Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 24 - Tiết 93: Phương pháp tả cảnh (tt)

Ngày dạy: Tiết dạy: 93

Tên bài dạy: PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH (tt)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

- Nắm được cách tả cảnh và bố cục hình thức của 1 đoạn, 1 bài văn tả cảnh.

- Luyện tập kỹ năng quan sát và lựa chọn, kỹ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một thứ tự hợp lí.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

 Giáo viên: Sách GK, sách tham khảo, Giáo án.

 Học sinh : Xem bài trước SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. On định tổ chức:

2. kiểm tra bài cũ :

- Kiểm tra chuẩn bị của học sinh.

3.Bài mới:

* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.

 Để được một bài tả cảnh hay thì ta phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp. Vậy đó là phương pháp nào ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 24 - Tiết 93: Phương pháp tả cảnh (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn: 10/02/2013	Tuần: 24
Ngày dạy:	Tiết dạy: 93
Tên bài dạy: 	 PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH (tt)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh 
- Nắm được cách tả cảnh và bố cục hình thức của 1 đoạn, 1 bài văn tả cảnh.
- Luyện tập kỹ năng quan sát và lựa chọn, kỹ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một thứ tự hợp lí.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
	Giáo viên: Sách GK, sách tham khảo, Giáo án. 
 Học sinh : Xem bài trước SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. On định tổ chức:
2. kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
	Để được một bài tả cảnh hay thì ta phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp. Vậy đó là phương pháp nào ?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1 : Ghi nhớ
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ của tiết trước
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập
- Cá nhân nhắc lại nội dung thứ nhất trong phần ghi nhớ
- thảo luận nhóm theo sduwj hướng dẫn của GV
II Ghi nhớ :
SGK trang 47
III. Luyện tập phương pháp viết văn tả cảnh và bố cục của bài tả cảnh:
- Nêu yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời theo gợi ý a), b), c) trong SGK (47).
- Yêu cầu HS thảo luận, đại diện nhóm trả lời.
- Treo bảng phụ lên bảng và nhận xét, sửa chữa.
- Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 2.
- Nêu yêu cầu bài tập 3.
- Yêu cầu HS rút thành một dàn ý.
- Yêu cầu HS phát biểu theo dàn ý đã làm.
- Yêu cầu HS nhận xét và bổ sung bài làm của bạn.
- Treo bảng phụ nhận xét và sửa chữa.
- Em hãy nêu bố cục của bài văn tả cảnh?
- HS nêu nội dung 2 trong phần ghi nhớ
Bài Tập 1 Trang 47 /SGK
Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài TLV.
a) chọn những hình ảnh tiêu biểu.
Cô giáo, không khí lớp, quang cảnh chung của phòng học( bảng đen, bốn bức tường, bàn ghế.), các bạn, tư thế, thái độ, công việc chuẩn bị viết bài) cảnh viết bài, cảnh ngoài sân trường tiếng trống.
b) Thứ tự : Từ ngoài vào trong lớp học, từ phía trên bảng, cô giáo đến dưới lớp, từ không khí của lớp học " bản thân người viết
c) viết đoạn mở bài và kết bài : học sinh về nhà làm.
Bài tập 2 trang 47/ SGK 
Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi. 
" Học sinh về nhà làm.
Bài tập 3 trang 47 / SGK.
Dàn ý :
a) Mở bài : Biển đẹp.
b) Thân bài : Lần lượt tả vẻ đẹp và màu sắc của biển ở nhiều thời điểm , nhiều góc độ khác nhau.
- Buổi sáng.
- Buổi chiều : Lại có biển chiều lạnh, nắng tắt sớm, buổi chiều nắng tàn, mát dịu
- Buổi trưa 
- Ngày mưa rào.
- Ngày nắng.
c) Kết bài : ( từ “ Biển nhiều khi rất đẹp” "”ánh sáng tạo nên”) " nhận xét và suy nghĩ của mình về sự thay đổi cảnh sắc của biển
4. Củng cố: 
- Muốn tả cảnh cần phải làm gì?
- Bố cục của bài tả cảnh gồm có mấy phần?
	5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài 
- Làm bài tập còn lại
- Viết bài Tập làm văn tả cảnh ở nhà: Cho đề như sau: Em hãy viết bài văn miêu tả lại hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.
* Giợi ý đáp án và thang điểm:
A. Dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu thời gian chuyển mùa, giới thiệu khái quát về hàng phượng vĩ và tiếng ve ngân vào mùa hè.
- Thân bài:
+ Hàng phượng vĩ vào buổi bình minh:
Phượng bắt đầu nở hoa.
Vào buổi sáng có nhiều chim chóc ríu rít và ong, bướm đi tìm mật.
Lác đác có những bông hoa rơi rụng.
+ Hàng phượng vĩ vào trưa mùa hè:
Hàng phượng bắt đầu trổ hoa đỏ rực ( miêu tả những bông hoa và hàng phượng,). 
Có nhiều nổi buồn và gợi nhiều những kỷ niệm.
Mặt trời lên cao ánh nắng chói chan xuống mặt đất.
+ Hàng phượng vĩ về chiều:
Hoàn hôn xuống, đàn chim bay về tổ.
Tiếng ve bắt đầu ngân vang xa xa.
- Kết bài: Những ấn tượng của em về hàng phượng và tiếng ve vào mùa hè.
B. Thang điểm:
Thang điểm:
Từ 9 đến 10:
+ Đạt được tốt các ý trên.
+ Diễn đạt tốt, lời văn rõ ràng mạch lạc.
+ Bố cục rõ ràng, có nhiều chi tiết miêu tả, liên tưởng, so sánh,
+ Mắc không quá 3 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Từ 7 đến 8:
+ Đạt được các ý trên.
+ Diễn đạt tương đối tốt, lời văn rõ ràng mạch lạc.
+ Bố cục rõ ràng, có chi tiết miêu tả, có tưởng tượng, so sánh,
+ Mắc không quá 5 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Từ 5 đến 6:
+ Đạt được các ý trên nhưng còn thiếu.
+ Diễn đạt được, lời văn tương đối rõ ràng mạch lạc.
+ Đảm bảo bố cục, miêu tả còn ít, liên tưởng, so sánh còn nghèo nàn.
+ Mắc không quá 7 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Từ 3 đến 4:
+ Diễn đạt chưa tốt, lời văn chưa được mạch lạc.
+ Đảm bảo bố cục, miêu tả quá sơ sài
+ Sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
Từ 0 đến 2:
+ Diễn đạt chưa tốt, lời văn chưa được mạch lạc.
+ Không đảm bảo bố cục
+ Sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doct93.doc
Bài giảng liên quan