Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 1, 2, 3 - Trường THCS Nam Kỳ Khởi Nghĩa

TUẦN 01

VĂN BẢN

Bài 01 tiết 01

CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

I . Mục đích yêu cầu :

 Giúp HS :

_ Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiên liêng,đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.

_ Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với ý nghĩa con người.

II . Phương pháp và phương tiện dạy học

- Đàm thoại , diễn giảng

- SGK + SGV + giáo án

III . Nộidung và phương pháp lên lớp

1. Ổn định lớp :1-2’

2. Kiểm tra bài cũ :5-7 phút

3. Giới thiệu bài mới.1phút

 

doc5 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 1, 2, 3 - Trường THCS Nam Kỳ Khởi Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TUẦN 01
VĂN BẢN
Bài 01 tiết 01
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
I . Mục đích yêu cầu :
 Giúp HS :
_ Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiên liêng,đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
_ Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với ý nghĩa con người.
II . Phương pháp và phương tiện dạy học
Đàm thoại , diễn giảng
SGK + SGV + giáo án 
III . Nộidung và phương pháp lên lớp 
Ổn định lớp :1-2’
Kiểm tra bài cũ :5-7 phút
Giới thiệu bài mới.1phút
T.gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung lưu bảng
5 phút
6phút
5 phút
5 phút
5 phút
GV nhắc lại đặc điểm về văn bản nhật dụng giúp HS liên hệ bài mới.
Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm chỉ thể loại,kiểu văn bản.Mà là nói đến tính chất của nội dung văn bản.Đó là những bài viết có nội dung gần gũi,bức thiết với cuộc sống.
GV đặt câu hỏi gợi mở.
Trong ngày khai trường đầu tiên của em,ai đưa em đến trườing?Em có nhớ đêm hôm trước ngày khai trường ấy,mẹ em đã làm gì và nghĩ gì không?
GVHD HS trả lời.
GV gọi HS đọc văn bản.
Văn bản “cổng trường mở ra”tác giả viết về ai?Tâm trạng của người ấy như thế nào?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích SGK trang 8.
Trong văn bản có mấy nhân vật?Đó 
là ai?
Người mẹ có tâm trạng như thế nào trước ngày khai trường của con?
Đứa con có tâm trạng như thế nào trước ngày khai trường của mình?
Tại sao người mẹ không ngủ được?
Người mẹ đang nôn nao suy nghĩ về ngày khai trường năn xưa của mình và nhiều lí do khác.
Tâm sự của ngưởi mẹ được bộc lộ bằng cách nào?
Nhà trường có tầm quan trọng như thế nào đối với thế hệ trẻ?
Nhà trường mang lại cho em điều gì?
Tri thức,tình cảm tư tưởng,đạo lí,tình bạn,tình thầy trò
I.Giới thiệu
“Cổng trường mở ra”là một bài kí được trích từ báo “ yêu trẻ”.Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con.
II.Đọc hiểu.
 1.Tâm trạng của hai mẹ con trước ngày khai trường.
 a.Người mẹ.
Không tập trung vào việc gì.
Lên gường và trằn trọc.
Không lo nhưng vẫn không ngủ
àThao thức không ngủ được,suy nghĩ triền miên.
 b.Đứa con.
Giấc ngủ đến với con nhẹ nhàng.
Háo hức không nằm yên,nhưng lát sau đã ngủ.
àThanh thản nhẹ nhàng “vô tư”
 2. Tâm sự của người mẹ
Người mẹ không trực tiếp nói với con hoặc ai cả.Người mẹ nhìn con ngủ,như tâm sự với con,nhưng thực ra là đang nói với chính mình,đang ôn lại kỉ niệm riêng.
àKhắc họa tâm tư tình cảm,những điều sâi thẳm của người mẹ đối với con
 3. Tầm quan trọng của nhà trường
“Ai cũng biết sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau,và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”
III.Kết luận.
Như những dòng nhật kí tâm tình,nhỏ nhẹ và sâu lắng,bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng,yêu thương tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi cuộc sống mỗi con người
 4 Củng cố : 2 phút
 4.1. Tâm trạng của người mẹ và đứa con ra sao trước ngày khai trường?
 4.2. Tâm sự của ngưởi mẹ được bộc lộ bằng cách nào?
 4.3. Nhà trường có tầm quan trọng như thế nào đối với thế hệ trẻ?
 5. Dặn dò:1 phút
Học thuộc bài cũ ,dọc soạn trước bài mới “ Mẹ tôi“ SGK trang 10
**********************
TUẦN 01
VĂN BẢN
Bài 01 tiết 02
MẸ TÔI
Ét- môn-đô-đơ A- mi-xi.
I . Mục đích yêu cầu :
 Giúp HS :
_ Cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng,đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
_ Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với ý nghĩa con người.
II . Phương pháp và phương tiện dạy học
Đàm thoại , diễn giảng
SGK + SGV + giáo án 
III . Nộidung và phương pháp lên lớp 
Ổn định lớp :1-2’
Kiểm tra bài cũ :5-7 phút
 2.1 Tâm trạng của người mẹ và đứa con ra sao trước ngày khai trường?
 2.2. Tâm sự của ngưởi mẹ được bộc lộ bằng cách nào?
 2.3. Nhà trường có tầm quan trọng như thế nào đối với thế hệ trẻ?
 3. Giới thiệu bài mới.1phút
T.gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung lưu bảng
7 phút
5 phút
8 phút
2 phút
GV gọi HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả?
Văn bản được tạo ra dưới hình thức nào?
 Một lá thư của bố gửi cho con.
Bài văn chủ yếu là miêu tả.Vậy miêu tả ai?Miêu tả điều gì?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
Đây là bức thư của bố gửi cho con,nhưng tại sao có nhan đề “Mẹ tôi”?
Nhan đề do tác giả tự đặt cho đoạn trích
Đọc kĩ ta sẽ thấy hình tượng người mẹ cao cả và lớn lao qua lời của bố.Thông qua cái nhìn của bố thấy được hình ảnh và phẩm chất của người mẹ.
Tại sao bố lại viết thư cho En-ra-cô?
Lúccô giáo đến thăm En-ra-cô đã phạm lỗi là “thiếu lễ độ”.
Thái độ của bố như thế nào trước “lời thiếu lễ độ” của En-ri-cô?
 Buồn bã
Lời lẽ nào thể hiện thái độ của bố?
_ Không bao giờ con được thốt ra lời nói nặng với mẹ.
_ Con phải xin lỗi mẹ.
_ Hãy cầu xin mẹ hôn con.
_ Thà rằng bố không có con,còn hơn thấy con bội bạc với mẹ.
Trong những lời nói đó giọng điệu của người cha có gì đặc biệt?
Qua lời khuyên của người cha,người cha muốn con mình như thế nào?
Ngoài tình yêu con,bố còn yêu gì khác?
Ngoài En-ri-cô và bố truyện còn xuất hiện hình ảnh của ai?
Tìm những chi tiết nói về hình ảnh người mẹ?
Trái tim người mẹ ra sao trước sự hỗn láo của con?
Tâm trạng của En-ri-cô như thế nào khi đọc thư bố?
 Xúc động khi đọc thư bố.
Vì sao En-ri-cô lại xúc động?
Tại sao người bố không trực tiếp nói với con mà phải viết thư?
Tình cảm sâu lắng thường tế nhị kín đáo,nhiều khi không trực tiếp nói được.Hơn nữa khi viết thư chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết,vừa giữ được sự kín đáo tế nhị vừa làm cho người mắc lỗi mất lòng tự trọng
I.Giới thiệu
Ét- môn-đô-đơ A- mi-xi.(1846-1908) nhà văn I-ta-li –a (ý) là tác giả của các cuốn sách:cuộc đời của các chiến binh(1868)những tấm lòng cao cả(1886)cuốn truyện của người thầy(1890)giữa trường và nhà(1892).
Bài văn miêu tả thái độ tình cảm và những suy nghĩ của người bố trước lỗi lầm của con.
II.Đọc hiểu.
 1.Thái độ của bố đối với En-ri-cô.
 _ Ông hết sức buồn bã,tức giận.
_ Lời lẽ như vừa ra lệnh vừa dứt khoát,vừa mềm mại như khuyên nhủ.
_ Người cha muốn con thành thật, “con xin lỗi mẹ vì sự hối lỗi trong lòng vì thương mẹ,chứ không vì nỗi khiếp sợ ai”
_ Người cha hết lòng thương yêu con nhưng còn là người yêu sự tử tế,căm ghét sự bội bạc.
àBố của En-ri-cô là người yêu ghét rõ ràng
2. Hình ảnh người mẹ.
_ “Mẹ thức suốt đêm,khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con,sẵng sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để cứu sống con”
_ Dành hết tình thương con.
_ Quên mình vì con.
àSự hỗn láo của En-ri-cô làm đau trái tim người mẹ.
3. Tâm trạng của En-ri-cô.
_ Thư bố gợi nhớ mẹ hiền.
_ Thái độ chân thành và quyết liệt của bố khi bảo vệ tình cảm gia đình thiêng liêng làm cho En-ri-cô cảm thấy xấu hổ.
III.Kết luận.
Tình cảm cha mẹ dành cho con cái và con cái dành cho cha mẹ là tình cảm thiêng liêng.Con cái không có quyền hư đốn chà đạp lên tình cảm đó
 4 Củng cố : 2 phút
 4.1. Thái độ của bố như thế nào trước “lời thiếu lễ độ” của En-ri-cô?
 4.2 . Tìm những chi tiết nói về hình ảnh người mẹ?
 4.3. Tâm trạng của En-ri-cô như thế nào khi đọc thư bố?
 5. Dặn dò:1 phút
Học thuộc bài cũ ,dọc soạn trước bài mới “ từ ghép“ SGK trang 13
**********************

File đính kèm:

  • doc123.doc
Bài giảng liên quan