Giáo án Ngữ văn 12 tiết 79 - 80: Số phận con người - Sôlôkhốp

Tiết 79 - 80

SỐ PHẬN CON NGƯỜI

SÔLÔKHỐP

Ngày soạn: 25.02.09

A. Mục tiêu bài học

Qua giờ giảng, giúp HS:

Hiểu được tính cách Nga kiên cường và nhân ái qua bút pháp hiện thực táo bạo và nghệ thuật truyện ngắn của Sô - lô - khốp

Tin tưởng rằng ý chí và nghị lực của con người có thể khắc phục mọi khó khăn gian khổ, vượt qua số phận éo le.

B. Phương tiện thực hiện

 - SGK, SGV

 - Thiết kế bài giảng

 - Kĩ năng đọc hiểu văn bản Ngữ văn 12

C. Cách thức tiến hành

 - Đọc hiểu

 - Đàm thoại phát vấn

 - Thuyết trình

D. Tiến trình giờ giảng

 1. ổn định

 2. KTBC

 3. GTBM

 4. Hoạt động dạy học

 

doc7 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 837 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 tiết 79 - 80: Số phận con người - Sôlôkhốp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Nguyễn Xuõn Toàn Trường THPT Trần Quốc Tuấn
Tiết 79 - 80
số phận con người
Sôlôkhốp
Ngày soạn: 25.02.09
A. Mục tiêu bài học
Qua giờ giảng, giúp HS:
Hiểu được tính cách Nga kiên cường và nhân ái qua bút pháp hiện thực táo bạo và nghệ thuật truyện ngắn của Sô - lô - khốp
Tin tưởng rằng ý chí và nghị lực của con người có thể khắc phục mọi khó khăn gian khổ, vượt qua số phận éo le.
B. Phương tiện thực hiện
	- SGK, SGV
	- Thiết kế bài giảng
	- Kĩ năng đọc hiểu văn bản Ngữ văn 12
C. Cách thức tiến hành
	- Đọc hiểu
	- Đàm thoại phát vấn
	- Thuyết trình
D. Tiến trình giờ giảng
	1. ổn định
	2. KTBC
	3. GTBM
	4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thày và trò
Yêu cầu cần đạt được
GV: Hãy trình bày những điểm đáng chú ý về cuộc đời và sự nghiệp của Sôlôkhốp?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: toàn bộ sông Đông êm đềm gồm 4 tập " 1940 mới hoàn thành
GV: giới thiệu về sông Đông êm đềm SGK (83)
GV: tiêu biểu: Họ chiến đấu vì tổ quốc
GV:Yêu cầu HS đọc đoạn cuối của Tiểu dẫn, đã giời thiệu tác phẩm như thế nào?
GV: đó là ai?
HS: Đó là Xôcôlốp và chú bé Vania
GV: số phận của Xôcôlôp được nhà văn miêu tả như thế nào?
HS: bị thương do chiến tranh
GV: mặc dù số phận như vậy, nhưng Xôcôlốp đã thể hiện một tinh thần như thế nào?
HS: anh hùng
GV: sau khi trở về Xôcôlốp đã gặp cảnh như thế nào?
GV: tìm dẫn chứng để chứng minh?
HS: bị tước mất bằng lái xe"Xôcôlốp mất việc.
GV: chính Xôcôlốp: nỗi đau buồn không cho tôi ở lâu mãi 1 chỗ”
GV: nỗi đau đó được thể hiện thông qua điều gì ở anh?
HS: gương mặt
GV: “cặp mắt nguội lạnh lúc nào cúng buồn thê thảm”
GV: trái tim đã suy kiệt, đã chai sạn vì đau khổ
GV: chiến tranh không chỉ nhấn chìm những con người dày dặn, kiên cường như Xôcôlốp mà ngay cả chú bé Vania mới 5, 6 tuổi
GV: chiến tranh đã đẩy cuộc đời chú bé như thế nào?
HS: mồ côi
GV: tìm dẫn chứng?
HS: ai chho gì thì ăn nấy, bạ đâu ngủ đấy, quần áo rách bươm bả.
GV: trước hoàn cảnh như vậy chú phản ứng ra sao?
HS: ý thức rõ về hoàn cảnh của mình
GV: điểm chung của cuộc đời 2 nhân vật trên là ở chỗ nào?
HS: đều bị chiến tranh vùi dập
GV: đó là kí ức trong nhà tù phát xít, kí ức về vợ con.
GV: thỉnh thoảng lại vụt sáng, như quầng sáng mùa hạ..vụt tắt
GV:Trong nỗi đau số phận ấy, Xôcôlôp tìm đến rượu"sự bế tắc, tuyệt vọng dường như không thể tránh được lối mòn tự huỷ hoại
GV: Nhưng điều gì đã làm sống lại tâm hồn của Xôcôlốp?
HS: gặp chú bé Vania
GV: nhảy chồm lên, ríu rít như chim sẻ
GV: chú bé Vania, một sinh linh bé bỏng ngây thơ lại là chỗ dựa tinh thần cho người dày dạn kiên cường như Xôcôlốp.
GV: thái độ người kể chuyện và ý nghĩa của lời ngoại đề cuối tác phẩm?
HS trả lời GV chốt lại
GV: hình ảnh giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng...
I. Tác giả và tác phẩm
1. Tác giả
- (1905 – 1984) sinh trưởng trong 1 gia đình nông dân ở thị trấn bên dòng sông Đông quen thuộc tỉnh Rôxtốp
- Học tiểu học ở trường làng, lên Matxcơva được vài ba năm trở về quê.
- Nổi chiến xảy ra, nghỉ học tham gia cách mạng thanh toán nạn mù chữ, thư kí uỷ ban xã, đấu tranh vũ trang, trung thu lương thực.
- Từng tham gia đội kịch nghiệp dư của xã, viết truyện và kí.
- Năm 1923 quyết tâm lên thủ đô, làm nhiều nghề: lao công, khuân vác, kế toán, thợ xây để sinh sống và thực hiện giấc mơ viết văn.
+ Ngoài giờ làm việc đến toà soạn báo Thanh niên tham gia sinh hoạt văn học với “đội cận vệ trẻ”
- Năm 1925 quay trở lại quê hương "viết Sông Đông êm đềm
+ Năm 1926 những truyện ngắn sông Đông được xuất bản
+ Cuối năm 1927 Quyển I sông Đông êm đềm được viết và công bố"được quần chúng đặc biệt quan tâm.
Xêraphimôvich: “con đại bàng non mỏ vàng bất chợt vẫy lên đôi cánh mênh mang”
- Năm 1939 được bầu làm viện sĩ viện Hàn lâm khoa học Liên Xô
- Năm 1965, Sôlôkhốp được tặng giải thưởng Nôbel văn học.
- Ngoài ra còn có Đất vỡ hoang 1932 (quyển I); 1959 (quyển II)
- Trong thời chiến tranh vệ quốc (41- 45) với tư cách là phóng viên, Sôlôkhốp khoác áo lính "sáng tác nhiều tác phẩm ở thể loại: bài kí, chính luận, truyện ngắn.
- Sôkhôlốp mất ngày 21/2/1984
2. Tác phẩm
- Số phận con người được sáng tác 1957, được coi là tiểu anh hùng ca
- Thể hiện cách nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực
- Truyện thể hiện đổi mới cách miêu tả nhân vật, đã khám phá, ngợi ca tính cách Nga, con người có ý chí kiên cường, giàu lòng nhân ái, sự cứng rắn và mềm dịu của tâm hồn.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Những số phận bị chiến tranh vìu dập.
- Đó chính là Xôcôlốp và chú bé Vania
* Xôcôlốp:
- Chiến tranh ập đến, Xôcôlốp ra mặt trận. Chiến đấu"bị thương"tù binh, trải qua bao khổ cực gian truân 
Mặc dù số phận như vậy nhưng Xôcôlốp vấn giữ vững được khí phách anh hùng của người lính Xô Viết.
- Sau chiến tranh Xôcôlốp được giải ngũ, về hậu phương mới biết vợ và con bị chết vì bom đạn, con trai của anh cũng là một chiến sĩ hồng quân nhưng hi sinh đúng vào ngày chiến thắng trên đất Đức.
"Xôcôlốp sống trong cảnh cô đơn ghê gớm.
- Sau đó trở lại cuộc sống thường ngày, anh phải lo kiếm kế sinh nhai đầy eo xèo và chua chát.
Chính sự mất mát quá lớn đã làm cho Xôcôlốp luôn sống trong đau khổ. Nó buộc anh phải phiêu bạt tìm đến nhiều nơi để kiếm sống.
- Trong khi đó người đàn ông 46 tuổi ngày càng tồi tệ về thể chất" thú nhận: “trái tim tôi đã suy kiệt”, tệ hơn là Xôcôlốp chìm vào men rượu để chạy chốn quá khứ và quên đi hiện tại
+ Nỗi đau mất mát đó in đậm trên gương mặt của anh
+ Vò xé trái tim anh
+ tàn phá sức khoẻ anh
* Bé Vania:
- Chú mất bố, mất mẹ" trơ trọi đói khát lang thang
- Dù đang tuổi thơ dại nhưng chú bé cũng đã ý thức được nỗi bất hạnh của mình qua thái độ lặng thinh, tư lự và những tiếng thở dài
] Chiến tranh đã qua đi nhưng số phận vẫn tần nhẫn với cả hai con người này
- Xôcôlốp luôn bị giày vò bởi kí ức, kí ức làm cho anh nhiều đêm không ngủ
Nhưng với bản lĩnh, nghị lực và lòng dũng cảm Xôcôlốp vẫn bình tính đương đầu.
- Chú bé Vania: cũng luôn chờ mong cùng gia đình hội ngộ (em cũng bị kí ức và quá khứ giày vò)
+ điều đó càng được bbộc lộ qua câu hỏi: Cái áo bành tô..." những kí ức niềm đau nó cứ quấn quanh số phận con người.
Đó là cái giá đắt của chiến tranh để lại"lên án chiến tranh, ca ngợi khí phách anh hùng của nhân dân Xô Viết.
2. Lòng nhân ái vượt lên số phận
- Khi gặp Vania, một số phận đáng thương thì lại trỗi dạy ở Xôcôlốp tình cảm và trách nhiệm của một người cha.
+ Trái tim suy kiệt, chai sạn vì đau khổ lại đập lại những nhịp đập xúc động, cảm thông, chứa chan tình yêu thương"nhận thằng bé là con mình.
Chính quyết định nhân ái đó đã thực sự nâng đỡ đời anh: ngay trong tâm hồn tôi bỗng nhẹ nhõm và bừng sáng.
"Tâm hồn anh đã trở nên nhẹ nhõm bởi anh tìm được lẽ sống của mình: thương yêu, đùm bọc kẻ bất hạnh, nó là liều thuốc xua đi nỗi khổ của anh
- Niềm vui bất ngờ của tình cảm cha con không chỉ thổi luồng gió mới vào tâm hồn cuộc sống Xôcôlốp mà còn khiến chú bé cảm thấy được che chở. "có thể nói tình thương Vania đã cứu vớt linh hồn Xôcôlốp, giúp anh trở về cuộc sống bình thường.
 Nhận Vania làm con nuôi, Xôcôlốp tự nguyện gánh lấy những trách nhiệm nặng nề: săn sóc cái ăn cái mặc giấc ngủ.
"Chính sự chăm sóc vụng về ấy làm cho ta xúc động vì nó ẩn đằng sau đó là một tình thương chân thành mộc mạc"lòng nhân hậu.
]Hai số phận đau khổ dựa vào nhau, nâng đỡ nhau: Vania bé bỏng cần có vòng tay cững cáp của Xôcôlốp cưu mang, che chở. Còn Xôcôlốp vì tình thương, trách nhiệm khiến anh bình tĩnh, vượt qua số phận.
ẩn sâu trong con người Xôcôlốp là một tính cách Nga
3. Nhân vật kể truyện
- Thái độ người kể chuyện: đồng cảnh và tin tưởng
- ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề: như là lời nhắc nhở, kêu gọi trách nhiệm của toàn xã hội đối với mỗi số phận
III. Tổng kết
Số phận con người chứa đựng một nội dung sâu sắc về triết học và thẩm mĩ: sức mạnh tinh thần có khả năng cứu vớt con người và nhờ nó con người có thể vượt qua sự tàn phá huỷ diệt của chiến tranh, xây dựng cuộc sống tự do yên lành.
	5. Củng cố và dặn dò
- Nhắc lại kiến thức cơ bản
- Giờ sau trả bài số 6

File đính kèm:

  • docso phan con nguoi - solokhop.doc
Bài giảng liên quan