuân
II, Đáp án
 1, Câu 1 (2điểm)
 Hs có thể diễn đạt khác nhau nhưng đảm bảo được các ý sau:
 -Thằng Thuyên bị bệnh lao, ông Hoa Thuyên đi mua bánh bao tẩm máu người về chữa cho con.Bệnh không đỡ mà còn nặng hơn(0,5 điểm)
-Mọi người trong quán trà của lão Hoa bàn tán về người cách mạng bị chết chém mà lão Hoa mua máu tẩm bánh bao, cho rằng anh là giặc, là thằng nhãi ranh, mọi người không hiểu việc làm của anh, khinh bỉ anh, ngay cả những người thân cũng không hiểu rõ việc làm cao đẹp của anh(0,5điểm)
-Cảnh thanh minh hai bà mẹ đi thăm mộ con, một bà mẹ có con bị chết chém, một bà mẹ có con chết do mắc bệnh. Hai hàng mộ được phân biệt bởi hình ảnh con đường mòn. Hai bà mẹ đã vượt qua ranh giới để đến với nhau cảm thông và hiểu nhau; Hình ảnh con quạ vút bay vào không trung(0,5 điểm)
2. Câu 2(3 điểm)
-Nêu vđ cần nghị luận (0,5 điểm)
-Giải thích: thế nào là ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ: mong muốn khao khát thực hiện một điều gì đó cao đẹp trong tương lai(0,5 điểm)
-Phân tích và chứng minh: mặt đúng ; mặt trái lien quan đến tư tưởng đạo lí : vì sao tuổi trẻ phải có ước mơ hoài bão(1 điểm)
+Tuổi trẻ có tg sức khỏe trí tuệ có lòng nhiệt tìnhnhưng để đi đến thành công chúng ta phải biết nuôi dưỡng ước mơ hoài bão
+Có ước mơ hoài bão sẽ xđ được mục tiêu cần đạt tới trong tương lai.Đó chính là động lực thôi thúc mỗi người cố gắng phát huy hết tất cả những gì mình có để biến ước mơ thành hiện thực
+Ước mơ hoài bão của tuổi trẻ VN thời chiến tranh là được cầm sung chiến đấu giành độc lập tự do dân tộc
+Thời nay: Nhiều bạn trẻ khao khát được cống hiến sức trẻ tài năng cho đất nước, khao khát học tập khao khát hđ xh.Niềm khao khát ấy là sm đưa các bạn vượt qua mọi khó khăn trở ngại
+Nhiều thanh niên sống không có ước mơ hoài bão
-Bình luận: Ý nghĩa của vđ; Bài học nhận thức hành động(0,5 điểm)
- Khái quát vđ; lien hệ bản thân: sống phải có ước mơ hoài bão(0,5 điểm)
3.Câu 3
-Nêu vấn đề cần nghị luận: giới thiệu tác giả, khái quát nội dung tp, hình tượng người lái đò sông Đà (0,5 điểm)
-Ngoại hình : khoảng 70 tuổi, làm nghề lái đò,tay lêu nghêu như cây sào(0,5 điểm)
-Dũng cảm kiên cường mưu trí trong cuộc vượt thác ghềnh : vượt qua 3 trùng vi thạch trận; chiến đấu với thác dữ song Đà, vị tướng tài ba trên chiến trận(1 điểm)
-Có kinh nghiệm song nước, mưu lược, tài giỏi, trí dũng(0,5 điểm)
-Tay lái ra hoa, nghệ sĩ trong cuộc vượt thác ghềnh(0,5 điểm)
-Biện pháp nghệ thuật miêu tả : bút pháp hiện thực, từ ngữ phong phú, kho lien tưởng tưởng tượng phong phú(1 điểm)
-Thái độ tình cảm của nhà văn: ca ngợi cảm phục, ngưỡng mộ trân trọng, họ chính là vàng 10 trong lao động (0,5 điểm)
-Khái quát vấn đề và lien hệ mở rộng(0,5 điểm)
III. Nhận xét bài làm của hs
1.Ưu điểm
-Phần lớn các em hiểu được yêu cầu của đề bài, bố cục rõ rang 3 phần, diễn đạt mạch lạc
-Nhiều bài viết sâu sắc, diễn đạt truyền cảm
-Một số bài viết tốt: Công Toàn, Nguyễn Hà, Phạm Khang
2.Hạn chế
-Một số bài viết sơ sài, chưa rõ ý
-Sai lỗi chính tả, chữ viết ẩu, khó đọc
-Câu 2 chưa rõ ý, các ý sắp xếp chưa logic: Trần Định, Đỗ Công, Lê Tùng
IV. Trả bài cho hs
c. Củng cố, luyện tập:
 -Củng cố:
Gv yêu cầu hs nhắc lại nội dung kiến thức bài kiểm tra
-Luyện tập
Chữa và hoàn thiện bài kiểm tra vào vở bài tập
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Bài cũ:
Biết cách tóm tắt tác phẩm văn xuôi, cách viết bài nghị luận vể tư tưởng đạo lí, cách làm bài nghị luận văn học
-Bài mới 
Hướng dẫn ôn tập
________________________________
Tuần 32 Ngày dạy
Tiết 96b:
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
1.Mục tiêu bài học
a.Về kiến thức
-Hướng dẫn hs ôn tập theo cấu trúc đề thi Tốt nghiệp theo 3 phần: dạng câu hỏi 2 điểm, câu hỏi 3 điểm và câu hỏi 5 điểm với thời gian làm bài 120 phút
-Ôn tập văn học VN và nước ngoài: giai đoạn văn học, tác giả tác phẩm văn học, đoạn trích văn học VN và nước ngoài
-Nghị luận về một tư tưởng đạo lí, một hiện tượng đời sống
-Nghị luận văn học: đoạn trích, tác phẩm văn xuôi, tp trữ tình
b.Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng viết văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội
-Kĩ năng tổng hợp kiến thức, vận dụng vào làm bài
c.Về thái độ
Nâng cao ý thức ôn tập, khả năng tìm tòi, củng cố kiến thức bài học để làm bài đạt kết quả cao
2.Chuẩn bị của gv và hs
a.Chuẩn bị của gv
-Phương tiện: Sgk, giáo án, thiết kê, các tài liệu tham khảo khác
-Phương tiện: gv hướng dẫn hs ôn tập, trao đổi, thảo luận cá nhân, vấn đáp
b.Chuẩn bị của hs
Sgk, vở soạn, vở ghi	
3.Tiến trình bài dạy
*Ổn định lớp
a.Kiểm tra bài cũ: không
*Đặt vấn đề vào bài mới
Cô trò ta đã tìm hiểu xong chương trình Ngữ văn 12.Để giúp các em chuẩn bị tốt cho kì thi tốt nghiệp sắp tới, hôm nay cô trò ta sẽ ôn tập các dạng câu hỏi trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp
b.Dạy nội dung bài mới
Hđ của gv và hs
Nội dung cần đạt
Gv hướng dẫn hs ôn tập theo các dạng câu hỏi trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp
Hs ôn tập theo hướng dẫn của gv
Gv ra một số đề hướng dẫn hs làm dưới dạng đề cương
Gv gọi 2 hs trình bày, gọi hs khác bổ sung
Gv chốt ý
I.Ôn tập dạng câu hỏi 2 điểm trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp: 
Giai đoạn, tác giả tác phẩm văn học VN và nước ngoài
-Hoàn cảnh sáng tác, mục đích sáng tác của tác phẩm
-Tóm tắt tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
-Nêu nội dung, nghệ thuật, chủ đề, đề tài của tp trữ tình, văn xuôi
-Giải thích nhan đề, ý nghĩa của chi tiết hình tượng trong tác phẩm
-Chép thuộc lòng đoạn thơ và nêu nội dung nghệ thuật của tp đó
-Trình bày những nét tiêu biểu về tác giả
-Tìm và phân tích một chi tiết đặc sắc của tp
-Nêu các giai đoạn phát triển vh VN và các thành tựu chủ yếu 
-Quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật của tác giả
II. Nghị luận về tư tưởng đạo lí, hiện tượng đời sống
-Nhận thức dạng đề nghị luận tư tưởng đạo lí hiện tượng đời sống
-Các bước làm bài và cách làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lí và hiện tượng đời sống
-Lập dàn ý và bước đầu viết bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí và hiện tượng đời sống
III.Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi và trữ tình
-Cảm nhận, bình giảng, phân tích về một bài thơ, đoạn thơ
-Phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi
-Phân tích giá trị hiện thực giá trị nhân đạo của tp văn xuôi
-Phân tích chi tiết đặc sắc trong tp văn xuôi
Luyện tập
Đề 1
Câu 1:
Trình bày phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu(2 điểm)
Câu 2
“Chỉ cần giữ chặt mảnh đất hi vọng trong lòng, chúng ta chắc chắn sẽ chiến thắng mọi song gió”(C.Colombus)
Câu 3
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
“Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
..
Nhưng họ đã làm ra đất nước”
(Đất nước-Nguyễn Khoa Điềm)
Gợi ý 
Câu 1
a. Về nội dung
- Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc :
 Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng đến cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
- Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn:
+ Khuynh hướng sử thi: Coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước, những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân là đối tượng thể hiện chủ yếu. Nhân vật trữ tình trong thơ ông tập trung phẩm chất của giai cấp, của dân tộc, là hình tượng những anh hùng mang tầm vóc thời đại và lịch sử, nhiều khi được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hóa.
+ Cảm hứng lãng mạn: Những vần thơ chứa chan cảm xúc hướng vào tương lai, tin tưởng vào cách mạng với niềm lạc quan vô bờ bến. Tất cả được thể hiện bằng giọng thơ mang tính chất tâm tình, ngọt ngào, tha thiết.
- Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử dân tooch, chứ không phải cảm hứng thế sự đời tư.
b. Về nghệ thuật : thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc :
- Về thể thơ: tác giả sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộc.
- Về ngôn ngữ: Sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc, phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt( từ láy, thanh điệu, vần)
- Giọng thơ Tố Hữu tự nhiên, chân thành, đằm thắm.
Câu 2
-Giới thiệu vđ cần nghị luận
-Giải thích câu nói: Hi vọng là mong muốn chờ đợi điều gì đó tốt đẹp đến trong tương lai
Ý nghĩa câu nói khẳng định giá trị của niềm hi vọng trong cuộc sống
-Phân tích và cm(d/c và lí lẽ)
-Bàn bạc mở rộng vđ
+Sự lạc quan tin tưởng là tiền đề mở ra những hđ có ý nghĩa tích cực hướng con người đến những kết quả tốt đẹp
+Niềm hi vọng giúp mọi người chủ động hơn trong các hđ
+Niềm hi vọng mang lại màu sắc tươi sáng cho cuộc sống con người
+Hi vọng khác với tham vọng ảo vọng.Hi vọng luôn phải được xd trên nền móng hiện thực cuộc sống
Câu 3
-Giới thiệu vđ cần nghị luận
-Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ: Đoạn thơ là sự cảm nhận lí giải những con người vô danh bình thường đã làm nên đất nước.Họ là những người dân cần cù lao động; có chiến tranh họ ra trận, chiến đấu và hi sinh; những con người vô danh đó đã làm nên đất nước
+Giọng thơ thủ thỉ tâm tình, chất trữ tình kết hợp chất chính luận; thể thơ tự do ngôn ngữ bình dị dễ hiểu
-Đánh giá chung Cảm nhận của tác giả mới mẻ về đất nước ở phương diện lịch sử, truyền thống anh hung bất khuất chống giặc ngoại xâm; niềm tự hào về đất nước, ngợi ca những con người đã làm nên đất nước tươi đẹp; đánh vào ý thức mỗi người dân đất Việt về trách nhiệm nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ quốc
-Khái quát vđ và lien hệ bản thân vê trách nhiệm với đất nước
Câu 1
Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Câu 2
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh chị về câu nói sau:
“Đừng cúi đầu cam chịu.Dù đánh mất tất cả bạn vẫn còn tương lai” (Lâm Ngữ Đường)
Câu 3
Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
c.Củng cố và luyện tập
-Củng cố
Gv yêu cầu hs nhắc lại nội dung kiến thức bài ôn tập
-Luyện tập 
Làm đề cương cho đề số 2
d.Hướng dẫn hs tự học ở nhà
-Bài cũ
Nắm nội dung bài học, làm bài tập
-Bài mới
 Ôn tập theo các dạng câu hỏi trong cấu trúc thi tốt nghiệp

File đính kèm:

  • docvan 12 2013.doc
Bài giảng liên quan